Kinh doanh trà sữa đang là một “hot trend” ở Việt Nam hiện nay. Đi đến bất kỳ thành phố nào, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các quán trà sữa mọc lên san sát. Nếu bạn cũng đang hứng thú với trào lưu kinh doanh này, hãy tham khảo những bước dưới đây để có thể mở được một quán đúng theo ý muốn của mình.
Để có thể kinh doanh quán trà sữa hiệu quả, các bạn hãy tham khảo những bước thực hiện mà CUKCUK.VN chia sẻ dưới đây nhé!
- “Một ly trà sữa dù ít, nhiều hay không đá phải luôn đầy”
- Những chiêu khuyến mãi khiến khách hàng đã nghiền trà sữa còn nghiền hơn
- Kinh doanh trà sữa – nghề hot cho các bạn trẻ năng động
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng
Rất nhiều bạn chủ quán khi tìm hiểu về mở quán trà sữa cần những gì thường bỏ qua bước này. Kinh doanh trà sữa đang là hot trend nên lượng khách hàng rất lớn. Nhưng không có nghĩa bạn cứ mở quán là khách sẽ tự tìm đến. Vì vậy, xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng là bạn đã đạt được 40 – 50% cơ hội thành công kinh doanh rồi.
Có 2 đối tượng chính mà các quán trà sữa hiện nay đang hướng đến:
- Học sinh sinh viên: Trong giới trẻ hiện nay, trà sữa đang là 1 món đồ rất Hot với mức giá không quá đắt. Chính vì vậy, đối tượng này chiếm khoảng 60% tập khách hàng của bạn và hay đi theo nhóm.
- Các cặp đôi và gia đình: Chiếm khoảng 30% lượng khách của bạn (tùy địa điểm). Lượng khách này thường tập trung vào buổi tối và các ngày nghỉ, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu để phục vụ tốt nhất.Các con số trên chỉ là ước lượng nhưng sẽ giúp bạn định hướng được rõ ràng hơn cho những bước sau và nắm được mở quán trà sữa cần những gì
Bước 2: Xác định nguồn vốn để mở quán
Bạn nên lên kế hoạch về số vốn mình đang có và lên một dự toán các khoản phải chi. Thông thường, để mở được quán trà sữa, sẽ cần các khoản chi phí sau:
- Chi phí thuê địa điểm (thường tính theo kì hạn tối thiểu 6 tháng)
- Chi phí thiết kế và chỉnh sửa quán
- Chi phí mua các trang bị trang thiết bị cần thiết cho quán (chẳng hạn máy tính tiền, quản lý quán)
- Các chi phí duy trì hoạt động: tiền lương nhân viên, điện, nước, internet,…
- Các loại phí khác: chi phí làm giấy phép kinh doanh, chi phí marketing..
Đặc biệt, bạn nên chuẩn bị số tiền dự phòng để có thể duy trì hoạt động quán trong thời gian đầu khai trương. Vì giai đoạn đầu thường là giai đoạn thu hút khách hàng, bạn sẽ phải chi nhiều tiền cho quảng cáo và các chương trình khuyến mãi hơn trước khi quán đi vào ổn định. Vì vậy, hãy chuẩn bị vững vàng về tài chính.
Bước 3: Lựa chọn địa điểm quán
Từ bước 1, sau khi đã phác thảo chân dung khách hàng, hãy tìm địa điểm phù hợp với tiêu chí:
- Giới trẻ, độ tuổi dưới 30
- Các cặp đôi và các gia đình
- Gần các trường học
- Khu vực đông dân cư, đặc biệt là gần các khu chung cư
- Tại các tụ điểm vui chơi giải trí, các con phố đông đúc
Tất nhiên, nếu không thể tìm được những địa điểm thật đẹp, thì kinh doanh ở những vị trí ít người cạnh tranh cũng là 1 giải pháp không tệ. Nhưng nên nhớ khu vực đó phải có khách hàng tiềm năng của bạn.
Bước 4: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý
Để đảm bảo quán hoạt động thuận lợi, bạn nên hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý như làm giấy đăng kí kinh doanh cho quán. Đừng nên xem nhẹ bước này trong bí quyết mở quán trà sữa cần những gì nếu bạn muốn làm ăn lâu dài.
Bước 5: Chuẩn bị nhân sự cho quán
Nếu đã có kiến thức về pha chế trà sữa, việc tuyển người của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn cũng sẽ thuận tiện hơn trong việc giám sát và điều hành nhân viên. Tùy vào hình thức hoạt động, bạn có thể chọn loại hình thuê toàn thời gian hoặc bán thời gian.
Về cơ bản, pha chế trà sữa không khó nên bạn có thể thuê nhân viên mới và về đào tạo lại. Còn nếu quán có quy mô nhỏ, bạn hoàn toàn có thể trở thành pha chế chính của quán. Giá thuê nhân viên có thể giao động từ 12k-20k/người tùy trình độ nhân viên trà sữa
Bước 6: Đảm bảo quán vận hành tốt
Nếu bạn đã chuẩn bị tốt 6 bước kể trên thì bạn đã đảm bảo chắc chắn cho việc mở quán trà sữa. Tuy nhiên, để quán có thể duy trì và phát triển thì bạn cần có công cụ quản lý quán hỗ trợ cho bạn.
Một trong những công cụ quản lý quán hiệu quả nhất là sử dụng phần mềm quản lý quán cafe CUKCUK.VN, mọi công đoạn từ quản lý đặt chỗ, ghi order, chuyển nhân viên pha chế, báo cáo doanh thu, kiểm soát lỗ lãi, tính tiền… đều được thực hiện trên các thiết bị thông minh như máy tính bảng, điện thoại di động,…
Chủ quán có thể không cần đến quán vẫn biết được quán đang vận hành như thế nào và dựa vào những báo cáo mà phần mềm cung cấp, chủ quán cũng có thể lên được kế hoạch điều phối nguồn lực, giúp quán vận hành tốt hơn.
Hi vọng, với 6 bước tham khảo như trên, các chủ quán có thể mở và kinh doanh quán hiệu quả và đúng ý muốn.