Sự bùng nổ của công nghệ khiến mọi sinh hoạt của con người tiện nghi hơn cũng đồng nghĩa với việc những đơn vị kinh doanh truyền thống nói chung và các khu chợ đứng trước nguy cơ cạnh tranh cao do việc khó thay đổi hình thức kịp thời. Nếu trước đây các siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi khá e dè trong việc vận chuyển các mặt hàng tươi sống đến tay người tiêu dùng thì nay thao tác chọn lựa và nhận hàng chỉ còn trong vài chạm màn hình.
1. Sự ra đời của những mô hình mini mart di động
Có nhiều đơn vị cung ứng thực phẩm sạch lựa chọn cách phân phối bằng việc đặt cửa hàng xung quanh các khu vực đông dân cư, những khu vực chợ tập trung nhiều người, giao thông thuận tiện. Tuy nhiên, hiện giờ sự xuất hiện của những chiếc xe di động chở đầy thực phẩm sạch, có đầy đủ các mặt hàng mà một mini mart có thể cung cấp. Vừa đảm bảo được yếu tố di động, thuận tiện, có thể đến với mọi ngõ ngách, cũng như giao hàng tươi sống đến tận tay người dùng mà không cần quá băn khoăn về vấn đề bảo quản.
Có thể bạn quan tâm: Vinmart+, Circle K: Chấp nhận thua lỗ nghìn tỷ để hình thành thói quen cho thị trường
Điều này khiến cho thị trường tiêu thụ thực phẩm cạnh tranh công bằng hơn giữa những đơn vị kinh doanh cá thể nhỏ lẻ với những siêu thị mini, và trên hết về chất lượng thực phẩm được cải thiện do sức ép cạnh tranh.
>>> Đăng ký nhận thêm thông tin về thị trường F&B mới nhất TẠI ĐÂY
Ông lớn Vinmart cũng tham gia cuộc đua này với ứng dụng Scan & Go, tất cả những gì khách hàng cần là việc thao tác đặt hàng trên ứng dụng và chờ đợi hàng được giao đến tận nơi. Đứng trên khía cạnh người tiêu dùng, về trải nghiệm tiện dụng, đối với những người không có đủ thời gian mua sắm, lựa chọn thì đây thực sự là một giải pháp cần thiết.
2. Thói quen tiêu dùng của người Việt có sự chuyển đổi
Theo báo cáo thị trường của Q&Me về thị trường bán lẻ năm 2019, những kênh mua sắm hiện đại như chuỗi các cửa hàng tiện lợi hay như các siêu thị đang có xu hướng tiếp tục tăng trưởng. Kể cả về chất lượng và số lượng, các cửa hàng trên đều ghi nhận phát triển theo những tín hiệu đáng mừng. Người dùng đã quen dần với việc mua sắm trong các siêu thị lớn, về việc có không gian, mua sắm tiện nghi, thậm chí không phải mặc cả, thái độ phục vụ của nhân viên thân thiện, khách hàng có nhiều hơn một sự lựa chọn cũng như hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như nguồn gốc của các sản phẩm.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng này vẫn chưa đủ làm tỷ trọng khách hàng Việt mua sắm tại các khu vực chợ giảm xuống. Khi có đến tận 79% người Việt được khảo sát họ vẫn thường có thói quen mua sắm thực phẩm tươi sống tại khu vực chợ.
So với mục tiêu về mở rộng quy mô, hệ thống các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi như Vinmart, Ministop, Familymart, 7 – eleven đều chưa đạt được số lượng mục tiêu kỳ vọng, tuy nhiên vấn đề chỉ là mặt bằng còn về thị trường vẫn luôn được đánh giá là tiềm năng. Và với người tiêu dùng, quyền lợi được chú trọng, chất lượng cũng như giá cả đều ở mức cạnh tranh. Có lẽ cuộc đua hiện tại được đo đếm bằng mức độ ưa thích của khách hàng với loại hình nào nhiều hơn.