Hàng loạt hãng cafe, trà sữa, các chuỗi F&B trong và ngoài khu vực không hề ngần ngại chuyện gia nhập thị trường Việt. Bởi lẽ, đây được đánh giá là miền đất hứa của ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cũng như sức mua của người tiêu dùng tăng cao. Đối với ngành kinh doanh dịch vụ giải khát cũng không nằm ngoại lệ. Ở thị trường ấy đang có sự chuyển dịch cơ cấu rõ rệt khi nhiều nhà đầu tư nhận thấy đầu tư vào cafe đang có phần thắng thế so với mở trà sữa. Trong bài viết dưới đây, MISA CukCuk sẽ đưa thêm thông tin chi tiết về xu hướng kinh doanh cafe trà sữa để anh chị nắm rõ.
- Mất 1- 2 tỷ cho nhượng quyền trà sữa, đầu tư thế nào là đủ?
- Những chiêu khuyến mãi khiến khách hàng đã nghiền trà sữa còn nghiền hơn
- Kinh doanh trà sữa – nghề hot cho các bạn trẻ năng động
1. Toàn cảnh thị trường
1.1. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Khi người tiêu dùng có nhiều hơn một sự lựa chọn, các nhà đầu tư cũng cần xác định cuộc đua giành thị phần không chỉ là bài toán lợi nhuận. Đó là câu chuyện khách hàng vừa lòng với thương hiệu nào hơn. Dạo một vòng cũng có thể thấy bảng xếp hạng độ ưa thích thương hiệu nội ngoại đều đã tương đối đầy đủ.
Nói về cafe có Starbucks, Twitter Bean Coffee… còn trà phải kể đến các thương hiệu từ Đài Loan như Gong Cha, Dingtea, Royal Tea… Còn các thương hiệu trong nước thì sao? Sự phát triển mạnh mẽ của Highland, The Coffee House, Phúc Long hay sự thay đổi để thích nghi như Trung Nguyên đang dự báo một thị trường kinh doanh giải khát vô cùng triển vọng trong tương lai.
1.2. Khách hàng họ là ai?
Nếu trước đây thị trường phân khúc vô cùng rõ ràng với từng nhóm tuổi thì hiện giờ những hãng cafe, trà sữa cho đối tượng trẻ hoàn toàn vẫn có thể ghi điểm với những vị khách hàng trung niên. Sở thích của người tiêu dùng là khác nhau, mục đích họ ghé thăm các quán trà, cafe vì thế cũng vô cùng khác nhau.
Xu hướng của thế hệ tiêu dùng trẻ hiện nay là việc tìm được một không gian đa năng, làm việc, học tập, tụ họp thay vì mục đích thưởng thức thuần túy ban đầu.
1.3. Điểm mặt những ông lớn
Theo khảo sát của Kantar Worldpanel’s Out of Home, có tới hơn một nửa dân số tại Hồ Chí Minh tiêu dùng và sử dụng trà trong khi lượng tiêu thụ cafe chỉ chiếm khoảng 16%. Đứng đầu trong danh sách các thức uống từ trà thì trà sữa được ưa chuộng nhất, tiếp đó là trà đào và trà xanh. Thị trường trà sữa bùng nổ trong 2 năm trở lại đây cùng sự đổ bộ của các thương hiệu nhượng quyền. Dự kiến, ngày càng có nhiều hãng trà sữa hơn với thật nhiều hương vị mới cùng các topping độc đáo.
Câu chuyện với cafe thì sao? Tuy là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về sản xuất cafe, nhưng so với trà sữa, cafe chiếm thị phần nhỏ hơn. Một phần vì thức uống kén khách một phần cũng vì hương vị cafe truyền thống đang dần được thay thế. Bản thân trong chính những nhánh kinh doanh cafe cũng xảy ra một cuộc chiến không hồi kết giữa những giọt cafe nguyên chất và phong cách châu Âu khi kết hợp thêm sữa, đường.
Một sự thực dễ nhận ra, không phải khách hàng nào đến tiệm cafe cũng để thưởng thức cafe. Họ ưa chuộng các thức uống khác. Thậm chí là đến tiệm cafe để thưởng thức trà. Những ông lớn như Highland, The Coffee House ghi nhận mức tiêu thụ các sản phẩm trà, nước ép trái cây, đá xay chiếm ưu thế hơn những loại đồ uống cafe truyền thống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, thức uống đặc trưng như cafe thực sự rất kén người thưởng thức.
3. Sự thắng thế của đầu tư trà sữa
Đối với khu vực Hà Nội, các quán trà sữa chiếm ưu thế áp đảo hơn hẳn so với các loại cafe. Người ta dường như không thể điểm danh đủ tên của các hãng trà sữa tại đây nhưng khi nhắc đến cafe thường chỉ có một vài sự lựa chọn như Cộng, The Coffee House, Highland. Những quán cafe theo xu hướng truyền thống thường mở với quy mô nhỏ, kinh doanh tận dụng mặt đường.
