Đo ni đóng giầy cho từng chiếc bàn cái ghế và câu chuyện của một The Coffee House chuyển mình thành công

bàn tròn the coffee house

Nhiều người nói thành công của The Coffee House nằm ở việc họ biết tận dụng thế mạnh của mình về mặt bằng không gian cũng như đáp ứng được khẩu vị chung của công chúng. Tuy nhiên, nhìn nhận vào sự thật, đâu thiếu những quán cafe có vị trí đắc địa, không gian đẹp, nhưng mấy thương hiệu ghi dấu ấn như cách mà The Coffee House đã làm. Đằng sau đó là sự nghiên cứu hay đúng hơn là thấu hiểu những vị “thượng đế” và câu chuyện đánh đổi tìm ra giải pháp tốt nhất.

không gian the coffee house

Tính toán từ vị trí ngồi đến chiếc bàn, cái ghế

Vị CEO của chuỗi “nhà cafe” từng chia sẻ: “Các bạn cứ xây đi, sau đó ngồi 16 tiếng đồng hồ/ngày quan sát xem khách hàng đến quán có thoải mái không? Chỗ nào không thoải mái? Sau đó đập đi xây lại. Mỗi lần đập đi xây lại quán các bạn sẽ lại có thêm kinh nghiệm”.

>>> Gongcha: “Một ly trà sữa dù ít, nhiều hay không đá phải luôn đầy”

Anh cũng chia sẻ thêm, không phải việc sắp xếp không gian thế nào cũng được, miễn đẹp là được mà còn là việc khách hàng có cảm thấy thoải mái khi ở trong không gian bạn xây dựng nên hay không. Dù là một cái bàn, cái ghế hay là quầy thu ngân đều phải theo quy chuẩn và tuyệt đối không được làm phiền khách hàng.

bàn tròn the coffee house

Muốn kiếm tiền từ khách hàng không chỉ khiến họ hài lòng mà còn phải giúp họ hạnh phúc

Xuất phát từ thói quen của người dùng khi đến quán, quan sát và lưu tâm để hiểu được họ cần gì. Từ chuyện treo đèn sao để khách ngồi không chị chói mắt, không bị thiếu sáng, đủ tính thẩm mỹ cho đến quầy thu ngân vừa “tầm với”. Anh cũng chia sẻ thêm, việc “xây và đập đi” nhiều thiết kế khiến giúp cho chính việc hoàn thiện mô hình của The Coffee House. Bản thân anh cùng đội ngũ cũng phải thường xuyên trao đổi, vị trí này để bàn nên để bàn tròn thay vì bàn vuông, hay như tường khu vực này nên sơn đen xám tránh bẩn.

>>> Hãy học người Nhật cách quản lý nhà hàng

Không có quy tắc hay sách vở, kinh doanh xuất phát từ chữ tâm

Điều quan trọng là từ người đứng đầu phải hình thành thói quen quan sát cũng như tỉ mỉ trong mọi công việc. Bản thân nhân viên của The Coffee House không phải xây dựng ngày một ngày hai mà thành cửa hàng. Nhiều lần thiết kế xong đập đi xây lại, mỗi lần như vậy ước tính thiệt hại lên tới cả tỷ đồng nhưng 1, 2 lần như vậy khiến họ rút ra kinh nghiệm và cẩn trọng trong từng đường đi của mình hơn.

>> Để nhận được tài liệu quản lý nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY

Cách bày trí không gian

Thậm chí hiện nay các chuỗi cửa hàng của The Coffee House dù mật độ khai trương có là 1 tuần/1 cửa hàng thì bản thân những người lãnh đạo cũng không cần nhúng tay quá sâu. Đôi khi chỉ cần biết thời gian, địa điểm, chỗ này điểm kia khai trương.

Nhìn cách vận hành của The Coffee House cũng như sự “tinh tế” họ dành cho khách hàng của mình, đủ hiểu sự chuyển mình thành công của thương hiệu này đáng ghi nhận đến thế nào. Bởi điều gì xuất phát từ phía khách hàng thì sẽ ở lại với khách hàng mãi, đồ uống ngon, không gian đẹp kèm thêm văn hóa “thấu hiểu”, sự nhân rộng, phát triển của “Cafe Nhà” sẽ còn vươn xa nữa.

Đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Three O’clock: Review đồ uống, không gian chuỗi cafe “không…
27/02/2024
Nguyễn Sơn Bakery: review menu của thương hiệu bánh 20…
23/02/2024
Beard Papa’s: review menu, không gian và địa chỉ các…
21/02/2024
An Café: Review menu, không gian cũng như địa chỉ…
20/02/2024
Là Việt Coffee – Review menu, best seller và không…
19/02/2024