Kinh nghiệm sau nhiều lần thất bại trên con đường khởi nghiệp, ông Lý Quý Trung – Cha đẻ của Phở 24 chia sẻ: Trong kinh doanh, đặc biệt kinh doanh ở lĩnh vực F&B, có những tiệm đông khách nhưng vẫn lỗ, cuối ngày cộng sổ có lãi là mừng…
Không phải cứ thấy quán người khác đông là nôn nao “nhảy” vào làm
Quán đông nhưng chưa chắc đã lời. Lời hay lỗ chỉ ông chủ mới biết. Chỉ cần bất cẩn một chút là rất dễ thất bại. Đầu tiên, trước khi đầu tư, hãy tính toán kỹ lưỡng. Nắm kỹ và tính toán số lượng khách vào ra, tiêu xài đầu người bao nhiêu. Kết quả tổng doanh thu có thể không lại chi phí chi ra.
Thứ hai, lưu ý thêm về mô hình kinh doanh bạn định làm. Nếu mô hình kinh doanh thiếu uyển chuyển cũng là nguyên nhân dẫn dễ đến thất bại. Tại vì sao có những quán cafe rất đông khách nhưng cuối ngày đếm tiền vẫn lỗ? Nếu làm F&B mà chỉ bán cafe thôi thì rất khó lời. Nếu như không bán kèm đồ ăn, thì việc bán một ly cà phê mà cách ngồi cả ngày thì chắc chắn sẽ lỗ. Hãy tính toán thật kỹ sao cho phù hợp với thực tế.
Thứ ba, làm F&B phải bán ít nhất cho khách 2 lần/ngày (buổi trưa và tối). Nếu chỉ tập trung bán một buổi sáng, trưa hoặc tối, bạn hãy xác định khách phải thật sự đông và bán với mức giá cao.
Nghiên cứu kỹ thị trường
Ngoài lựa chọn khu tập trung đông dân cư, gần trường học, bệnh viện, công ty… thì nên để ý tới thời điểm mở nhà hàng. Đấy cũng là yếu tố vô cùng quan trọng mà bạn không nên chủ quan. Thử đặt câu hỏi: Nếu như bạn mở một nhà hàng rất tiềm năng rồi nhưng lại không tìm hiểu kỹ thị trường. Trong khi nhà hàng của bạn đối tượng phục vụ chủ yếu là các món sinh viên yêu thích mà lại mở đúng dịp sinh viên nghỉ hè. Chắc chắn nhà hàng của bạn sẽ đóng cửa trong thời gian ngắn mà thôi.
Thứ hai, nên trả lời được các câu hỏi khách hàng của mình là ai, phục vụ ai. Sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của khách. Tất cả khách hàng đều có nhu cầu ăn ngon, an toàn và sạch sẽ…
Thứ ba, phân định rõ ràng đối tượng và phân khúc của mình muốn nhắm tới, tất cả cần thống nhất và có tính nhất quán. Không thể nào lẫn lộn hàng bình dân và cao cấp. Nhà hàng sẽ không thể trụ nổi trên thị trường khi bạn còn không biết mình là ai.
Nên có phương án dự phòng
Trước tiên, tìm hiểu kỹ thói quen ăn uống của khách hàng khu vực mình mở quán và tìm phương án dự phòng ngay khi cần. Ví dụ: Khi tính toán mở một quán phở, bạn có thể bán trưa và tối, thế nhưng có thể chỉ buổi trưa đông còn tối thì lại vắng khách. Hãy tính toán thêm phương án dự phòng bán thêm món gì kèm phở vào buổi tối để khéo khách tới. Lưu ý nho nhỏ, ban đầu khi thiết kế quán phở, không nên thiết kế đặc thù cấu trúc chỉ để làm phở, hãy linh hoạt để có phương án backup dự phòng.
Vị trí mặt bằng
Nhà hàng có đẹp, món ăn có ngon đi chăng nữa nhưng sai vị trí thì cũng thất bại. Bạn thử suy nghĩ xem, nếu mở một nhà hàng thiết kế độc đáo, đẹp mắt nhưng lại nằm sau trong con hẻm và là đường một chiều, khách sẽ cảm thấy rất bất tiện và ngại di chuyển đến nhà hàng của bạn. Bạn cũng nên lưu tâm đến chỗ để xe của khách, tốt nhất là nên có khu để xe rộng rãi hoặc gần chỗ để xe tiện cho khách để được ô tô. Nhiều khi mô hình kinh doanh không xuất sắc nhưng chọn lựa đúng vị trí tốt cũng là yếu tố quyết định đến thành công nhà hàng.
Nếu như lựa chọn mô hình hướng đến thực khách là các đối tượng sang chảnh, có thu nhập cao, bạn đừng nên ham mặt bằng giá rẻ. Nếu như chọn sai vị trí ngay từ đầu thì chắc chắn bạn sẽ thất bại thảm hại đấy.