Đối với những người kinh doanh dịch vụ nói chung và những người làm F&B nói riêng, bên cạnh chữ P (Promotion: Quảng cáo) vô cùng quen thuộc thì có lẽ để tạo nên một quy trình vận hành và trải nghiệm tốt cho khách hàng bạn cần đến 6 chữ P còn lại để hoàn thiện. Trong bài viết dưới đây, CUKCUK giúp bạn hiểu tường tận về 7 chữ P này trong marketing quán ăn.
Product: Sản phẩm
Sự hài lòng của thực khách được đánh giá dựa trên mức độ kỳ vọng của thực khách và trải nghiệm thực tế mà họ nhận được. Vậy đến với nhà hàng, quán ăn, thực khách kỳ vọng gì: thỏa mãn vị giác, sự đói bụng hoặc được hưởng chất lượng dịch vụ tốt… Khi nào họ hài lòng? Hoặc là món ăn của bạn có hương vị tuyệt vời, hoặc chất lượng phục vụ tốt hoặc cả hai. Tuy nhiên đặc thù của ngành F&B, hiếm có nhà hàng, quán ăn nào món ăn không ngon, phục vụ tốt mà thực khách vẫn quay lại.
Điều quan trọng đầu tiên, là khách hàng đang đến vì muốn thưởng thức món ăn ngon. Đó nên là điều được làm hài lòng hơn nhất. Khi mức độ hài lòng của thực khách chỉ dừng lại ở mức độ chấp nhận được, đồng nghĩa, quán của bạn đang nằm trong danh sách chờ, nếu thuận tiện thì quay lại. Bởi vậy, những thiếu sót về dịch vụ có thể dễ dàng được bỏ qua nếu chất lượng món ăn thực sự khiến khách hàng “không quên”
Price: Giá
Mỗi mô hình sẽ có một cách định giá sản phẩm khác nhau. Bạn cũng cần hiểu rõ, việc vật giá luôn luôn biến động, duy chỉ có giá trong thực đơn của bạn là không thể tùy hứng nâng lên hạ xuống. Có nhiều tình huống dở khóc dở cười, quán mới khai trương muốn thu hút khách đến dùng thử, hạ giá còn 1 nửa, cũng vị khách đó, hôm sau quay lại thắc mắc vì sao giá không được như trước nữa, khó chịu đi về.
Việc điều chỉnh giá trong kinh doanh quán ăn là một điều không dễ dàng. Bạn cần có sự giải thích thực sự hợp lý trước bất kỳ điều chỉnh nào. Nếu định giá sản phẩm cao, hãy cố gắng mang lại những giá trị khác biệt, xứng đáng với sự định giá đó, để thực khách cảm nhận được những gì họ bỏ ra hoàn toàn xứng đáng,
Promotion: Quảng cáo
Chỉ khi bạn có được sản phẩm tốt với mức giá tốt thì việc kinh doanh nói chung và việc làm marketing cho chúng nói riêng mới được thực sự bền vững. Nếu món ăn dở tệ, giá cao thì dẫu quảng cáo của bạn có chạm đến người xem thế nào, tiền tiêu cũng chỉ là muối bỏ bể. Không phải vì marketing không hiệu quả, mà cách kinh doanh đó không thể giúp quán của bạn đi đường dài. Ở một thị trường có mức độ cạnh tranh cao, có quá nhiều sản phẩm thay thế như vậy, để được khách hàng nhớ tên đã là cả một sự nỗ lực, khách đến đông lại cần cả một quy trình vận hành bài bản đằng sau.
Bởi vậy, cung cấp những thông tin giá trị, làm món ăn của quán trở nên thiện cảm hơn với thực khách… Đặc biệt với ngành F&B, sự review, giới thiệu từ bạn bè, người thân đóng vai trò to lớn thậm chí chẳng mất chút chi phí nào để khách hàng kéo thêm khách hàng mới ghé đến dựa trên tập khách hàng cũ đã sẵn có. Phải chăng, cách tiếp cận từ những cộng đồng ẩm thực, những bạn trẻ food reviewer, những bài viết tổng hợp các địa điểm ăn uống là hướng đi đúng đắn hơn so với việc tham gia vào cuộc chiến thông tin trên facebook, google…