Tea break là gì? Quy trình phục vụ tea break chuyên nghiệp

Tea break là gì

Những năm gần đây, tea break đã trở thành hình thức tiệc quen thuộc trong các buổi tiệc, hội thảo, sự kiện của người Việt. Những bữa tiệc tea break không quá cầu kỳ nhưng thể hiện được sự chu đáo, quán tâm đơn vị tổ chức dành cho khách mời. Nếu anh chị đang kinh doanh nhà hàng, khách sạn hoặc tiệm bánh cafe có thể tham khảo triển khai dịch vụ này để tăng doanh thu cho hàng quán. Cùng MISA CukCuk tìm hiểu chi tiết tea break là gì? Thực đơn và quy trình phục vụ đúng quy chuẩn qua bài viết sau.

I. Tea break là gì? Nguồn gốc ra đời & đặc điểm của tea break

Tea break, còn gọi là tiệc trà, tiệc ngọt, tiệc nhẹ hay bao quát hơn là refreshment, là việc giải lao để tái tạo năng lượng với thức ăn nhẹ và thức uống.

Team break thường diễn ra vào giữa giờ làm việc, giữa buổi học hay giữa những cuộc họp dài. Các khách mời có không gian và thời gian thư giãn thoải mái trò chuyện làm quen, giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng. Tùy thuộc vào nhu cầu của chủ tiệc, thời gian kéo dài sự kiện để lựa chọn địa điểm, thời điểm số lần của tea break.

Hiện nay, tea break được phục vụ phổ biến tại các nhà hàng, khách sạn có quy mô, phục vụ dịch vụ tiệc, họp, hội nghị hội thảo và mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp F&B:

  • Đa dạng hóa chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, quán cafe
  • Khẳng định thương hiệu
  • Tăng doanh thu

Ở Việt Nam, tea break còn được gọi là tiệc ngọt (hoặc là tiệc trà), coffee break để chỉ cụ thể món ăn hay thức uống mong muốn có trong giờ giải lao.

Tea break là gì

1.1. Về nguồn gốc ra đời tea break

Teabreak có nguồn gốc từ nền văn hóa phương Tây (Anh Quốc), nơi mà việc uống trà và thưởng thức bữa trưa nhẹ được coi là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Trong các buổi tea break đó, mọi người được quây quần bên nhau, thưởng thức ẩm thực, nhâm nhi đồ uống và chuyện trò giao lưu với nhau.

Đánh giá thị trường Việt Nam hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, đội nhóm hoặc cá nhân tìm kiếm, sử dụng dịch vụ tea break. Do đó, đây cũng là ý tưởng mở rộng thêm dịch vụ kinh doanh gia tăng doanh số của nhà hàng, khách sạn, tiệm bánh, quán cafe.

1.2. Đặc điểm của tea break

  • Hình thức: Tea break thường được tổ chức dưới hình thức tiệc đứng với trà, bánh ngọt, trái cây đi kèm
  • Thời điểm tổ chức: Thường được diễn ra vào giữa giờ giải lao của các buổi hội nghị, hội thảo để khách mời có khoảng thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và chuyện trò thoải mái trước khi tiếp tục tham gia sự kiện. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà một số tea break có thể được diễn ra trước sự kiện.
  • Thời gian diễn ra: Tea break thường được kéo dài khoảng từ 20 – 30 phút

1.3. Lợi ích của tea break

Hiểu được tea break là gì phần nào giúp anh chị hiểu được sự cần thiết của tổ chức tiệc tea break.

Với nhà hàng, khách sạn, tiệm bánh, quán cafe
  • Tăng doanh thu và lượng khách hàng tiềm năng
  • Thể hiện sự chuyên nghiệp trong dịch vụ
  • Khẳng định thương hiệu và chất lượng phục vụ
Với chủ tiệc, doanh nghiệp
  • Tạo ấn tượng tốt cho khách tham dự vè sự chỉn chu và chuyên nghiệp
  • Đáp ứng nhu cầu và mong muốn được nghỉ ngơi, thư giãn của khách hàng mời tham gia sự kiện
Với khách mời tham dự
  • Tậm hưởng không gian thư giãn, giảm căng thẳng trước khi bắt đầu hoặc sau khoảng thời gian tham dự sự kiện
  • Có không gian và thời gian để làm quan với khách mời tham dự khác, mở rộng mối quan hệ

II. Khám phá tea break ở các quốc gia trên thế giới

Tea break là một truyền thống phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với sự đa dạng văn hóa của mỗi quốc gia và khu vực, khái niệm này được biết đến với những cái tên khác nhau.

