Nghệ thuật bán hàng: Những câu nói đánh vào tâm lý khách hàng

Những câu nói đánh vào tâm lý khách hàng

Khám phá nghệ thuật bán hàng tinh tế trong kinh doanh F&B giúp nhà hàng, quán ăn, quán cafe chinh phục khách hàng thành công và có cơ hội gia tăng doanh số. Bài viết này MISA CukCuk sẽ giới thiệu đến bạn những câu nói đánh vào tâm lý khách hàng hiệu quả cho lĩnh vực ẩm thực và đồ uống!

1. Tại sao cần phải “lấy lòng” khách hàng thông qua ngôn ngữ tâm lý trong kinh doanh?

“Lấy lòng” khách hàng thông qua ngôn ngữ tâm lý là việc sử dụng nhưng câu nói đánh vào tâm lý khách hàng (hiểu và đáp ứng nhu cầu). Từ đó tạo ra sự kết nối và lòng trung thành. Đây là một yếu tố quan trọng để nhà hàng, quán cafe xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

  • Tăng cường quyết định mua hàng: Sử dụng những ngôn ngữ nhấn mạnh vào giá trị, sự khan hiếm hay khuyến mãi sẽ kích thích khách hàng đến trải nghiệm sản phẩm.
  • Xây dựng lòng trung thành: Khi khách hàng cảm thấy được chăm sóc và tôn trọng, họ có xu hướng quay lại, tạo nên mối quan hệ bền vững.
  • Tăng doanh thu: Khách hàng hài lòng sẽ dễ dàng chi tiêu hơn và giới thiệu thương hiệu cho người khác, dẫn đến doanh số cao hơn.
  • Phản hồi tích cực: Những khách hàng được “lấy lòng” sẽ thường xuyên để lại đánh giá tốt, góp phần xây dựng uy tín thương hiệu.
  • Tạo sự khác biệt: Trong môi trường cạnh tranh, việc tạo ấn tượng tốt với khách hàng giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ. 
  • Thấu hiểu nhu cầu: “Lấy lòng” khách hàng không chỉ là bán hàng, mà còn là lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp.

Sử dụng ngôn ngữ tâm lý trong kinh doanh là yếu tố quan trọng giúp nhà hàng, quán cafe không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn giữ chân khách hàng cũ, tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng doanh số trong dài hạn.Dùng thử phần mềm quản lý khách hàng

2. Làm thế nào để “lấy lòng” khách hàng thông qua các mẫu câu đánh vào tâm lý? 

  • Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của thực khách: Nắm bắt được những gì khách hàng thực sự cần và mong muốn sẽ giúp bạn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp. Ví dụ khách hàng muốn quán cafe của bạn có nhiều ổ cắm điện để sạc điện thoại/máy tính hoặc có phòng riêng để hội nhóm trao đổi thoải mái. Dựa trên nhu cầu của khách và định hướng phát triển, số vốn… bạn có thể cân nhắc bổ sung các tiện ích khách hàng mong muốn cho quán cafe.
  • Giao tiếp hiệu quả: Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giọng nói và từ ngữ một cách khéo léo để tạo cảm giác thân thiện và tin cậy. Tuy nhiên, hạn chế sử dụng các từ ngữ quá thân mật gây khó chịu, phản cảm cho khách hàng.
  • Tạo cảm giác đặc biệt cho khách hàng: Khiến khách hàng cảm thấy họ được quan tâm và coi trọng bằng cách cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm.
  • Lắng nghe và phản hồi: Lắng nghe ý kiến và phản hồi của khách hàng một cách chân thành để cải thiện dịch vụ sản phẩm. Đặc biệt khi mạng xã hội bùng nổ như hiện tại,

3. Những câu nói đánh vào tâm lý khách hàng

Hành vi và cảm nhận của khách hàng khi xem thực đơn qua online và trực tiếp đến trải nghiệm sản phẩm là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, cần sử dụng những ngôn ngữ phù hợp ứng với từng trường hợp cụ thể:

2.1. Tâm lý khách hàng qua hình thức online

Trước khi thưởng thức món ăn tại nhà hàng, khách hàng có xu hướng tìm hiểu về nhà hàng và thực đơn trước khi đến. Vì vậy, cần sử dụng những câu nói khơi gợi cảm xúc và tạo sự khẩn trương để thúc đẩy khách hàng đặt bàn.

