Chiến lược marketing của Pepsi: Bước đi táo bạo trong ngành F&B

Là thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới, Pepsi luôn nổi bật với những chiến lược marketing đầy sáng tạo. Từ cách định vị thương hiệu trẻ trung đến các chiến dịch quảng bá đình đám, Pepsi đã chinh phục hàng triệu khách hàng toàn cầu. Trong bài viết này, MISA CukCuk sẽ phân tích chi tiết chiến lược marketing của Pepsi. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Giới thiệu thương hiệu Pepsi

Pepsi, thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới, đã chinh phục hàng triệu người tiêu dùng nhờ lịch sử hơn 100 năm đầy sáng tạo. Được Caleb Bradham giới thiệu lần đầu vào năm 1893 tại Bắc Carolina, Hoa Kỳ, Pepsi bắt đầu hành trình của mình với tên gọi “Brad’s Drink” trước khi đổi tên thành Pepsi-Cola vào năm 1898. Qua thời gian, Pepsi đã trở thành cái tên quen thuộc khi hiện diện tại hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và là biểu tượng của sự trẻ trung, năng động.

chiến lược marketing của Pepsi
Pepsi là thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới

Thương hiệu này thuộc tập đoàn Pepsico, đây là một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới. Với doanh thu hơn 86 tỷ USD trong năm 2022, gấp đôi đối thủ Coca-Cola, PepsiCo hiện sở hữu hơn 22 thương hiệu, mỗi thương hiệu đạt doanh thu trên 1 tỷ USD mỗi năm. Sự đa dạng hóa sản phẩm từ nước giải khát như Pepsi, Pepsi Zero Sugar, đến nước tinh khiết Aquafina hay trà Lipton giúp tập đoàn đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Pepsi gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1994 và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nhờ danh mục sản phẩm đa dạng và chiến lược marketing linh hoạt. Sự hợp tác chiến lược với Suntory vào năm 2013 đã mở rộng mạng lưới phân phối khắp 63 tỉnh thành, củng cố vị thế của thương hiệu.

Bên cạnh dòng sản phẩm nổi tiếng Pepsi, Mirinda, thương hiệu còn có các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng Việt như nước lọc Aquafina và nước tăng lực Sting. Các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, hợp tác với nghệ sĩ nổi tiếng cũng giúp Pepsi xây dựng hình ảnh trẻ trung, hiện đại, từ đó duy trì vị thế là một trong những thương hiệu nước giải khát được yêu thích nhất tại Việt Nam.

MISA AMIS
Bạn muốn tăng doanh thu cho nhà hàng, quán cafe?THAM KHẢO NGAY MISA CUKCUK - X3 DOANH THU

2. Chiến lược marketing của Pepsi – Marketing Mix 4P

2.1. Chiến lược sản phẩm – Product

Chiến lược sản phẩm của Pepsi
Chiến lược sản phẩm của Pepsi

Pepsi xây dựng chiến lược sản phẩm tập trung vào sự đa dạng, sáng tạo và đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng.

  • Nước giải khát có ga (Core Product): Đây là dòng sản phẩm chủ lực của Pepsi gồm Pepsi Original với hương vị truyền thống, Pepsi Diet và Pepsi Zero Sugar dành cho người tiêu dùng chú trọng đến sức khỏe. Ngoài ra, các phiên bản sáng tạo như Pepsi vị chanh không calo, vị xoài hay các sản phẩm giới hạn theo mùa cũng góp phần làm mới hình ảnh thương hiệu.
  • Đồ uống không ga: PepsiCo mở rộng danh mục sản phẩm với các dòng nước uống không ga như nước tinh khiết Aquafina, nước ép trái cây Tropicana, trà Lipton và nước tăng lực Sting. Những sản phẩm này giúp thương hiệu đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.
  • Đổi mới và cá nhân hóa: Pepsi thường xuyên tung ra các sản phẩm mới và bao bì đặc biệt để tạo sự thu hút, đặc biệt trong các sự kiện lớn như World Cup, Tết Nguyên Đán hay các chiến dịch bắt trend.