  • Tại Anh: Trà không chỉ là một món đồ uống thông dụng mà đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của quốc gia này. Do đó, không quá ngạc nhiên khi người lao động cũng thường chọn uống trà trong giờ giải lao. Thói quen này dần hình thành khái niệm Tea Break thay cho “break” và cũng mang ý nghĩa đề cập đến bữa ăn nhẹ giữa giờ.
  • Tại Mỹ: Khái niệm “nghỉ giữa giờ” trở nên phổ biến dưới cái tên Coffee Break. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1952, một chiến dịch quảng cáo của Pan – American Coffee Bureau (một công ty cà phê lâu đời) mới đánh mạnh vào sở thích uống cà phê của người tiêu dùng Mỹ. Chiến dịch này có khẩu hiệu “Give yourself a Coffee-Break – and Get What Coffee Gives to You” (tạm dịch: Hãy tặng cho mình giờ giải lao và thưởng thức những điều cà phê đem đến cho bạn). Từ đó, Coffee Break được đón nhận và phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay.
  • Tại Úc và New Zealand: Tuy người tiêu dùng ở 2 quốc gia này cũng có thói quen uống trà nhưng họ lại gọi là Smoko – một từ địa phương mang ý chỉ bữa ăn nhẹ trong thời gian nghỉ ngơi, tương tự Tea Break.
  • Tại Nhật Bản: Tea break được gọi là “ocha no jikan” và thường đi kèm với việc thưởng thức trà xanh và bánh ngọt.
  • Các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam cũng có tea break riêng, thường là việc thưởng thức trà và đồ ăn nhẹ trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn chính. Riêng tại Việt Nam, tea break xuất hiện vào năm 2007 tại các khách sạn, resort lớn và dần trở nên quen thuộc đối với khách hàng cùng như các mô hình kinh doanh F&B.

III. Quy trình phục vụ teabreak chuyên nghiệp 

Mặc dù tea break chỉ là một bữa tiệc nhỏ diễn ra trong khoảng thời gian không dài. Tuy nhiên, để tổ chức được một bữa tiệc tea break chuyên nghiệp, bạn cũng cần nắm rõ quy trình tổ chức và phục vụ, cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định địa điểm, khu vực tổ chức tiệc và khung thời gian

Bước 2: Xác định số lượng khách mời tham dự

Bước 3: Lên thực đơn

Bước 4: Tổ chức và phục vụ

  • Vệ sinh khu vực tổ chức
  • Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: ly, đĩa, muỗng,…
  • Bày biện sẵn các loại thức ăn, đồ uống trên bàn tiệc theo thực đơn
  • Hỗ trợ khách trong quá trình diễn ra tiệc, quan sát và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách
  • Vệ sinh sau tiệc
  • Set-up lại không gian

IV. Tham khảo menu tea break phổ biến 

4.1. Các món bánh mặn trong menu tea break 

Trong các buổi tea break sẽ có các món bánh mặn nhẹ nhàng để thực khách thưởng thức và trò chuyện với nhau. Dưới đây là gợi ý cho các món mặn có trong tea break menu:

  • Bánh mì xúc xích
  • Bánh bông lan trứng muối
  • Bánh mì cuộn ham cheese
  • Bánh phô mai nhật
  • Bánh pizza mini
  • Bánh hamburger
  • Bánh pate chaud

4.2. Các món bánh ngọt trong menu tea break

Đa dạng các loại bánh sẽ giúp thực khách dễ dàng lựa chọn hơn. Những loại bánh ngọt thường có trong tea break menu như:

  • Bánh Apple Danish
  • Bánh su kem
  • Bánh bông lan sốt chanh leo
  • Bánh cookies
  • Bánh cake chuối óc chó
  • Bánh Green Tea lemon mousse
  • Bánh tart trứng
  • Bánh bông lan cake nho

Menu bánh ngọt trong thực đơn tea break

4.3. Các món đồ uống và trái cây trong menu tea break 

Đồ uống cũng không thể thiếu trong menu tea break. Một số loại đồ uống dễ pha chế như:

  • Coffe hòa tan
  • Trà lipton
  • Các loại nước ép
  • Các loại sinh tố
  • Các loại trái cây theo mùa
  • Nước suối và nước ngọt đóng chai

Menu đồ uống trong thực đơn tea break

V. Những lưu ý cần biết khi tổ chức tiệc tea break

Bản chất tea break là một bữa tiệc nhẹ lót dạ nên thực đơn không cần quá cầu kỳ. Chỉ cần bánh ngọt, trái cây và đồ uống nhẹ là được. Tránh sử dụng các loại đồ uống có gas hay những món ăn chuẩn bị cầu kỳ. Nhưng nên đa dạng có nhiều sự lựa chọn cho thực khách.

Lựa chọn không gian thoáng mát và rộng rãi, ưu tiên những nơi có view đẹp để tổ chức tea break. Bàn ăn nên được phủ khăn trải bàn trang nhã, có vài bình hoa để bàn, để bàn ăn trở nên hài hòa và bắt mắt. Món ăn cần được sắp xếp theo trình tự hợp lý, nên có thêm bảng tên món tương ứng đặt trước hoặc bên cạnh từng món ăn.

Về vật dụng nên chọn sử dụng đĩa/cốc giấy hoặc các muỗng nhỏ bằng nhựa để khách hàng tiện cầm theo di chuyển quanh khu vực để trò chuyện với nhau. Chuẩn bị những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, du dương trong buổi tiệc để giúp mang tới cảm giác thư thái, dễ chịu cho khách mời. Tránh sử dụng các bản nhạc quá sôi động, gây ồn ào khiến khách mời không thể nói chuyện.

Tạm kết

Tea break đã trở thành một “bữa tiệc nhỏ” quen thuộc trong các buổi tiệc, hội thảo, sự kiện của người Việt. Hy vọng, những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk đã giúp anh chị hiểu hơn tea break là gì, quy trình phục vụ tea break để có thể mở rộng loại hình dịch vụ cho nhà hàng, quán cafe của mình.

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích.

dang-ky-nhan-tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả