Thị trường F&B đang ngày càng chứng minh được sức nóng của mình khi có ngày càng nhiều hàng quán, kinh doanh ẩm thực được mọc lên. Đứng trước những thách thức của thị trường từ những đối thủ cạnh tranh lâu năm, có tiềm lực cho đến sự bão hòa về mặt hàng, nhà đầu tư vẫn đánh giá đây là một thị trường tiềm năng và còn cơ hội khai thác. Tìm kiếm đến thị trường ngách được xem là một trong những nước đi khôn ngoan của chủ quán.
Để thể lựa chọn được hướng đi đúng đắn cho hoạt động kinh doanh năm tới của mình, mời anh chị tham khảo những xu hướng kinh doanh ẩm thực năm 2020. Từ đó lên cho mình kế hoạch kinh doanh phù hợp
Xu hướng sống xanh
Trước tình trạng biến đổi khí hậu đang ở mức báo động, việc vận động thay đổi để bảo vệ môi trường không còn chỉ dừng lại ở mức độ phong trào, mà hơn cả đã chuyển thành hành động cụ thể. Đối với nhà hàng, quán ăn, việc này ảnh hưởng như thế nào?
Khi thực khách ngày càng nhận thức rõ ràng về những sinh hoạt bình thường hoàn toàn có thể tác động đến môi trường, khí hậu xung quanh. Đương nhiên, việc lạm dụng rác thải nhựa là hiện trạng của phần lớn nhà hàng, quán ăn hiện nay.
Để có thể tạo thiện cảm riêng với khách hàng, việc bạn hạn áp dụng xu hướng sống xanh, hạn chế sử dụng nhựa thông qua việc sử dụng túi giấy, cốc giấy hoặc hạn thay thế chúng bằng các loại ly cốc thủy tinh, khuyến khích khách hàng cùng chung tay bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động ưu đãi hoặc giảm giá.
Để có thể thay đổi thói quen sinh hoạt trong một sớm một chiều là điều hoàn toàn không thể, tuy nhiên khi điều đó được khuyến khích và giáo dục thì dần dần xu hướng sống xanh được nhân rộng và phát triển tốt hơn.
2. Công nghệ là chìa khóa thành công
Kết nối với các hệ sinh thái ẩm thực trực tuyến?
Minh chứng thành công của việc sử dụng công nghệ trong kinh doanh là việc, những cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ hoàn toàn có thể kiếm doanh thu 100 – 200 triệu/tháng, chẳng mặt bằng, chẳng nhiều nhân công, họ tham gia các hệ sinh thái ẩm thực, giao nhận đồ ăn và công nghệ đã làm được điều đó. Câu hỏi đặt ra là nếu không có các nền tảng nói trên, đến bao giờ các quán nhỏ mới có thể cạnh tranh được với những thương hiệu lớn với ngân sách quảng marketing khổng lồ? Những minh chứng cụ thể của grab, now, go food có thể nói lên điều đó.
Quản lý có hệ thống, minh bạch, khoa học
Một điều đáng nói nữa là trong lúc bạn sử dụng giấy ghi hóa đơn tay, hoặc quản lý doanh thu bằng việc cộng sổ cuối ngày thì quán nhỏ cũng đã biết quản lý kinh doanh, in hóa đơn bằng phần mềm. Việc sử dụng phần mềm có cần thiết hay không? Hãy tưởng tượng, khi quản lý theo cách thức thủ công, một ngày thiếu 20 – 30.000đ không rõ nguyên nhân, bỏ qua, tình trạng trên lặp đi lặp lại nhiều lần, tháng mất cả triệu lúc nào không biết.
Vì không thể biết nguyên nhân do đâu, sai phạm từ ai nên dù lần sau có mất tiền cũng khó lòng khắc phục được. Nhiều người nghĩ quản lý thủ công vẫn ổn, vẫn kiểm soát tốt nhưng thực sự một ngày bán được bao nhiêu, biết bấy nhiêu, món nào bán chạy món nào ế cũng không biết, chuẩn bị nguyên liệu cho hôm sau thì ước chừng khi thiếu, lúc lại thừa. Nhân viên vắng mặt tự ý xuất đồ, không ghi hóa đơn, gian lận, bỏ tiền túi. Thực sự biết mình mất tiền vì sao còn hơn việc mất lắt nhắt, không có lý do. Khoản tiền thất thoát có thể dùng để đầu tư vào các hệ sinh thái ẩm thực, quảng cáo.
3. Mùa nào thức nấy
Không thể không kể đến trong một trong những xu hướng kinh doanh ẩm thực 2020. Việc kinh doanh theo đặc thù mùa vụ hoàn toàn có thể khiến doanh số nhà hàng quán ăn tăng một cách nhanh chóng. Dù là món ăn mới hay thậm chí bao bì mới cũng có thể khiến khách hàng cảm thấy hứng thú và bớt nhàm chán khi ghé thưởng thức quán của bạn. Đơn giản như vào dịp Giáng sinh, việc thay những chiếc cốc thông thường bằng những dụng cụ có hình ông già tuyết, tuần lộc vv… hoàn toàn bắt mắt. Thậm chí còn có những nhà hàng đưa vào phục vụ những món ăn trang trí theo đúng dịp trung thu, giáng sinh, tết… và đầu tư không gian để khách hàng trải nghiệm trọn vẹn hơn.