Mất 1 – 2 tỷ cho nhượng quyền trà sữa, đầu tư thế nào là đủ?

kinh doanh trà sữa tốt hơn

Nhượng quyền trà sữa – “Kinh doanh theo trào lưu”, “thị trường bão hòa”, liệu đầu tư vào mặt hàng trà sữa này còn có khả năng sinh lời? Thực tế cho thấy trà sữa vẫn là những quả trứng vàng cho các nhà đầu tư với sự hồi vốn nhanh chóng và không chịu ảnh hưởng của mùa vụ.

Bài viết sau đây sẽ phân tích cụ thể việc dùng 1 – 2 tỷ cho một cửa hàng trà sữa nhượng quyền bạn cần phải chi những khoản gì.

1. Lựa chọn thương hiệu nào?

Với những mô hình kinh doanh theo kiểu nhượng quyền thương hiệu, chủ đầu tư thường tìm đến những cái tên đình đám, được nhiều khách hàng tin dùng như: TocoToco, Ding Tea… để ký hợp đồng, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật pha chế.

nhượng quyền trà sữa

Theo một khảo sát mới đây của Q&Me, DingTea và Tocotoco là 2 thương hiệu trà sữa được khách hàng Hà Nội ghé thăm nhiều nhất. Theo tính toán, cần 1.2 – 2.9 tỷ đồng nếu các bạn muốn kinh doanh nhượng quyền 2 thương hiệu trà sữa nói trên, trong đó cao chi phí lớn nhất là phí nhượng quyền thương hiệu.

>>> Kinh doanh trà sữa – nghề hot cho các bạn trẻ năng động

Kinh doanh nhượng quyền

2. Cụ thể các khoản chi cho nhượng quyền

a. DingTea

  • Phí nhượng quyền*: 20.000 USD (dùng vĩnh viễn cho 1 cửa hàng)
  • Phí quản lý thương hiệu: 100 USD/tháng
  • Chi phí nguyên liệu (bắt buộc lấy của DingTea): khoảng 20.000 – 30.000 USD/3 tháng
  • Chi phí máy móc, thiết bị pha chế: 100 – 200 triệu đồng
  • Các khoản chi phí khác như mặt bằng, sửa chữa – thiết kế…: 440 triệu – 1 tỷ đồng.
  • Nhân công: 200 – 500 triệu đồng/năm tùy quy mô và khu vực

trà sữa dingtea

b. Toco Toco

Phí nhượng quyền: 160 – 300 triệu đồng/3 năm tùy từng khu vực theo chiến lược hoạt động của TocoToco. Cụ thể:

  • 160 triệu đồng/3 năm cho khu vực tỉnh
  • 200 triệu đồng/3 năm cho TPHCM, Đà Nẵng, Nha trang, Huế, Hội An, Hải Phòng, Cần Thơ
  • 300 triệu đồng/3 năm cho khu vực Hà Nội (TocoToco cho biết hiện họ đang dừng chính sách mở nội thành Hà Nội, và đang linh động cho một vài khu vực vùng ven)
  • Phí giám sát tư vấn: 30 triệu đồng/năm
  • Chi phí nguyên liệu (bắt buộc lấy của TocoToco): Đơn hàng đầu tiên ở mức 195 triệu đồng (chưa gồm VAT). Các đơn hàng tiếp theo đại lý tự lên tùy tình hình kinh doanh.
  • Chi phí máy móc, thiết bị: 130 triệu đồng
  • Các khoản chi phí khác và chi phí nhân công tương tự như trên.

nhượng quyền

c, Gong Cha

Đối với thương hiệu trà sữa này có đôi phần khắt khe trong việc tìm kiếm đối tác nhượng quyền. Tính đến thời điểm hiện tại, Gong Cha đã ngưng nhượng quyền tại các tỉnh thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng. Đặc biệt tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc kinh doanh và nguyên tắc trong toàn hệ thống nhượng quyền về kiểm soát chất lượng và dịch vụ khách hàng.

Cũng bởi thương hiệu trà sữa có tiếng tăm, nên chi phí nhượng quyền của hãng này nhỉnh hơn so với mặt bằng chung từ 3 – 5 tỷ. Cụ thể là

  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu: 1 tỷ
  • Phí đảm bảo: 30% giá trị nhượng quyền thương hiệu (300 triệu đồng)
  • Phí mua nguyên vật liệu: 900 triệu (chưa bao gồm chi phí vận chuyển)
  • Vốn dự phòng: 800 triệu

d, Royaltea

Theo báo cáo của hãng, lợi nhuận trung bình hàng tháng cho một của hàng đạt khoảng 200 trăm triệu đồng. Điều này giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi chấp nhận nhượng quyền khi đặc thù có thể thu hồi vốn nhanh khác xa so với kinh doanh các lĩnh vực khác khi phải mất từ 1 – 2 năm, thậm chí nhiều hơn.

Đối với thương vụ này, bạn cần xác định nguồn ngân sách từ 500 – 700 triệu/ 1 cửa hàng

  • Chi phí nhượng quyền: 150 triệu
  • Chi phí đầu tư trang thiết bị: 100 triệu
  • Tiền đảm bảo: 0% giá trị nhượng quyền
  • Chi phí mua nguyên vật liệu và đầu tư nghiên cứu thị trường: 120 triệu
  • Vốn dự phòng: 50 – 100 triệu

Để tìm hiểu rõ hơn việc kinh doanh của các quán trà sữa trong giai đoạn “bùng nổ” như hiện nay, chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhiều chủ cửa hàng lớn tại Hà Nội. Chị Hồng, chủ một quán trà sữa lớn trên đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Hiện nay, các quán trà sữa mọc lên như nấm và mọi người nghĩ rằng thị trường cạnh tranh gay gắt tuy nhiên đó chỉ là bề nổi còn thực tế, theo nhiều người kinh doanh, thị trường chưa hề bão hòa và trà sữa vẫn đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể”

3. Chia sẻ của những người trong cuộc

“Việc đầu tư 1-2 tỷ cho một thương hiệu trà sữa nhượng quyền có vẻ lớn với nhiều người nhưng lại là khoản đầu tư vô cùng hợp lý. Chi phí mua thương hiệu chiếm đa phần, còn lại là các chi phí khác như: nguyên vật liệu, máy móc dụng cụ pha chế, phần mềm quản lý,…tất cả như đã vẽ sẵn đường cho mình rồi, việc của mình là bước đi sao cho nhanh nhạy thôi” – Chị Hồng chia sẻ thêm.

Kinh doanh

Bạn Phương Trinh (quản lý một quán trà sữa phong cách Nhật Bản) cho hay: “Đúng là việc kinh doanh trà sữa này có đầu tư một chút nhưng lợi ích mang lại rất nhiều. Ngoài việc đầu tư vào thương hiệu thì việc đầu tư vào Phần mềm quản lý sẽ giúp ích cực nhiều cho những người quản lý như mình. Mỗi ngày có hàng trăm cốc trà được bán ra thì có phần mềm tiện hơn rất nhiều về thanh toán, kiểm kê nguyên vật liệu…”

Nếu bạn muốn thử sức trong lĩnh vực kinh doanh trà sữa mà chưa có đủ điều kiện kinh tế để mua thương hiệu nổi tiếng thì bạn vẫn hoàn toàn có thể đầu tư một phần mềm quản lý quán trà sữa để hỗ trợ bạn về doanh thu, chi phí, lãi lỗ, kiểm kê hàng hóa NVL, hoạt động như một phần mềm tính tiền, định lượng thành phần, đường đá như CUKCUK.VN

Bài viết liên quan
Xem tất cả