Một sáng kiến đáng chú ý trong chiến lược sản phẩm của Pepsi là việc giới thiệu chai Green PET – loại chai nhựa được sản xuất từ năng lượng tái tạo và tận dụng sản phẩm dư thừa trong quá trình chế biến thực phẩm. Green PET không chỉ giảm lượng nhựa mới sử dụng mà còn góp phần giảm thiểu lượng khí thải carbon, thể hiện cam kết của PepsiCo đối với việc bảo vệ môi trường.

2.2. Chiến lược giá cả – Price

Pepsi áp dụng chiến lược giá linh hoạt nhằm cạnh tranh với các thương hiệu lớn như Coca-Cola, đồng thời phù hợp với từng phân khúc thị trường. Cụ thể:

Chiến lược định giá cạnh tranh
Pepsi thường định giá ngang bằng hoặc thấp hơn một chút so với đối thủ để thu hút người tiêu dùng, đặc biệt tại các thị trường nhạy cảm về giá như Việt Nam. Mức giá hợp lý giúp Pepsi tiếp cận được nhóm khách hàng phổ thông, đồng thời mở rộng thị phần ở cả khu vực nông thôn và đô thị.

Định giá linh hoạt theo quy mô và bao bì
Pepsi cung cấp nhiều loại bao bì với các mức giá khác nhau, từ lon nhỏ, chai nhựa dung tích lớn đến chai thủy tinh truyền thống. Điều này giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.

Chiến lược giá cả của Pepsi
Chiến lược giá cả của Pepsi

Chiến lược định giá khuyến mãi
Pepsi thường xuyên triển khai các chương trình giảm giá, combo ưu đãi hoặc khuyến mãi kèm quà tặng, đặc biệt vào các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Giáng Sinh hoặc mùa hè. Các chương trình này kích cầu và giúp thương hiệu tăng độ nhận diện với người tiêu dùng.

Định giá theo giá trị gia tăng
Pepsi không chỉ cạnh tranh về giá rẻ mà còn tập trung vào việc tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm. Các phiên bản cao cấp hơn như Pepsi Zero Sugar hoặc các sản phẩm với bao bì đặc biệt giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh hiện đại và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

>> Tham khảo: Chiến lược marketing của Mixue – Bí mật đằng sau sự phát triển thần tốc

2.3. Chiến lược phân phối – Place

Pepsi áp dụng chiến lược phân phối đa kênh, tiếp cận mọi phân khúc người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam.

Phân phối truyền thống
Pepsi xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp qua các nhà bán buôn, đại lý và cửa hàng tạp hóa. Tại Việt Nam, sự hiện diện của Pepsi ở cả thành thị lẫn nông thôn được đảm bảo nhờ các đối tác phân phối chiến lược và hệ thống kho bãi hiện đại.

Phân phối hiện đại
Pepsi tận dụng tối đa các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi. Các sản phẩm của Pepsi luôn xuất hiện ở những vị trí nổi bật tại các hệ thống lớn như VinMart, Co.opmart hay Bách Hóa Xanh, giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.

Phân phối tại các điểm dịch vụ ăn uống
Pepsi hợp tác với nhiều chuỗi nhà hàng, quán ăn và cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng như KFC, Pizza Hut, Jolibee hay Lotteria, nơi Pepsi trở thành thức uống chính thức.

chiến lược marketing của pepsi
Pepsi hợp tác với nhiều chuỗi nhà hàng, quán ăn và cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng

Phân phối trực tuyến
Đón đầu xu hướng tiêu dùng hiện đại, Pepsi đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến thông qua các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki và các ứng dụng giao hàng như GrabFood, ShopeeFood. Sự hiện diện mạnh mẽ trên các kênh này giúp Pepsi tiếp cận nhóm khách hàng trẻ và tiện lợi hóa việc mua sắm.

Hệ thống phân phối quốc tế
Trên toàn cầu, Pepsi sử dụng mô hình phân phối kết hợp giữa trực tiếp và thông qua đối tác địa phương để đảm bảo sản phẩm luôn sẵn sàng tại mọi thị trường. Các trung tâm sản xuất và kho vận được đặt ở vị trí chiến lược để giảm chi phí vận chuyển và tối ưu chuỗi cung ứng.

