Đối với những nhà đầu tư có vốn nhưng lại thiếu kinh nghiệm trên thương trường, việc lựa chọn nhượng quyền nói chung và nhượng quyền trà sữa nói riêng, được xem là một biện pháp khá an toàn. So với việc tự vận hành hoặc mua lại toàn bộ thương hiệu từ đầu thì việc nhượng quyền được dân mới đầu tư hoặc vốn ít ưu ái nhiều hơn.
Tuy nhiên, chỉ khi trực tiếp tham gia đường đua, sự thật đằng sau về những lời giới thiệu màu hồng kia dần dần bộc lộ. Để trả lời cho câu hỏi nhượng quyền trà sữa có lãi không, CUKCUK.VN sẽ phân tích một cách tổng quan nhất loại hình kinh doanh này.
Đầu tư tiền bạc không gì là không mạo hiểm
Hình dung một cách trực quan hơn, việc đầu tư nhượng quyền cũng giống việc bạn đi câu cá. Khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn cần câu và mồi, việc của bạn chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi để câu được cá. Về cơ bản, khi nhượng quyền trà sữa, thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu đã được xác định rõ, những công cụ marketing hỗ trợ cũng như cơ sở vật chất theo quy chuẩn do công ty chủ quản lắp đặt.
Vì bạn đang kinh doanh cùng mô hình với mô hình của người khác nên sẽ không tránh khỏi việc một trong những cửa hàng nhượng quyền vướng vào tai tiếng không đáng có. Trong quá trình triển khai cũng không thể tránh khỏi việc chính sách bán hàng chung của hãng đưa xuống nhưng lại không hề phù hợp với đặc thù và đối tượng khách hàng, dẫn đến chương trình không thu hút, kém hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Tự mở hay nhượng quyền cafe, trà sữa, kinh doanh hướng nào tốt hơn?
- Mất 1-2 tỷ cho nhượng quyền trà sữa, đầu tư thế nào là đủ?
Bản thân chính trong chuỗi nhượng quyền cũng có sự cạnh tranh lẫn nhau. Khi khách hàng đã tâm đắc với thương hiệu, họ sẽ không ngần ngại gần xa để thưởng thức đồ uống mà thay vào đó, tìm đến những cơ sở có không gian thoải mái, nhân viên phục vụ nhiệt tình cũng như phong độ đồ uống ổn định nhất mà họ từng thưởng thức. Khi thị trường dần trở nên bão hòa, sẽ không có nhân tố quá khác biệt, đặc biệt khi bạn thuộc hệ thống của một chuỗi cửa hàng.
Đừng nhượng quyền nếu chưa nắm rõ
1. Bạn muốn tham gia vào thị trường trà sữa?
5 năm trở lại đây, sự phát triển của các thương hiệu trà sữa cả về số lượng và chất lượng đều đã chứng minh trà sữa không phải là thức uống theo trào lưu. Mà ngược lại, đây là một thị trường tiềm năng có nhiều khía cạnh để khai thác và có khả năng sinh lời cao. Xét trên quy mô thị trường lớn nhưng khả năng cạnh tranh cao, có nhiều đối thủ cạnh tranh cả về trong nước và những thương hiệu nhượng quyền nước ngoài. Việc đầu tư vào thị trường đang có phần chững lại này liệu có thực sự tiềm năng?
2. Bạn chọn đối tác nào để nhượng quyền?
Đối tác của bạn là ai? Bạn nắm rõ về họ bao nhiêu, tình hình kinh doanh hiện tại ra sao, tốc độ phát triển, tiềm năng của thị trường như thế nào. Thế mạnh của hãng này so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là gì? Định hướng phát triển trong 5 – 10 năm tiếp theo. Chính sách hỗ trợ các đơn vị nhượng quyền cũng như khai thác các mảng thị trường mới ra sao.
Việc đánh giá này cần dựa trên số liệu, thay vì cảm tính, bạn thấy thương hiệu này được giới trẻ ưa chuộng hơn, hoặc bạn thấy hứng thú hơn mà bỏ qua phần đánh giá lý tính, thực chất hoạt động đầu tư này có mang lại kết quả gì cho bạn hay không cần dựa vào tình hình và kết quả kinh doanh họ đạt được. Quyết định đầu tư của bạn nhờ đó cũng giảm thiểu được bớt được mức độ rủi ro.
3. Chú trọng thủ tục pháp lý
Khi đối tác nhượng quyền gửi bộ hồ sơ nhượng quyền, bạn cần chú ý đến các quy định về mặt bằng, không gian, chất lượng cơ sở vật chất, yếu tố vận hành và sản phẩm. Quy trình đào tạo, chế biến cũng như các loại giấy phép về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tài sản và quyền lợi của cán bộ công nhân viên. Các cam kết bên cạnh là về đạo đức kinh doanh, kinh nghiệm quản lý vận hành cần thiết.
>> Để nhận được tài liệu quản trị nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY
4. Quyền lợi và trách nhiệm của bạn là gì?
Trong hợp đồng nhượng quyền giữa hai bên, điều khoản về quyền lợi và trách nghiệm của 2 bên cần được chi tiết hóa. Cụ thể, đánh giá lại những quyền lợi được hưởng, chi phí nhượng quyền thương hiệu, khoản lợi nhuận thu được cũng như trách nhiệm hai bên buộc lòng phải tuân thủ khi tiến hành hợp tác. Phản hồi với bất kỳ điều khoản nào chưa rõ hoặc bất hợp lý về quyền lợi của hai bên để điều chỉnh giữa bạn và đối tác.
5. Tuân thủ cam kết
Quá trình hợp tác có được lâu bền không phụ thuộc vào việc hai bên thực hiện cam kết của mình như thế nào. Việc 1 trong 2 vi phạm các điều khoản hoạt động vô hình chung sẽ là ảnh hưởng đến quá trình vận hành của một hệ thống. Nhiều tình huống vì một vài hệ thống, chi nhánh mà cả một thương hiệu đứng trước nguy cơ bị tẩy chay, phá sản. Bản thân những nhà hàng nhận nhượng quyền khi chấm dứt hợp tác với một thương hiệu, rất khó để các nhà nhượng quyền khác không hoài nghi về khả năng vận hành và đầu tư của bên nhận quyền.
Chỉ khí thành công trong việc duy trì mức độ quan tâm, trung thành của khách hàng, nghĩa là sự kết hợp chặt chẽ giữa đối tác nhượng quyền và nhận quyền gắn bó thì thúc đẩy phát triển thương hiệu mẹ mới tạo được áp lực và gây khó dễ cho các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.