Những loại hình take away cũng đang dần trở nên phổ biến với diện tích nhỏ 20 – 30m2. Các quán này thường tập trung tại các trường học hoặc các khu văn phòng để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Cùng đặt bài toán chi phí lên để so sánh giữa kinh doanh trà sữa và cafe phần thắng thế lại thuộc về trà sữa. Mặt bằng, chi phí marketing, chi phí vận hành cho một cửa hàng trà sữa đều rẻ hơn đầu tư cho một quán cafe. Thị phần của các hãng cũng đang chứng kiến sự chênh lệch rõ rệt giữa trà sữa và cafe.
Nên đặt tiền vào đâu? Nghịch lý của thị trường ở chỗ đầu tư ít hơn nhưng thị phần và nhu cầu của khách hàng nhiều hơn. Nếu đầu tư vào cafe liệu có lãi không khi thị trường dường như chỉ còn những ông lớn? Kinh doanh trà sữa, tiềm năng bây giờ, có phát triển tiếp được về sau? Sự thắng thế áp đảo kia về chất lượng, sự khả thi lượng hay chỉ là trào lưu. Tất cả đều phụ thuộc vào 2 chữ thị hiếu của người dùng.
>> Chiến lược marketing của Ding Tea: trà sữa quốc dân <<
2. Kế hoạch để kinh doanh cafe, trà sữa
2.1 Xác định vốn để mở quán
Trong bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào bạn cũng cần phải xác định vốn để mở quán. Chỉ khi bạn xác định được vốn, bạn mới có được kế hoạch kinh doanh chi tiết và đầy đủ nhất. Việc xác định vốn để có thể chính xác nhất và không bị dàn trải quá nhiều chi phí thì bạn cần xác định về đối tượng khách hàng của bạn. Đây chính là yếu tố cốt lõi của mọi kế hoạch. Ở mô hình kinh doanh cafe và sữa thì bạn có thể xác định rõ được tệp khách hàng của mình là những người trẻ, những vị khách thích uống cafe và sữa. Từ mô hình kinh doanh và tệp khách hàng mà bạn hướng tới đó, bạn sẽ hoạch định được các chi phí liên quan cần đầu tư.
Đó sẽ bao gồm các chi phí về: mặt bằng, trang trí phong cách không gian quán, nội thất quán (bàn, ghế, quầy thu ngân, quầy pha chế, đèn,…), máy móc, trang thiết bị quán dùng pha chế (máy pha cafe, máy pha trà sữa,…), phần mềm quản lý bán hàng, chi phí marketing, chi phí dự trù. Tất tần tật các khoản chi phí trên sau khi tính toán kỹ lưỡng sẽ tốn khoảng 80 – 120 triệu đối với quy mô quán vừa và nhỏ. Đối với quán quy mô lớn hơn thì chủ quán có thể dự trù lên tới từ 150 triệu đến 200 triệu.
2.2 Tìm kiếm địa điểm kinh doanh cafe, trà sữa
Nếu bạn có số vốn trên 100 triệu, thì hãy tính đến chuyện thuê địa điểm để mở quán. Bạn nên thuê những vị trí, địa điểm như cạnh trường học, các khu vui chơi giải trí, các tòa nhà chung cư. Đây là những địa điểm được xem là hái ra tiền, bởi đối tượng thường xuất hiện là học sinh, sinh viên hay trẻ em. Việc địa điểm đẹp cũng đồng nghĩa với giá thành cũng rất cao cho người kinh doanh. Nếu bạn còn băn khoăn về mức giá mở quán thì giải pháp hợp lý và ít tốn kém hơn là lựa chọn địa điểm ít cạnh tranh khu vực, hoặc lùi quán vào trong ngõ 1 chút và kết hợp cùng kinh doanh online cũng là một phương án hiệu quả.
2.3 Lên ý tưởng thiết kế và trang trí nơi kinh doanh
Ngày nay, nhiều người đến quán cafe hay trà sữa không chỉ để uống nước, để giải khát cho bản thân mà còn có mục đích khác là để check-in. Đây là sở thích không chỉ của giới trẻ, mà những người trung niên cũng không kém. Vì vậy trang trí quán đẹp, lung linh chắc chắn sẽ thu hút nhiều người ở mọi độ tuổi khác nhau. Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp có tiếng tăm để thiết kế cho quán của mình. Giá khoảng 200.000/m2 cho việc thuê thiết kế quán. Tuy giá tương đối cao nhưng đổi lại bạn sẽ có một không gian đẹp để kinh doanh.
2.4 Trang bị nguyên liệu, máy móc và phần mềm quản lý
Nhắc đến chuyện kinh doanh cafe, trà sữa cần chuẩn bị những gì, thì việc trang bị máy móc, nguyên liệu chính là một trong những khoản đầu tư mà bạn cần chú ý. Đầu tư đầy đủ máy móc làm cafe, trà sữa là tốt nhất, tuy nhiên chi phí là khá cao. Bạn cũng nên cân nhắc về tài chính của mình, bạn cần xem xét giá thành của sản phẩm để có được loại máy móc vừa phù hợp để kinh doanh, lại vừa với túi tiền của bản thân.