2.4. Chiến lược xúc tiến – Promotion

Pepsi xây dựng chiến lược xúc tiến tập trung vào ba yếu tố chính: quảng cáo, quan hệ công chúng, khuyến mãi.

Quảng cáo
Thương hiệu đặc biệt chú trọng quảng cáo trong các sự kiện lớn như Super Bowl, nơi góp mặt của nhiều ngôi sao nổi tiếng. Ngoài truyền hình, Pepsi cũng tận dụng các nền tảng kỹ thuật số và mạng xã hội để tăng cường độ phủ sóng, đặc biệt là các chiến dịch trên Facebook, Instagram hay TikTok, giúp kết nối trực tiếp với giới trẻ và cộng đồng toàn cầu.

Pepsi đặc biệt chú trọng quảng cáo trong các sự kiện lớn như Super Bowl
Pepsico đặc biệt chú trọng quảng cáo trong các sự kiện lớn như Super Bowl

Quan hệ công chúng (PR)
Tại Việt Nam, PepsiCo đã thực hiện nhiều chiến lược PR hiệu quả để củng cố hình ảnh thương hiệu và kết nối với người tiêu dùng. Điển hình là tài trợ các sự kiện thể thao lớn như giải đấu bóng đá. 

Hay gần đây, PepsiCo đã tham gia tích cực vào công tác cứu trợ sau cơn bão Yagi. Công ty đóng góp tài chính và cung cấp thực phẩm, nước uống cùng nhu yếu phẩm cho các khu vực bị ảnh hưởng. Đây là một phần trong chiến lược trách nhiệm xã hội của Pepsi, nhằm hỗ trợ cộng đồng tái thiết sau thảm họa, đồng thời củng cố hình ảnh thương hiệu như một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội.

Khuyến mãi
Pepsi sử dụng các chiến dịch khuyến mãi như “Mua Pepsi, nhận quà” và giảm giá vào dịp lễ để thu hút khách hàng. Thương hiệu cũng ra mắt các phiên bản sản phẩm giới hạn và tổ chức sự kiện tặng quà tại cửa hàng như áo thun hay bình nước. Những chiến lược này giúp Pepsi tạo sự hứng thú và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng.

Để hỗ trợ bạn xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, MISA CukCuk gửi tặng Template 10+ mẫu kế hoạch Marketing chi tiết, giúp bạn lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch thành công. NHẤN VÀO ẢNH ĐỂ TẢI!

3. 5 chiến lược marketing thành công của Pepsi

Pepsi đã triển khai nhiều chiến lược marketing đầy sáng tạo để duy trì vị thế của mình trong ngành nước giải khát. Dưới đây là 6 chiến lược marketing thành công của Pepsi:

3.1. Chiến lược định vị thương hiệu 

Pepsi đã thành công trong việc định vị thương hiệu gắn liền với sự trẻ trung, năng động. Được biết đến với khẩu hiệu “Live For Now – Sống trọn từng giây”, Pepsi không chỉ đơn thuần là sản phẩm nước giải khát mà là một biểu tượng của lối sống hiện đại, đầy cá tính.

chiến lược marketing của Pepsi
Khẩu hiệu “Live For Now – Sống trọn từng giây” của Pepsi

Thương hiệu này định vị mình là “sự thay thế sáng tạo” cho đối thủ Coca-Cola. Trong khi Coca-Cola chú trọng vào cảm giác gia đình và tình yêu, Pepsi luôn đi theo hướng mạnh mẽ hơn, hướng đến một cộng đồng năng động, thích thử thách và đổi mới, điển hình là người trẻ từ 18 đến 22 tuổi.

Hãng khéo léo xây dựng hình ảnh này qua các chiến dịch hợp tác cùng những ngôi sao nổi tiếng như Michael Jackson, Beyoncé, Britney Spears và mới đây là nhóm nhạc K-pop BlackPink hay BabyMonster. Những ngôi sao này không chỉ đại diện cho âm nhạc, thời trang mà còn là biểu tượng của sự đổi mới, đúng với tầm nhìn và định vị của Pepsi.

