Chia sẻ bí quyết kinh doanh quán nhỏ từ A -> Z cho người mới bắt đầu

Kinh doanh quán nhỏ

Thời gian đầu mới khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, đa số mọi người thường sẽ chọn cho mình mô hình kinh doanh quán nhỏ. Khi quán của bạn phát triển đủ mạnh, khách hàng ngày một đông, mọi thứ đang diễn theo đúng kế hoạch là thời điểm để mở rộng quy mô hoặc mở thêm chi nhánh. Cùng tìm hiểu bí quyết kinh doanh quán nhỏ, biến ước mơ khởi nghiệp của bạn thành hiện thực. 

1. Chuẩn bị vốn kinh doanh quán nhỏ

Khi đã chọn con đường khởi nghiệp kinh doanh, bạn phải chuẩn bị cho mình một số vốn kha khá. Bên cạnh đó bạn cũng cần chuẩn bị sẵn tâm lý phải chi tiền cho rất nhiều khoản: khoản phí cố định và khoản phí phát sinh thêm. Đối với khoản phí cố định, bạn cần lập một danh sách cụ thể để cân đối chi tiêu. Các chi phí nằm trong khoản cố định gồm có:

1.1. Chi phí mặt bằng

Kinh doanh quán cafe nhỏTrường hợp nếu bạn đã có sẵn mặt bằng để mở quán thì đó là một điều thật tuyệt vời. Bởi chi phí để thuê mặt bằng có vị trí đẹp là một con số không hề nhỏ.

Nếu bạn buộc phải tìm và thuê mặt bằng để kinh doanh quán nhỏ cần cân nhắc, để lựa chọn những vị trí phù hợp với khoản chi phí đã dự trù cho việc thuê mặt bằng.

Tiền thuê ở trung tâm thành phố, có mặt tiền rộng sẽ cao hơn so với các địa điểm ở ngoại thành hoặc vùng nông thôn. Thường ở thành phố, khu trung tâm sẽ dao động từ khoảng 15tr – 30tr/tháng hoặc hơn. Còn ở nông thôn thì chi phí it hơn dao động từ 5 – 7tr/tháng. 

Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh thường sẽ yêu cầu bạn đóng trước 3 – 6 tháng tiền cọc. Do đó cần chuẩn bị đủ vốn đầu tư để chi trả cho việc thuê mặt bằng hàng tháng.

Có 200 triệu có thể mở quán nhỏ không? Đọc ngay bài chia sẻ Cách thức mở quán cafe với ngân sách chỉ 200 triệu

1.2. Chi phí nguyên vật liệu kinh doanh quán nhỏ

Về chi phí nguyên vật liệu là bao nhiêu nó phụ thuộc vào loại hình mà quán bạn kinh doanh:

  • Bạn dự định mở quán cafe, quán nước giải khát trà chanh, trà sữa quy mô nhỏ, thì chi phí nguyên vật liêu của quán sẽ xoay quanh những nguyên liệu làm đồ uống.
  • Nếu bạn muốn mở quán ăn vặt, quán bánh mỳ, quán ăn bình dân, thì chi phí sẽ xoay quanh những nguyên liệu là đồ ăn.

Mỗi loại hình sẽ có mức nguyên liệu khác nhau, dựa vào đó để tính giá Cost và giá bán khác nhau. Tổng hợp các cách tính cost đồ uống được áp dụng nhiều nhất TẠI ĐÂY

Một lời khuyên cho những người mới tập mở quán ăn, quán cafe nhỏ là nên tìm đại lý bỏ mối nguyên liệu uy tín. Điều này sẽ giúp bạn có được mức giá thấp nhất kèm với nhiều ưu đãi. Chi phí nguyên vật liệu cơ bản chiếm khoảng 10% số vốn đầu tư của quán. Ngoài ra, giá nguyên liệu, đồ uống cũng sẽ tăng theo thị trường, đặc biệt là vào dịp Lễ Tết cao điểm.  

quản lý nguyên vật liệu nhà hàng

1.3. Chi phí thuê nhân viên 

Với quy mô quán nhỏ mới khai trương có thể chỉ phục vụ trung bình 30 – 50 thực khách mỗi ngày. Lúc này, bạn không cần thuê quá nhiều nhân viên, vì chi phí cho khoản này khá lớn. Thay vào đó bạn có thể tự đứng bếp hoặc tự tay pha chế và thuê thêm 1 – 2 nhân viên để phụ giúp trong việc order hay lên món cho khách.