Tạo sự gấp gáp và khẩn trương

Khách hàng xem một chương trình khuyến mãi thông qua mạng xã hội, có số lượng ưu đãi giới hạn hoặc sắp hết, họ có xu hướng ra quyết định nhanh chóng để không bỏ lỡ. Điều này đặc biệt hiệu quả với các chương trình khuyến mãi ngắn hạn, ưu đãi số lượng có hạn, hoặc giới hạn thời gian. Cảm giác gấp gáp, khẩn trương thúc đẩy hành vi mua hàng, giúp tăng doanh thu ngay lập tức.

Chương trình khuyến mãi của Starbucks
Chương trình khuyến mãi của Starbucks

Ví dụ:

  • “Ưu đãi mua 1 tặng 1” dành riêng cho ứng dụng ShopeeFood từ 18-20/09”
  • “Happy Hour – Mua 1 Tặng 1 từ 14h-18h tối duy nhất hôm nay!”
  • “01/10 Quốc tế cà phê – Tặng một ly nước size S với giá chỉ 1 Đồng cho hóa đơn từ 99k”
  • “Tặng 10 suất ốc hương sốt trứng muối cho 50 đơn hàng đầu tiên”
  • “Flash Sale 50% toàn bộ menu khung giờ vàng 12h-14h”
  • Đồng giá 20k cho ly nước size M trong 3 ngày khai trương quán”
MISA AMIS
Nhà hàng, quán ăn của bạn đã có công cụ tạo các chương trình khuyến mãi chưa?Thử ngay MISA CukCuk

Nhấn mạnh sự độc quyền

Tạo cảm giác đặc biệt cho khách hàng, khiến họ tin rằng họ thuộc một nhóm nhỏ được hưởng lợi ích riêng biệt. Khách hàng lướt xem menu online, quan tâm đến món ăn, đặc biệt là những người muốn thưởng thức món ăn trong phân khúc giá cao, dễ bị thu hút bởi sự độc quyền này.

Điều này kích thích tâm lý muốn được ưu tiên, khuyến khích khách hàng hành động để không bỏ lỡ những gì mà “chỉ có họ” mới có thể nhận được. Tạo cảm giác đặc biệt cho khách hàng, giúp họ thấy mình được ưu tiên.

Chương trình khuyến mãi của McDonald's
Chương trình khuyến mãi của McDonald’s

Ví dụ:

  • “Ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng đặt trước qua website.”
  • “Chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng tải app McDelivery”
  • “Pizza sầu riêng chỉ mở bán trong tháng này – Đặt hàng ngay”
  • “Giảm 20% hóa đơn ăn uống dành cho khách hàng có thẻ thành viên”
  • “Khách hàng đến nhà hàng hôm nay sẽ được tặng 1 cặp vé xem phim tự chọn. Số lượng có hạn. Đặt bàn ngay!”

Xây dựng lòng tin

Nhu cầu thưởng thức đồ ăn ngon đi kèm với nhiều lo lắng về chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch vụ. Vì vậy, việc xây dựng lòng tin qua các cam kết hoàn tiền hoặc cam kết về chất lượng nguyên vật liệu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong tâm lý khách hàng. Họ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi đến thưởng thức món ăn, đồ uống và cảm thấy thoải mái với không khí của nhà hàng, quán cafe, tăng khả năng quay lại sử dụng dịch vụ. Các nhà hàng, quán cafe mới mở rất cần điều này để có thể thu hút khách hàng mới

Ví dụ:

  • “Không ngon không lấy tiền”
  • “Thực phẩm nhập trực tiếp từ siêu thị, có hóa đơn rõ ràng”
  • “Đầu bếp của chúng tôi có hơn 7 năm kinh nghiệm nấu tại trung tâm tiệc cưới Sen Hồ Tây”
  • “Bạn có thể theo dõi quá trình chế biến món ăn ngay tại bếp mở của chúng tôi”
  • “Hải sản tươi sống tự chọn, chế biến ngay tại chỗ”

Tạo giá trị lớn hơn 

Việc khách hàng cảm thấy nhận được nhiều hơn so với số tiền bỏ ra đánh vào nhu cầu tiết kiệm, tâm lý “ham rẻ”, giúp khách hàng cảm thấy mình nhận được nhiều giá trị hơn so với số tiền bỏ ra. Những câu nói này không chỉ giúp khách hàng cảm thấy mình đang có một giao dịch có lợi mà còn khiến họ dễ dàng đưa ra quyết định mua sắm ngay lập tức. Khi giá trị được nâng cao, như các ưu đãi “mua 1 tặng 1” hoặc “giảm giá sâu”, khách hàng sẽ có xu hướng chọn mua nhiều hơn. Phương pháp này áp dụng được cho tất cả các loại hình kinh doanh, đặc biệt là các quán cafe.