Pepsi kết hợp quảng bá cùng nhóm nhạc Kpop BabyMonster
Pepsi kết hợp quảng bá cùng nhóm nhạc Kpop BabyMonster

3.2. Chiến lược tiếp thị kỹ thuật số

Theo Statista, PepsiCo đã chi hơn 2,4 tỷ USD cho quảng cáo và tiếp thị vào năm 2022, phần lớn trong số đó dành cho quảng cáo kỹ thuật số và các chiến dịch truyền thông xã hội. Gần đây, Pepsi đã thực hiện chiến dịch quảng cáo Super Bowl 2022 với sự góp mặt của các ngôi sao đình đám như Dr. Dre, Snoop Dogg và Mary J. Blige.

Riêng tại thị trường Việt Nam, Pepsi nổi bật với chiến dịch “Pepsi mang Tết về nhà”. Chiến dịch này không chỉ tập trung vào việc quảng bá sản phẩm mà còn hướng tới mục tiêu xã hội như hỗ trợ người lao động, sinh viên về quê ăn Tết thông qua việc tặng vé xe, vé máy bay miễn phí.

chiến lược marketing của Pepsi
Chiến dịch “Pepsi mang Tết về nhà” rất ý nghĩa của Pepsi

Bên cạnh quảng cáo truyền thống, Pepsi còn chú trọng đến các chiến dịch influencer marketing và user-generated content (nội dung do người dùng tạo ra). Chẳng hạn, chiến dịch #MyCokeBreakUp của Pepsi nhằm thúc đẩy dòng sản phẩm Pepsi Zero Sugar. 

Thương hiệu khuyến khích người tiêu dùng “chia tay” với Coca-Cola Zero Sugar bằng cách mua một chai Pepsi Zero Sugar 20oz, sau đó gửi hóa đơn qua tin nhắn để nhận hoàn tiền (rebate). Hãng cũng khuyến khích người tham gia chia sẻ hình ảnh sản phẩm lên mạng xã hội kèm hashtag #MyCokeBreakUp, tạo làn sóng lan tỏa mạnh mẽ.

3.3. Chiến lược hợp tác cùng Influencer

Pepsi tận dụng sức ảnh hưởng của các influencers để kết nối với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.

Hợp tác với các ngôi sao toàn cầu

Pepsi hợp tác với nhiều tên tuổi lớn để gia tăng độ nhận diện thương hiệu và kết nối với người tiêu dùng trẻ. Điển hình là chiến dịch “Pepsi x BlackPink” – Pepsi hợp tác với nhóm nhạc K-pop đình đám BlackPink.

Pepsi hợp tác với các ngôi sao toàn cầu như BlackPink
Pepsi hợp tác với các ngôi sao toàn cầu như BlackPink

Trong chiến dịch này, Pepsi phát hành các lon phiên bản giới hạn có in hình và chữ ký của các thành viên, kết hợp với quảng cáo trên truyền hình, mạng xã hội và các sự kiện trực tuyến. Chiến dịch nhanh chóng tạo được sức hút mạnh mẽ, không chỉ thu hút hàng triệu fan K-pop mà còn giúp Pepsi kết nối với thế hệ Gen Z – đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.

Một sự hợp tác ấn tượng khác của Pepsi là với ngôi sao quốc tế Doja Cat. Trong chiến dịch quảng cáo tại Super Bowl, Doja Cat trình diễn lại ca khúc kinh điển “Celebrity Skin” của Hole, mang đến một màn biểu diễn đầy sôi động và hiện đại, thành công giới thiệu dòng sản phẩm Pepsi Zero Sugar.

