Trước và sau khi có những Food blogger, hành vi người dùng ra sao?

Công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển thay đổi toàn bộ cuộc sống của chúng ta, và đối với ngành F&B, sự thay đổi đó được thể hiện vô cùng rõ rệt.

Câu chuyện bắt đầu từ những chiếc màn hình điện thoại, máy tính. Lời nói được chuyển hóa thành câu từ một cách thân thiện, trực quan, sống động và hơn cả là TIỆN.

Nếu chủ nhà hàng, quán ăn đang cần tìm một kênh để quảng cáo thay cho những lối cũ như facebook, tờ rơi… thì Food blogger chính là mọt hướng đi mới khá hiệu quả với chi phí phải chăng

food blogger

1. Sự đổi mới rõ rệt trong chính cuộc sống của thực khách

Nếu bạn còn nhớ quyển sách dạy nấu ăn với hơn 500 trang và những tờ công thức dài dặc, thì đó là cách chúng ta học nấu ăn của 15 năm về trước, còn hiện tại, những gì bạn cần là vài dòng chữ: công thức nấu món xyz, hình ảnh minh họa có, công thức có, thậm chí cả video hướng dẫn cho gì, cho lượng như thế nào được chỉnh sửa vừa đủ để người xem thấy không thể rời mắt nhưng vẫn kích thích được vị giác vì chúng quá hấp dẫn.

Bạn sẽ không dành thời gian để canh các chương trình dạy nấu ăn được phát sóng để xem họ có món gì mới.

thói quen của thực khách

2. Ăn gì? Ăn ở đâu?

Biết ở quán nào thì ăn ở quán đó, hoặc trên đường gặp thì ghé vào ăn tạm, ăn được thì lần sau ghé tiếp. Không có nhiều chương trình, ưu đãi như hiện giờ, vì thậm chí dù có khách hàng cũng chẳng biết vì họ không ở gần, cũng chẳng có phương tiện thông tin nào tiếp cận được đến họ.

Chẳng bù cho bây giờ, hiếm lắm mới thấy một cửa hàng, quán cafe mở ra mà không khuyến mãi. Khách hàng thì có nhiều lựa chọn hơn, muốn ăn cơm thì có đủ loại cơm gà, cơm niêu, cơm tấm… rồi thì uống nước thì có cafe, trà sữa, rồi sữa đậu nành…

Ngay cả trong cùng một công ty mẹ mà có tới tận 7, 8 thương hiệu nướng lẩu để khách hàng lựa chọn. Và thật may những quán ngon đó được những Food blogger ghi nhận lại, tổng hợp từ giá cả, chi phí cho đến chỗ ngồi, thái độ phục vụ. Với một người chưa từng thưởng thức họ còn cần gì hơn những thông tin quý giá trên.

đánh giá từ những Food blogger

3. Trào lưu

Trước không biết ăn gì chỉ quanh quẩn, cơm bún, miến, phở, giờ đây cần ăn gì có món đó, muốn ăn ẩm thực Á, Âu đều có sẵn địa chỉ bách khoa toàn thư trên các trang cá nhân của các Food blogger. Có những trào lưu nào mới, các food blogger sẽ những người tiên phong, thử trước và đưa ra những nhận xét khách quan, cũng là một phần góp sức để trào lưu được đẩy lên. Một phần do tâm lý đám đông, một phần do việc độ tuổi khách hàng trẻ thường có xu hướng thích tìm kiếm và trải nghiệm những cái mới.

>>> Nhận trọn bộ kinh nghiệm quản lý nhà hàng, quán ăn TẠI ĐÂY

Những Food blogger khá “chịu chi” trong khoản cập nhật và thưởng thức những món ăn, và với những bài đánh giá chân thực, có giá trị, việc nghe theo lời giới thiệu của Food Blogger được xem là một giải pháp an toàn mà không cần phải trực tiếp trải nghiệm để đánh giá.

food blogger

4. Mở ra một cơ hội quảng cáo mới

Bên cạnh những kênh truyền thông cũ như Facebook, Google, sử dụng những food blogger để đánh giá. Với chi phí phải chăng, đối tượng khách hàng mục tiêu sát với đối tượng khách hàng mục tiêu của quán ăn. Chủ quán vừa tránh được việc cạnh tranh chi phí trên các kênh truyền thống vừa có thể tập trung chi tiền cho những vị khách hàng thực sự có nhu cầu. Cùng với đó là các hệ sinh thái ẩm thực từ cộng đồng ăn uống, cùng chia sẻ kinh nghiệm chọn lựa địa điểm phù hợp với mục đích và nhu cầu của mình.

Tuy nhiên, điều gì cũng có 2 mặt, những lời khen chê đều có thể được đăng tải đồng nghĩa với việc, quán của bạn có thể có những nhận xét tốt nhưng cũng có thể nhận được những đánh giá tiêu cực. Bởi vậy hãy chắc chắn việc quán của bạn luôn cung cấp dịch vụ tốt nhất và có thái độ tốt nhất đối với thực khách.

phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn

Bài viết liên quan
Xem tất cả