Kinh doanh mãi lãi chẳng đủ bù lỗi, chi phí cắt giảm, tối đa mà tình trạng kinh doanh ngày càng tụt dốc, rất có thể phải đóng cửa quán cafe. Với một thị trường được xem là bão hòa như hiện nay, những chủ quán rất khó tránh khỏi sa vào những chiếc hố mà nhiều quán cà phê khi trước từng lún sâu. Thận trọng với những quyết định của mình và đặc biệt lưu ý tránh những điều sau
1. Đất “vàng” liệu có tốt cho một quán cà phê?
Giống như những dịch vụ kinh doanh khác, kinh doanh cà phê cũng cần lựa chọn một mặt bằng thực sự phù hợp. Có hai trường hợp chủ quán hay sảy chân ở ngay bước đầu tiên chọn mặt bằng. Một bên quá nóng lòng thuê mặt bằng nên có xu hướng “nhắm mắt chọn bừa”, không sát sao hết được những phát sinh có thể dự đoán.
Cùng là mặt đường, nhưng đường một chiều, vỉa hè không có, khu vực để xe phải đi xa thậm chí đi một đoạn đường vòng để đến nơi. Ngược lại một số chủ quán “mạnh dạn” đầu tư cho chi phí địa điểm của mình, với những vị trí đắc địa, kèm theo đó là một loại chi phí kèm theo, khiến ngân sách và nguồn vốn ban đầu tư gần cạn mặc dù quán chưa đi vào hoàn thiện.
2. Khách hàng họ là ai?
Bạn lựa chọn từ những cái bạn có hay lựa chọn từ những điều khách hàng thích? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại không thể trả lời rõ ràng, rành mạch được. Nếu chọn từ những điều bạn có, nhóm sản phẩm của bạn sử dụng phù hợp với những đối tượng nào, độ tuổi ra sao, họ có nhu cầu, sở thích như thế nào.
Nếu chọn theo những điều khách hàng thích, hãy xác định tệp khách hàng trọng tâm và chỉ phục vụ xoay quanh sở thích của những khách hàng này mà thôi. Ví dụ như những quán trà sữa thường hay phát triển thêm những dòng kem mặn, kem cheese, hoặc những dòng topping mới, lạ để đáp ứng được thị hiếu của giới trẻ. Điều này cũng ảnh hưởng không ít đến mặt bằng bạn định sử dụng trong kinh doanh, gần khu vực trường học, các tòa nhà văn phòng hay những con phố nhỏ yên tĩnh…
3. Mất kiểm soát tài chính
Một trong những sai lầm lớn nhất của chủ quán dẫn đến phải đóng cửa quán cafe là việc mất kiểm soát tài chính. Không nhận định rõ được mình đang cần gì và đầu tư vào những đâu, chi tiêu đã hợp lý hay chưa. Việc tính chi phí vận hành ban đầu với giá thành sản phẩm là một việc khá khó. Đảm bảo đủ lợi nhuận cho cửa hàng mà vẫn giữ được mức giá vừa lòng khách hàng.
Nếu định giá phù hợp với khách hàng, để thu hút và giữ chân khách, hãy tập cách gia tăng thêm những phần ăn kèm hoặc các món ngoài, tăng size hoặc thành phần để nâng giá trị của đơn hàng. Bạn cũng có thể áp dụng cách khác nếu trong thời gian đầu chưa được nhiều người biết đến, không gian không cần quá rộng bạn cũng có thể đẩy mạnh kênh online với chi phí phải chăng mà tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn.
4. Quản lý như thế nào?
Mọi thứ khi bắt đầu sẽ không mấy dễ dàng để bạn giám sát và quản lý. Việc xây dựng quy trình phục vụ và đánh giá nhân viên là điều bạn phải cân nhắc đầu tiên. Thống nhất trong cách chào hỏi, gọi món, thu ngân đến kỹ năng pha chế, định lượng. Việc cho qua, ước chừng lượng nguyên vật liệu trong quá trình chế biến, đôi khi khiến cho nhà hàng của bạn thất thoát kho quỹ. Nếu không có hệ thống theo dõi, báo cáo thường xuyên, việc mất nguyên vật liệu hoặc tồn kho là điều khó thể tránh khỏi.
>> Vì sao nhiều quán cafe “sớm nở, chóng tàn”? Vì chúng quá giống nhau
5. Đầu tư cho marketing
Với một quán cà phê mới, trước khi mời khách đến uống, bạn cần gây chú ý với họ trước. Vô vàn những cách thức tiếp cận mới với chi phí tối ưu như hiện nay, việc thu hút khách hàng không còn dừng chân ở những tờ rơi hay tấm biển quảng cáo như thông thường nữa. Hãy kết hợp với hệ thống sinh thái về đồ ăn, nơi kết nối giữa thực khách và quán, hoặc sử dụng hình ảnh của những Food reviewer, khách hàng sẽ không nghi ngại mà ghé thăm quán của bạn trong vô vàn lựa chọn khác nhé.
Đừng để phải đóng cửa quán cafe chỉ vì chưa để tâm đến những lưu ý trên. Kinh doanh là một hành trình nhưng đừng để hành trình đó kết thúc sớm chỉ vì biết quá ít bài học.