Micro-influencer

Pepsi cũng chú trọng khai thác sức ảnh hưởng của các micro-influencers để tiếp cận các cộng đồng nhỏ nhưng có mức độ gắn kết cao. Các chiến dịch trên TikTok là ví dụ điển hình, với thử thách #PepsiChallenge, khuyến khích người dùng tự tạo video sáng tạo liên quan đến Pepsi. Chiến dịch đã thu hút hàng triệu video tham gia, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ và giúp thương hiệu kết nối gần hơn với khách hàng.

chiến lược marketing của Pepsi
Pepsi khai thác sức ảnh hưởng của micro-influencers để tiếp cận các cộng đồng nhỏ

Tích hợp âm nhạc và văn hóa đại chúng

Các influencers Pepsi lựa chọn thường có phong cách sống gắn liền với âm nhạc, thời trang và giải trí. Điều này giúp thương hiệu duy trì hình ảnh trẻ trung, hiện đại và sáng tạo. Gần đây nhất là sự hợp tác của Pepsi với BabyMonster – nhóm nhạc trẻ từ YG Entertainment. Việc hợp tác này giúp Pepsi duy trì sự hiện diện trong cộng đồng fan K-pop, đồng thời mở rộng phạm vi ảnh hưởng tới thế hệ trẻ yêu thích văn hóa đại chúng.

3.4. Chiến lược quảng cáo đa kênh

Pepsi đã triển khai Omnichannel Marketing nhằm đảm bảo thông điệp thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng trên mọi nền tảng, từ trực tuyến đến trực tiếp, tạo ra trải nghiệm liền mạch và nhất quán.

  1. Truyền hình và sự kiện truyền thống
    Pepsi tận dụng các kênh quảng cáo truyền thống để tăng độ nhận diện thương hiệu. Ví dụ như chiến dịch “Khui Pepsi – Khui Hè Tột Đỉnh” ra mắt vào năm 2020, đánh dấu sự hợp tác ấn tượng giữa Pepsi và ca sĩ Sơn Tùng M-TP.
Chiến dịch "Khui Pepsi - Khui Hè Tột Đỉnh hợp tác cùng ca sĩ Sơn Tùng M-TP
Chiến dịch “Khui Pepsi – Khui Hè Tột Đỉnh hợp tác cùng ca sĩ Sơn Tùng M-TP

Trong quảng cáo, ca sĩ Sơn Tùng xuất hiện với phong cách hiện đại, thể hiện tinh thần mùa hè bùng nổ qua giai điệu âm nhạc bắt tai và hình ảnh tràn đầy năng lượng. Sự kết hợp này đã tạo hiệu ứng lớn, thu hút đông đảo khán giả trẻ và củng cố vị thế của Pepsi như một thương hiệu dành cho thế hệ mới.

  1. Mạng xã hội
  • Facebook: Trang fanpage chính thức của Pepsi Việt Nam trên Facebook có hơn 36 triệu lượt theo dõi, là kênh quan trọng để thương hiệu chia sẻ thông tin về sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, sự kiện. Gần đây, Pepsi đã tổ chức sự kiện “PEPSI – THIRSTY FOR MORE” đánh dấu hành trình 30 năm tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng.
Đại nhạc hội Thirsty For More của Pepsi
Đại nhạc hội Thirsty For More của Pepsi
  • TikTok: Trên TikTok, tài khoản chính thức @pepsivietnam có hơn 147.8 nghìn người theo dõi và 1.6 triệu lượt thích. Pepsi thường xuyên đăng tải các video sáng tạo, như chiến dịch “PEPSI – DIỆN MẠO MỚI, VỊ NGON KHÔNG ĐỔI!”, thu hút sự chú ý của người dùng trẻ.
  • Instagram: Tài khoản chính thức của Pepsi đăng tải nội dung trẻ trung, tập trung vào hình ảnh sản phẩm và chiến dịch hợp tác với nghệ sĩ. Bài đăng sử dụng màu sắc sống động và bắt mắt, thu hút sự chú ý của nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi.
  1. Hệ thống phân phối trực tuyến
    Pepsi liên kết chặt chẽ với các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Shopee và Lazada để quảng bá sản phẩm thông qua các chương trình khuyến mãi và gói sản phẩm đặc biệt. Điều này đảm bảo rằng khách hàng có thể đặt mua sản phẩm một cách dễ dàng và nhanh chóng.
  2. Tương tác tại điểm bán lẻ
    Tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, Pepsi đẩy mạnh chiến lược Point of Sale (POS) bằng cách kết hợp giữa quảng cáo trực quan và hoạt động tại điểm bán để thúc đẩy quyết định mua hàng. Thương hiệu thường bố trí các quầy trưng bày sản phẩm bắt mắt, sử dụng standee, kệ trưng bày đặc biệt và màn hình kỹ thuật số chiếu video quảng cáo ngay tại cửa hàng.

