Đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động như hiện nay, các biện pháp gấp rút được đề xuất nhằm giảm thiểu rác thải của người dân.
Đối với các nhà hàng, quán ăn hiện tại, thói quen sử dụng nhựa, túi ni lông vẫn chưa thực sự cải thiện được. Cùng với đó là nguồn rác thải từ khâu chế biến, từ phế phẩm sau khi dùng bữa… khiến cho bài toán môi trường vẫn chưa tìm được giải pháp cụ thể.
- Các biểu hiện gian lận phổ biến nhà hàng nào cũng gặp và biện pháp xử lý
- Sự xuất hiện của những nhà hàng ảo ở Việt Nam
- Rút ngắn 70% thời gian quản lý nhà hàng nếu biết dừng cách thủ công
Người tiêu dùng cũng đã dần ý thức được việc cần phải có ý thức và chung tay bảo vệ môi trường, việc nhà hàng, quán ăn của bạn có những động thái chuyển mình tích cực sẽ khiến khách hàng hài lòng. Không chỉ có vậy hoạt động này có thể tiết kiệm chi phí, đôi khi là gia tăng lợi nhuận.
Dưới đây, CUKCUK.VN sẽ chỉ giúp một vài biện pháp có thể ứng dụng hiệu quả để hạn chế, giảm thiểu rác thải trong nhà hàng, quán ăn của mình.
1. Phân loại tác thải
Rác sẽ được phân loại thành chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ. Thông thường, đối với thực khách của mô hình take away hay phục vụ nhanh, bạn có thể đặt thùng phân loại rác với các nhóm như: đồ nhựa, giấy và thức ăn thừa.
Để làm được điều này hiệu quả, bạn thực sự cần chỉ dẫn rõ ràng, để họ nắm được mình cần bỏ rác thải vào những ô như thế nào là đúng.
Thay vì chỉ sử dụng ký hiệu không, việc chú thích dễ hiểu sẽ khiến thực khách cảm thấy việc phân loại chúng không hề khó khăn. Vừa tiết kiệm thời gian cho nhân viên dọn dẹp vừa khiến thực khách cảm thấy hành động của mình đang góp phần bảo vệ môi trường.
>>> Nhận trọn bộ kinh nghiệm quản lý nhà hàng, quán ăn TẠI ĐÂY
2. Tận dụng nguyên liệu trong quá trình chế biến
Có đến 10% lượng thực phẩm trước khi đưa vào thùng rác có thể sử dụng trong chế biến. Bởi vậy, trong quá trình chế biến, nếu có thể, hãy tận dụng nguồn nguyên liệu bạn đang có.
Các loại vỏ hoặc phần đầu của rau củ quả hoàn toàn có thể tận dụng làm nước sốt, các loại đầu xương cá, ống heo… có thể sử dụng làm nước dùng có thể gia tăng được độ ngọt tự nhiên cho món ăn.
Các loại vỏ hoa quả cũng có thể được dùng trang trí món ăn bắt mắt hơn, độc đáo hơn.
3. Thường xuyên theo dõi tình trạng kho
Một trong những yếu tố kiên quyết trong việc giảm thiểu rác thải là kiểm soát được nguồn nguyên vật liệu trong kho. Luôn cập nhật tình hình hàng tồn kho thông quá các báo cáo, kiểm kê mặt hàng thường ngày, còn gì, đã xuất những gì, bán được bao nhiêu.
Mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào còn tồn kho, sắp hết hạn. Việc dự báo những mặt hàng cần thiết sẽ giúp bạn đặt mua các loại nguyên vật liệu một cách khoa học hơn để tránh tình trạng thừa thiếu không cần thiết.
- 5 Điều không nên chủ quan khi mới bắt đầu kinh doanh nhà hàng
- 90% ứng viên trả lời được 5 câu hỏi sau là nhân viên chủ quán cần
Bạn có thể kiểm soát việc này bằng nhiều cách, trực tiếp kiểm đếm, nhập dữ liệu và quản lý trên excel hoặc việc quản lý chung trên phần mềm thông qua các báo cáo doanh thu, xuất nhập.
Một số nhà hàng hiện nay đang áp dụng các phần mềm quản lý chung vô cùng hiệu quả. Nhận biết được doanh thu các mặt hàng đã bán, bán chạy, những mặt hàng còn đang tồn đọng. Đồng thời kiểm soát được hạn sử dụng của nguyên vật liệu rõ ràng.
Bộ phận bếp chế biến bám sát vào định lượng yêu cầu, nếu có mức chênh lệch nào quá lớn, chủ quán có thể xem qua báo cáo và nhắc nhở kịp thời để nhân viên có thể điều chỉnh lại cách thức nấu nướng của mình.
Điều này có thể hỗ trợ chủ quán dễ dàng hơn trong việc xử lý hàng tồn kho thông qua hình thức khuyến mãi, tặng món, thêm món hoặc giảm giá giúp đảm bảo lợi nhuận mà lại giảm thiểu rác thải trong nhà hàng.