Khi bạn kinh doanh trà sữa và cafe thì tìm cho mình một chiếc xe bán trà sữa và cafe là điều không thể thiếu. Một chiếc xe xinh đẹp chắc chắn sẽ khiến quán của bạn nổi bật và thu hút khách hàng đứng lại mua nước, một chiếc xe gọn gàng sẽ khiến bạn di chuyển xe linh hoạt hơn.
2.5 Bán hàng online qua Web và App đặt đồ ăn
Việc kinh doanh quán cafe và trà sữa online cũng là một ý tưởng không tồi, nếu chủ quán chưa đủ vốn để mở quán. Việc đặt đồ ăn uống online đang ngày một phổ biến. Bạn sẽ không cần vất vả đứng chờ khách tới mà chỉ cần ngồi check đơn hàng, chuẩn bị đồ uống thật ngon và chuyển shipper đi giao hàng. Khi khởi đầu như vậy sẽ dễ dàng hơn so với việc mở một quán hay thuê mặt bằng rất nhiều. Nó sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí của bạn.
Bạn có thể sử dụng những Website hoặc tạo gian hàng của mình trên các app đặt đồ ăn nổi tiếng hiện nay như GrabFood, Baemin, Shopee Food, GoJek để ra đơn đặt hàng online dễ dàng và tiết kiệm chi phí mua bán. Nếu bạn mở tiệm cafe và trà sữa có view đẹp đồ uống ngon, bạn cũng vẫn có thể tiến hành giữa việc kinh doanh online song song với kinh doanh quán.
2.6 Tìm kiếm nhân sự cho địa điểm kinh doanh
kinh doanh cafe, trà sữa thì cũng cần nhân viên rồi. Việc tuyển chọn nhân viên là cực kỳ quan trọng, bạn có thể là người pha chế chính hoặc tuyển nhân viên pha chế cùng làm với mình và nhân viên phục vụ. Giá thuê của mỗi nhân viên vào khoảng 15k-20k/1h (tùy vào tình hình khách của quán). Chủ quán nên tùy thuộc vào khối lượng công việc, lượng khách ra vào quán để có thể thuê nhân viên với số lượng phù hợp.
3. Kinh nghiệm kinh doanh cafe, trà sữa
3.1 Thiết kế view quán thật đẹp và đảm bảo an toàn thực phẩm
Điều quan trọng đầu tiên để kinh doanh cafe, trà sữa đắt khách là bạn phải mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh, hương cafe phải đậm đà, trà sữa phải ngon, khác biệt và hợp khẩu vị với đối tượng mà bạn kinh doanh. Đồng thời nếu quán của bạn có view đẹp để khách hàng thoải mái check-in, sống ảo thì chắc chắn việc kinh doanh của bạn sẽ vô cùng thuận lợi, thu hút và nhanh chóng hồi vốn và sinh lãi nhiều lần.
3.2 Tiến hành PR quán với nhiều hình thức khác nhau
Xây dựng Fanpage lớn mạnh, tạo các mini game để thu hút thêm nhiều lượt tương tác, bình luận và sự quan tâm đến quán của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên kết với các trang review quán và đồ uống như Foody, Lozi… để được nhiều bạn trẻ yêu thích cafe hay trà sữa biết đến. Tiếp theo, bạn cũng có thể thiết kế Website bán hàng cho quán để chạy quảng cáo và đăng sản phẩm.
3.3 Menu đồ dùng phải đa dạng
Khi lên menu để kinh doanh cafe, trà sữa, bạn nên có nhiều loại hương vị và loại topping để khách hàng thoải mái lựa chọn. Về phần cafe thì cần có thêm bạc xỉu, cacao hay các loại nước ngọt cho khách. Về phần trà sữa thì cần có các hương vị khác nhau, nhiều loại topping.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm kinh doanh của nhiều người đi trước, để quán thu hút được khách hàng thì ngoài cafe hay trà sữa bạn cũng nên kết hợp bán thêm một số đồ ăn vặt được yêu thích như: cá viên chiên, xoài lắc, bánh tráng trộn, khoai tây, khoai lang chiên, sữa chiên, nem rán, nem nướng, xúc xích, hạt hướng dương… để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng mà đặc biệt là các bạn trẻ.
4. Tạm kết
Hy vọng những chia sẻ trên của MISA CukCuk có thể phần nào giúp bạn hiểu hơn về thị trường kinh doanh cafe, trà sữa từ đó có định hướng khi bắt tay kinh doanh một cách hoàn chỉnh và lường trước những phát sinh có thể xảy ra. Bên cạnh đó, MISA CukCuk luôn sẵn sàng đồng hành cùng anh chị xuyên suốt hoạt động vận hành của mô hình. Chúc anh chị kinh doanh thành công!