Ngoài ra, Pepsi còn tổ chức các chương trình thử sản phẩm miễn phí, các ưu đãi trực tiếp như mua 2 tặng 1 hoặc giảm giá đặc biệt để tạo động lực mua sắm.

  1. Trải nghiệm thực tế và quảng cáo trực tiếp

Pepsi luôn chú trọng kết hợp giữa quảng cáo ngoài trời (OOH) và các sự kiện trực tiếp quy mô lớn, mang đến trải nghiệm chân thực và gắn kết cảm xúc với người tiêu dùng. 

Quảng cáo OOH của Pepsi thường xuất hiện tại các địa điểm đông đúc như trung tâm thành phố, sân bay… kết hợp cùng màn hình LED, biển billboard nổi bật. Song song đó, thương hiệu không ngừng tổ chức các sự kiện trực tiếp kết hợp âm nhạc, giải trí và tương tác, giúp củng cố hình ảnh trẻ trung và gần gũi với cộng đồng.

Tháng 11/2024 vừa qua, Pepsi đã triển khai một chiến dịch tập trung vào giá trị đoàn tụ gia đình, sử dụng biển quảng cáo ngoài trời tại các địa điểm đông đúc với thông điệp cảm xúc: “Ngày bé bên bố cả năm, lớn rồi bên bố cả năm bao ngày?”.

chiến lược marketing của Pepsi
Thông điệp của Pepsi trong mùa Tết truyền thống

Những thông điệp này không chỉ chạm đến trái tim người xem mà còn khơi dậy giá trị đoàn tụ và tình cảm gia đình, giúp chiến dịch của Pepsi trở thành một phần ý nghĩa trong mùa Tết truyền thống.

>> Có thể bạn quan tâm: Khủng hoảng truyền thông của KFC – Từ cú sốc thành cú hích

3.5. Chiến lược làm mới thương hiệu

Pepsi không ngừng làm mới mình để duy trì sức hút và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Từ thay đổi logo, thiết kế bao bì đến định hình thông điệp và tận dụng xu hướng, Pepsi luôn giữ được sự trẻ trung và sáng tạo trong mắt khách hàng.

Năm 2023 nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành lập, Pepsi đã giới thiệu logo mới, lấy cảm hứng từ các thiết kế lịch sử nhưng được cách tân với màu xanh “electric blue” và chữ “PEPSI” in đậm nằm chính giữa. Sự thay đổi này không chỉ tôn vinh di sản thương hiệu mà còn phản ánh tinh thần hiện đại và táo bạo.

Chiến lược làm mới thương hiệu của Pepsi
Chiến lược làm mới thương hiệu của Pepsi

Tại Việt Nam, năm 2024, Pepsi triển khai chiến dịch “Thay áo mới” nhân dịp kỷ niệm 30 năm gắn bó. Bộ nhận diện toàn cầu mới được ra mắt với thông điệp “Thirsty for More – Đã cơn khát, thỏa đam mê”, nhấn mạnh lối sống trẻ trung, tràn đầy năng lượng của thế hệ mới. Chiến dịch được thực hiện trên nhiều kênh, từ OOH, TVC đến digital marketing, đồng thời kết hợp bao bì thiết kế mới với các hoạt động tương tác, mang lại trải nghiệm đa chiều cho người tiêu dùng.

4. Tạm kết

Trên đây, MISA CukCuk đã phân tích chi tiết chiến lược marketing của Pepsi. Hy vọng bạn có thể áp dụng những thông tin này để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, nâng tầm thương hiệu và chinh phục thị trường thành công.

Nếu bạn cần hỗ trợ trong quá trình vận hành, MISA CukCuk luôn sẵn sàng đồng hành – Phần mềm cung cấp giải pháp quản lý F&B chuyên nghiệp, tối ưu quy trình từ gọi món, thanh toán đến quản lý chi phí nguyên vật liệu, tồn kho chính xác, báo cáo doanh thu tự động mọi lúc mọi nơi!

Bài viết liên quan
Xem tất cả