Mới đây, tuyên bố của hãng trà sữa đình đám nhất nhì Đài Loan – Ten Ren đã khiến thực khách không khỏi ngỡ ngàng khi chấp nhận đóng cửa toàn bộ 23 cửa hàng của mình và rút lui khỏi thị trường. Trước đó, thương hiệu trà sữa này được kỳ vọng đạt được tốc độ phát triển như đơn vị chủ quản nhượng quyền The Coffee House. Tuy nhiên sau 2 năm, những gì Ten Ren thể hiện với thị trường và ghi dấu với thị trường vẫn là chưa đủ. Đó cũng là lý do mà hai bên ngưng hợp tác.
1. Mơ hồ giữa thị trường
Giám đốc Thương mại và Marketing của The Coffee House chia sẻ thẳng thắn sau 2 năm tiếp nhận nhượng quyền, thực sự họ chưa tìm được hướng đi rõ ràng để định vị cho thương hiệu trà sữa Ten Ren. Mục tiêu của năm 2018 là nâng tổng số cửa hàng của Ten Ren lên đến con số 40 tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Ten Ren mới chỉ có mặt tại TP. Hồ Chí Minh và Biên Hòa với 23 cửa hàng.
Có thể bạn quan tâm:
- Mất 1 – 2 tỷ cho nhượng quyền trà sữa, đầu tư thế nào là đủ?
- Tuyệt đối đừng nhượng quyền trà sữa khi chưa nắm kỹ 5 điều sau
Đặc biệt là trong bối cảnh, người tiêu dùng Việt đặc biệt là đối tượng giới trẻ, luôn luôn ưa thích sự mới lạ cũng nhưng rất dễ thay đổi, tác động và thường không có thói quen trung thành với một thương hiệu nào cụ thể. Trong hoàn cảnh phát triển và những dự án sắp tới của The Coffee, cả về nguồn lực về vật chất và con người, sẽ là tốt hơn nếu tập trung cho một thứ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận đóng cửa Ten Ren.
2. Lời cảnh báo về một thị trường bão hòa
Sự rút lui khỏi thị trường của Ten Ren làm người ta không ngừng hoài nghi về ngày “thoái trào”, liệu đã đến hồi kết cho thức uống trà sữa. Liệu một lần nữa, trà sữa bị xếp vào các mặt hàng kinh doanh theo trào lưu giống như mỳ cay trước đó. Nhìn nhận vào những số liệu thống kê của thị trường, trà sữa vẫn chiếm ưu thế với đối tượng giới trẻ từ 15 – 22 tuổi, nhóm đối tượng này vẫn hoàn toàn có thể duy trì sở thích của mình. Thị trường vẫn đang trên đà phát triển đều với tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm và mang về gần 300 triệu USD, theo số liệu báo cáo của Euromonitor.
Có thể nhận thấy, thời kỳ đỉnh cao của trà sữa vào 2 năm trở về trước, với tốc độ phát triển chóng mặt, thị trường đón nhận hàng loạt tên tuổi lớn, cũng như chứng kiến sự đầu tư nghiêm túc, bài bản và hoàn thiện mình dần dần để khẳng định tên tuổi với khách hàng. Cùng với đó là nỗ lực thay đổi, cải tiến sản phẩm và tạo ra những xu hướng mới như trà sữa kem cheese, trân châu đường đen…
Tuy nhiên, cần nhìn thẳng vào một sự thật là các chuỗi trà sữa vẫn sẽ tiếp tục phát triển nhưng nếu bây giờ là 100 thương hiệu trên thị trường thì đến 3 – 4 năm nữa sẽ chỉ còn những tên tuổi lớn, thân thiện và mang lại giá trị hài lòng cho khách hàng. Số phận của những thương hiệu trà sữa sẽ ra sao, sự mờ nhạt có kéo họ vào nhóm bão hòa của thị trường?
3. Cạm bẫy lợi nhuận ngọt ngào khi nhượng quyền trà sữa
Những bản hợp đồng nhượng quyền trà sữa với lời hứa hẹn về khả năng hồi vốn và siêu lợi nhuận khiến cho chủ đầu tư không khỏi nao lòng. Sự chững lại của thị trường cũng là một lời cảnh báo, nếu bạn không đủ nhanh nhạy để bắt kịp xu hướng của người tiêu dùng. Đặc thù đào thải của ngành là bài học mấu chốt. Thị trường còn đủ rộng nhưng là đủ rộng cho những thương hiệu biết luật chơi.
Sự cạnh tranh không chỉ đến từ những đối thủ trực tiếp mà còn đến từ những nhóm sản phẩm thay thế. Bởi vậy, cuộc đua về số lượng không còn đúng với thị trường trà sữa mà cuộc đua bạn cần quan tâm là khách hàng ưa thích thương hiệu nào nhiều hơn.