Món ăn luôn là điều kiện kiên quyết để khách hàng ghé thăm một nhà hàng, quán ăn, hay nói cách khác, những người kinh doanh F&B dùng món ăn của mình đều nuông chiều vị giác của khách hàng và nhận doanh thu từ đó. Món ăn có ngon thì mới có khách. Vậy món ăn chế biến ở đâu?
Từ chính căn bếp nhà hàng của bạn. Dù mô hình kinh doanh của bạn như thế nào, quán to hay nhỏ cũng đều cần một căn bếp thuận tiện. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra 4 lỗi sai ngớ ngẩn mà chủ quán dễ mắc phải khi thiết kế bếp nhà hàng.
- Ứng dụng Wifi Marketing vào nhà hàng, quán cafe, chủ quán đã biết?
- Kinh doanh nhà hàng: Công thức của thành công cần thêm yếu tố tức thời
- Mách bạn 4 bí quyết lên thực đơn chuẩn cho quán ăn
Bếp nhà hàng cần những khu vực gì?
Một căn bếp căn bản được chia thành: khu sơ chế, khu nấu nướng, khu phục, khu rửa, kho khô, kho chứa. Cụ thể có cần bày những đồ đạc gì, sắp xếp chúng như thế nào ở từng khu vực trên?
Khu sơ chế:
Đây là khu vực chuẩn bị thức ăn trước khi chế biến như hải sản, thịt, hoa quả, rau củ. Bạn cũng cần phân định sơ chế các loại thực phẩm thịt, cá, hải sản… riêng và khu vực chế biến rau củ riêng. Tại khu vực này cần chậu rửa, bàn kệ, máy thái…
Khu nấu nướng:
Khu vực này xử lý toàn bộ khâu nấu và hoàn thiện món ăn. Cũng có thể xem đây là khu chính của của căn bếp. Nếu có thể trang bị đủ bếp chiên, nấu, lò nướng… bạn có thể phục vụ được đa dạng món ăn hơn.
Khu phục vụ:
Đối với khu phục vụ, nhân viên sẽ nhận đồ ăn sau khi đã chế biến xong chuyển tới bàn của thực khách. Bởi vậy trang bị máy giữ nhiệt cho đồ ăn, bàn soạn thức ăn là rất cần thiết. Để tiết kiệm thời gian của nhân viên phục vụ, rút ngắn quãng đường di chuyển để khách hàng không phải chờ đợi lâu, khu vực này nên được đặt ngay trước nhà bếp.
Kho chứa:
Khu chứa để bạn đựng các nguyên vật liệu chế biến và những dụng cụ cần cho nhà hàng. Kho khô chứa các đồ hộp, những chiếc kệ inox sẽ khiến giá đựng của bạn bền và chắc chắn hơn. Kho lạnh đựng thực phẩm sống, rau củ, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng nhiều nguyên liệu hay không hoặc mục đích sử dụng như thế nào để tìm được những loại tủ mát phù hợp.
Thiết kế bếp nhà hàng nhất định phải linh hoạt, thuận tiện
Để có nhân viên có thể hoạt động hiệu quả, năng suất, việc thiết kế bếp sao cho linh hoạt nhất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là những sai lầm ngớ ngẩn mà nhiều nhà hàng gặp phải khi thiết kế căn bếp của mình
1. Tốn năng lượng, tốn thời gian
Việc đặt bếp chiên rán ngay gần khu vực tủ cấp đông hay như đầu bếp phải di chuyển gấp đôi quãng đường để có thể lấy được nguyên liệu ở khu sơ chế. Kệ bếp quá thấp khiến nhân viên thường xuyên phải cúi người để nấu nướng
2. Vừa thiếu vừa thừa
Ôm đồm quá nhiều thiết bị trong khi diện tích có hạn hay việc sắm quá ít lại không đủ vật dụng chế biến là tình trạng mà các nhà hàng thường xuyên vướng mắc.
Xác định rõ món ăn chủ đạo của bạn là dạng gì, tập trung đầu tư cho những thiết bị đó và cân nhắc thêm các thiết bị hỗ trợ. Hệ thống khử mùi cho nhà hàng đặt ở đâu. Ánh sáng cho nhân viên đảm bảo việc chế biến an toàn, thuận lợi.
3. Không ước lượng trước diện tích
Hãy hình dung 1 căn bếp 30m2 hoàn toàn không đủ để chế biến món ăn cho 30 thực khách cùng một lúc. Cân nhắc giữa số lượng khách hàng mà bạn phục vụ và diện tích căn bếp của mình.
Trong trường hợp nhà hàng của bạn có thể tiếp đón được số lượng thực khách nhiều hơn thực tại, hãy chân nhắc việc mở rộng căn bếp để có thể tăng thêm lợi nhuận và chất lượng dịch vụ cho khách hàng được tốt hơn.
4. Chất lượng thực phẩm
Luôn luôn đặt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu, ngoài ra những trang thiết bị y tế, phòng cháy chữa cháy cũng cần được thiết lập chặt chẽ để đảm bảm an toàn trong quá trình chế biến thực phẩm và hạn chế tối thiểu những tai nạn không đáng có.
PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÀ HÀNG ĐẶC SẢN, HẢI SẢN, ẨM THỰC NƯỚC NGOÀI,…