Chương trình khuyến mãi của King BBQ
Chương trình khuyến mãi của King BBQ

Ví dụ:

  • “Mua 1 tặng 1 chỉ khi đặt hàng trực tuyến ngay hôm nay!”
  • “Ưu đãi 15% + Free Coca tươi vào thứ 3 hàng tuần”
  • “Upsize miễn phí khi order từ 2 nước”
  • “Tặng trân châu phô mai cho toàn bộ menu”

Để xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả trên nền tảng mạng xã hội, MISA CukCuk gửi tặng Template Kế hoạch Marketing dành cho nhà hàng,

10 file mẫu Excel Marketing cho nhà hàng, quán cafe
10 file mẫu Excel Marketing cho nhà hàng, quán cafe

“Dựa hơi” người nổi tiếng.

Xu hướng hiện nay là đi ăn uống theo các review, tiktoker, hoặc những quán ăn có người nổi tiếng ghé qua. Bạn có thể booking các KOC, KOL trong cùng lĩnh vực để tiếp cận khách hàng mục tiêu 1 cách nhanh nhất và có thể tận dụng hình ảnh của họ để tạo dựng lòng tin, quảng bá thương hiệu, kích thích khách hàng đến thưởng thức.

Điều này không chỉ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn trực tiếp cải thiện doanh số thông qua việc đánh vào tâm lý ngưỡng mộ và sự tin cậy mà khách hàng dành cho người nổi tiếng.

Các reivew quán ăn, quán cafe
Các reivew quán ăn, quán cafe

Ví dụ:

  • Tiktoker Nam Trinh review quán “Bò Tươi Ngõ 10 – Lẩu Nướng Bò Tươi Mỗi Ngày” viral một thời gian trên các nền tảng mạng xã hội vừa qua. Điều này đã đem về cho nhà hàng một lượng doanh thu lớn.
  • Book báo địa phương, trang mạng xã hội địa phương review nhà hàng, quán cafe
  • “Bún chả Obama”

2.2. Tâm lý khách hàng khi đến trực tiếp nhà hàng, quán cafe

Khách hàng biết tới nhà hàng, quán cafe của bạn thông qua mạng xã hội là chủ yếu, nhưng để khiến khách hàng quay trở lại vào lần tiếp theo là dựa vào dịch vụ chăm sóc khách hàng của quán. 

Chào đón nồng nhiệt

Ấn tượng ban đầu là rất quan trọng trong kinh doanh dịch vụ F&B. Mở cửa cho khách và một lời chào đón nồng nhiệt sẽ tạo ra sự gần gũi khiến khách hàng cảm thấy được trân trọng. Khách hàng cảm thấy rằng họ là trung tâm của sự chú ý, điều này nâng cao sự hài lòng và thúc đẩy trải nghiệm tốt hơn từ lúc bước chân vào quán.

Có thể bố trí nhân viên đứng ở cửa để đón tiếp khách hàng với nụ cười, và dẫn khách hàng đến bàn sẽ tạo cảm giác thân thiện, khiến khách hàng muốn quay lại trong tương lai.

Ví dụ:

  • “Hân hạnh được chào đón bạn đến nhà hàng!”
  • “Pizza Hut xin chào quý khách”
  • “Cảm ơn và hẹn gặp lại anh/chị lần sau”
  • “Cảm ơn anh chị đã ghé thăm nhà hàng. Anh chị dùng món gì để em tư vấn ạ”

Nhân viên phục vụ quán cafe

Nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm

Khách hàng trực tiếp kỳ vọng cao hơn về chất lượng món ăn và đồ uống so với xem hình ảnh qua online. Lời khẳng định về chất lượng giúp khách hàng cảm thấy an tâm và tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Điều này còn đặc biệt quan trọng với những người lần đầu đến quán. Bằng việc đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu, cách chế biến đặc biệt, nhà hàng không chỉ giải quyết các lo lắng mà còn giúp nâng cao giá trị thương hiệu.

Ví dụ:

  • “Trà Ô Long đặc sản Đà Lạt được ươm trồng, tuyển chọn những búp non, mang đến hương vị nguyên bản.”
  • “Cafe Arabica được nhập khẩu từ Brazil, đảm bảo chất lượng”
  • “Mỗi món ăn đều được chế biến từ nguyên liệu tươi nhập trong ngày, đảm bảo bạn sẽ hài lòng.”
  • “Hôm nay nhà hàng em có cá mú thả bể, anh/chị có muốn ăn không ạ?”

Cá nhân hóa trải nghiệm

Cá nhân hóa trải nghiệm là một cách tuyệt vời để khách hàng cảm thấy được quan tâm. Việc nhớ lại sở thích của khách hàng từ lần trước giúp họ cảm thấy rằng bạn đã thực sự chú ý đến họ. Hoặc chú ý đến các chi tiết trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ tại nhà hàng để đưa ra đề xuất hợp lý. Điều này tạo ra sự gắn kết và tăng khả năng khách hàng quay lại lần sau.

Ví dụ:

  • “Đây là món yêu thích của bạn từ lần trước, bạn có muốn thử lại không?”
  • “Hôm nay là sinh nhật của bạn phải không? Chúng tôi đã chuẩn bị món tráng miệng đặc biệt dành riêng cho bạn!”
  • “Chị có cần chun buộc tóc không ạ?” 
  • “Em thấy hôm nay gia đình mình uống nhiều bia, anh/chị có cần gọi taxi không ạ”
  • “Anh/chị có cần thêm khăn ăn hoặc nước không?”

Thể hiện sự quan tâm cá nhân

Thể hiện sự quan tâm cá nhân bằng cách chú ý đến trạng thái cảm xúc của khách hàng, như hỏi han về ngày hôm nay của họ hoặc đề nghị giúp đỡ một cách chủ động. Sự quan tâm này giúp tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách và tăng cường lòng trung thành.

Với các nhà hàng bán đặc sản địa phương, chủ nhà hàng hoặc các bạn nhân viên có thể trò chuyện, hỏi thăm thông tin về khách hàng, khách du lịch để tạo ấn tượng thân thiện, gần gũi.

Ví dụ:

  • “Hôm nay anh/chị dùng bữa có cảm thấy ngon miệng không ạ?”
  • “Em thấy giọng chị hơi khàn, chị có muốn dùng thử trà hoa cúc nóng không ạ?”
  • “Anh đi du lịch Ninh Bình mấy ngày rồi? Có cần em giới thiệu thêm địa điểm du lịch không ạ?”
  • “Bàn này gần bếp sẽ hơi nhiều mùi, bạn có muốn đổi sang bàn cạnh cửa sổ không?”

Khuyến khích phản hồi tích cực

Lời mời khách hàng đưa ra phản hồi không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn cho thấy bạn đánh giá cao ý kiến của họ. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy quan trọng và rằng tiếng nói của họ có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Việc yêu cầu phản hồi cũng là cách hiệu quả để thu thập ý kiến giúp bạn cải thiện dịch vụ và sản phẩm.

Ví dụ:

  • “Cảm ơn bạn đã ghé thăm, bạn có góp ý gì cho nhà hàng không ạ”
  • “Nếu cảm thấy đồ ăn hôm nay ổn, thì đánh giá 5* giúp quán nha”
  • “Cảm ơn anh/chị đã ghé nhà hàng, lần sau mình đến, bên em sẽ giảm giá cho mình nha”
  • “Nếu anh/chị thích dịch vụ và món ăn, hãy chia sẻ với bạn bè nha”
  • “Đây là voucher giảm giá 20% của nhà hàng, bạn có thể sử dụng vào lần tới nha”

>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình chăm sóc khách hàng nhà hàng chuẩn và chuyên nghiệp nhất 2025

4. Những lưu ý khi sử dụng những câu nói đánh vào tâm lý khách hàng

Khi sử dụng những câu nói đánh vào tâm lý khách hàng, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tránh phản tác dụng: 

4.1. Tránh lạm dụng và gây phản cảm 

Việc lạm dụng các chiến thuật tâm lý nhiều lần và thường xuyên sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị thao túng và mất niềm tin, đặc biệt là chiến thuật tạo cảm giác gấp gáp hoặc khan hiếm. Điều này dễ dẫn đến cảm giác phản cảm và làm giảm uy tín thương hiệu. 

Ví dụ: Việc liên tục sử dụng câu nói như “Chỉ còn 10 suất ưu đãi cuối cùng” trong khi ưu đãi kéo dài suốt cả tuần có thể khiến khách hàng nhận ra rằng đó chỉ là chiêu trò marketing và cảm thấy bị lừa dối.

4.2. Đảm bảo tính chân thật và minh bạch 

Khách hàng ngày nay rất nhạy bén với các thông tin không trung thực. Nếu lời nói của thương hiệu không đúng sự thật, khách hàng sẽ nhanh chóng phát hiện và điều này gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của doanh nghiệp. Vì vậy, luôn đảm bảo rằng các cam kết, khuyến mãi, hoặc thông tin sản phẩm đều chính xác và minh bạch.

Ví dụ: Nếu một nhà hàng hứa rằng “Chúng tôi chỉ sử dụng nguyên liệu hữu cơ”, thì điều này phải hoàn toàn chính xác và có thể kiểm chứng được. Bất kỳ sự sai lệch nào giữa thông tin cung cấp và thực tế đều có thể dẫn đến phản hồi tiêu cực.

4.3. Hiểu rõ về sản phẩm và chân dung khách hàng 

Mỗi nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn khác nhau, vì vậy thương hiệu cần hiểu rõ khách hàng của mình để chọn ngôn ngữ phù hợp. Những câu nói cần phải đúng với tính cách và sở thích của khách hàng mục tiêu để tạo được sự đồng cảm và thúc đẩy hành động.

Ví dụ: Cửa hàng đồ ăn vặt, đồ ăn theo trend có thể sử dụng ngôn ngữ của GenZ để tiếp cận nhóm đối tượng phù hợp. Hoặc các nhà hàng cao cấp sử dụng ngôn từ lịch sự.

Dùng thử phần mềm quản lý khách hàng

5. Khách hàng có phản hồi không tốt nên giải quyết thế nào?

Khi khách hàng có phản hồi không tốt, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như an toàn thực phẩm hay chất lượng dịch vụ, nhà hàng, quán cafe cần có cách giải quyết khôn khéo để tránh “làn sóng tẩy chay” và giảm thiểu tối đa tụt giảm doanh thu

  • Phản hồi nhanh chóng: Khi có phản hồi tiêu cực, điều đầu tiên cần làm là phải xin lỗi khách hàng và hứa sẽ đưa ra phản hồi sau khi làm rõ vấn đề.
  • Kiểm chứng tính đúng sai: Nếu lỗi đúng là thuộc về phía bạn và nhà hàng, thì cần phải thành thật thừa nhận vấn đề và đưa ra lời xin lỗi chân thành 
  • Cung cấp giải pháp: Sau khi xin lỗi, bạn cần 1 giải pháp cụ thể. Ví dụ như: đổi trả món ăn, hoàn tiền và tặng voucher cho lần sử dụng dịch vụ sau
  • Thông báo trên các nền tảng về sai lầm: Tuy sự việc đã được giải quyết, nhưng bạn vẫn phải có hành động để khách hàng thấy bạn đã biết lỗi và sẽ sửa sai trong tương lai.

Ví dụ: Cuộc khủng hoảng thiếu gà ở Vương quốc Anh của thương hiệu KFC

Vào tháng 2/2018, chuỗi cửa hàng KFC tại Vương quốc Anh đã gặp khủng hoảng “thiếu gà”, điều này đã khiến thương hiệu phải đóng cửa hàng loạt và gây ra sự phẫn nộ đến khách hàng. Thay vì im lặng, KFC ngay lập tức thừa nhận lỗi và gửi lời xin lỗi đến khách hàng một cách hài hước bằng việc đảo ngược tên thương hiệu thành “FCK” để xoa dịu khách hàng. Điều này, không những khiến khách hàng cảm thấy an tâm mà còn biến cuộc khủng hoảng thành một chiến dịch thành công.

>> Xem chi tiết: Kỹ năng giải quyết những review nhà hàng tiêu cực

5. Kết luận

Sử dụng linh hoạt những câu nói đánh vào tâm lý khách hàng không chỉ giúp nhà hàng, quán ăn, quán cafe tạo dựng lòng tin, sự trung thành từ khách hàng mà còn góp phần nâng cao trải nghiệm và tăng doanh số bán hàng. Bằng cách hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và giao tiếp chân thành, bạn có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Hãy áp dụng những mẫu câu đánh vào tâm lý khách hàng ngay hôm nay để thấy sự khác biệt trong cách khách hàng phản hồi và gắn bó với thương hiệu của bạn.

Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk

Bài viết liên quan
Xem tất cả