Đào tạo nhân viên kinh doanh quán nhỏ

Đối với quán ăn bạn nên cân nhắc chi phí thuê 1 bảo vệ để giúp trông và dắt xe cho khách, nhằm giúp cho thực khách yên tâm khi dùng bữa. Riêng với những quán cafe phục vụ trong không gian có máy lạnh kín thì việc thuê bảo vệ để trông xe cho khách là điều cần thiết, hạn chế sự cố mất trộm xe. 

Vào các dịp Lễ Tết, nếu quán của bạn quá đông khách thì bạn có thể thuê nhân viên part-time phục vụ trong dịp đó. Lương nhân viên part-time tính theo giờ, trung bình là từ 20-25k/h. Như vậy, bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí thuê nhân viên dài hạn mà vẫn đảm bảo được sự phục vụ.

Tuy nhiên, với mức lương của nhân viên part-time như vậy bạn cũng không thể đòi quá nhiều, chỉ cần các bạn ấy nhanh nhẹn lên món và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ là ổn rồi.

1.4. Chi phí trang trí quán nhỏ 

Đối với những quán nhỏ, sau khi thuê mặt bằng, thường các chủ quán chỉ dọn dẹp sạch sẽ, trang trí nội thất đơn giản để tiết kiệm chi phí. Quán có diện tích nhỏ thì nên hạn chế trang trí quán với nhiều vật dụng để không gian thoáng đãng hơn. 

Với quán ăn, quán cafe nhỏ thì phong khách thiết kế đơn giản sẽ thích hợp hơn rất nhiều. Hãy tạo ra một cảm giác rộng rãi để khách hàng cảm thấy thoải mái khi bước chân vào quán. 

Kinh doanh quán nhỏ

2. Trau dồi và hoàn thiện kỹ năng nấu ăn hoặc pha chế 

Kinh doanh quán ăn nhỏ hay quán cafe nhỏ không có nghĩa là doanh thu và lợi nhuận của quán là một con số nhỏ. Quán có thường xuyên full bàn, khách hàng có quay lại nữa hay không thì chất lượng đồ ăn, nước uống đóng vai trò quan trọng. 

Do đó, bạn cần học hỏi và nâng cao kỹ năng nấu nướng hoặc pha chế của mình. Đừng bao giờ nghĩ rằng bản thân làm chủ một quán nhỏ đã là thành công và tài giỏi mà không cần học nữa. Suy nghĩ đó có thể “giết chết” quán của bạn trong tương lai. 

Xem thêm:
>> 10+ khóa học pha chế uy tín trên toàn quốc giúp bạn tự tin mở quán
>>Tổng hợp 20+ công thức pha chế đồ uống đơn giản dành cho quán cafe 

3. Bổ sung kiến thức và lập kế hoạch kinh doanh quán nhỏ

Đa số những người chủ mở quán nhỏ thường sẽ phải tự xoay sở với hàng tá công việc, đảm đương tất cả chức vụ để duy trì nhà hàng hoạt động. Vậy tài nấu ăn hoặc pha chế thôi là chưa đủ, quán ăn của bạn cần kinh doanh để tồn tại và phát triển. Thế nên, việc học hỏi để bổ sung kiến thức kinh doanh cho bản thân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi đã có kiến thức bài bản, bạn có thể lập nên kế hoạch kinh doanh cho quán một cách thông minh và khoa học. 

4. Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến kinh doanh quán

Khi kinh doanh nhà hàng, trước hết bạn phải lựa chọn loại hình hoạt động cho cơ sở kinh doanh của mình. Có 2 loại chính: hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể. Sau đó, chủ kinh doanh phải tiến hành xin một số giấy tờ pháp lý

Trong đó giấy phép kinh doanh là điều kiện cần để được phép hoạt động kinh doanh. Ngoài ra còn có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phấm, giấy phép bán lẻ rượu hoặc đồ uống có cồn (nếu quán bạn có phục vụ), cam kết an toàn phòng cháy chữa cháy, vấn đề về bảo vệ môi trường xung quanh quán. 

Tìm hiểu chi tiết về thủ tục và giấy tờ mở nhà hàng kinh doanh ăn uống

5. Xây dựng thực đơn phù hợp 

Để có thể thu hút nhiều khách hàng đến với quán của bạn thì cần có menu phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu, đa dạng món ăn và đồ uống. Với quán ăn, ngoài đồ ăn có thể kèm theo một vài loại nước giải khát cơ bản. Đối với những quán cafe, quán nước có thể bán thêm bánh ngọt hoặc một vài thức ăn nhẹ. Có như vậy, quán bạn mới tăng doanh thu nhanh chóng, lại vừa phục vụ khách hàng tốt nhất có thể. 

Tham khảo 5 nguyên tắc xây dựng thực đơn:

  • Thực đơn phải phù hợp với tập quán và thể thức ăn uống
  • Thực đơn phải đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng về khẩu vị, dinh dưỡng
  • Thực đơn phải phù hợp tính chất thời vụ của nguyên liệu
  • Thực đơn phải có cơ cấu món ăn hợp lý
  • Thực đơn đảm bảo chuẩn về yêu cầu thiết kế menu

xây dựng thực đơn nhà hàng

6. Nâng cao chất lượng phục vụ

Có thể quán của bạn không có một đội ngũ nhân viên hùng hậu, nhưng bạn vẫn phải đảm bảo training cho nhân viên của mình. Những điều cơ bản trong việc chăm sóc và phục vụ khách hàng từ khi họ bước chân vào quán đến khi ra về là cần thiết một nhân viên cần nắm được. Đẩy nhanh quy trình phục vụ, lên món nhanh theo order, giữ thái độ là điều mà thực khách đánh giá cao đối với những quán nhỏ.

7. Lập chiến lược marketing thông minh kinh doanh quán nhỏ hiệu quả hơn

Kinh doanh quán nhỏ nhưng không thể bỏ qua bước marketing, vì chỉ có marketing mới có thể giúp quán nhỏ phát triển thành nhà hàng lớn. Để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng thì ngoài chất lượng phục vụ, món ăn ngon, không gian thoải mái thì cần có chiến lược marketing nhà hàng thông minh.

  • Tăng cường xây dựng hình ảnh và quảng bá trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube
  • Sử dụng food blogger, KOC, KOL review về nhà hàng: món ăn, những không gian đẹp để check in hoặc một điều gì đó riêng biệt chỉ có tại nhà hàng của bạn
  • Treo banner, áp phích theo lối truyền thống để thu hút hơn
  • Đăng ký làm đối tác trên các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến phổ biến nhất hiện nay như Grab FoodShopeefoodBaemin
  • Xây dựng website hoặc trang đặt hàng trực tuyến tiện lợi cho khách hàng
  • Tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi phù hợp với từng nhóm khách hàng. Linh hoạt thay đổi theo mùa hoặc áp dụng theo món, theo combo.

8. Tạm kết

Kinh doanh quán nhỏ dù bất cứ mô hình quán nào như cafe, sinh tố, trà sữa, quán ăn… đều cần quản lý khoa học để hạn chế gian lận, thất thoát. Hy vọng với những bí quyết trên sẽ giúp bạn tự tin, phát triển quán thành công hơn. 

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả