Tìm hiểu từ A-Z về nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt BreadTalk

Cơ hội kinh doanh mô hình bánh ngọt đang dần nở rộ trong những năm gần đây. Bên cạnh các thương hiệu mở mới, một số chủ đầu tư lựa chọn cách thức mua nhượng quyền của các tên tuổi đã có chỗ đứng trên thị trường để có thể dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng cũng như nhanh chóng phát triển mô hình kinh doanh của mình. Trong số đó có BreadTalk – một trong những thương hiệu bánh ngọt đa quốc gia nhận được sự quan tâm, ưa chuộng của đông đảo thực khác cũng đã sở hữu cho mình 20 cửa hàng tại các tỉnh thành trên cả nước. Trong nội dung bài viết dưới đây, MISA CukCuk sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết về cách thức nhận nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt này.

BreadTalk

1. Đôi nét về thương hiệu BreadTalk

1.1. Lịch sử hình thành

BreadTalk được phát triển bởi tiến sĩ George Quek (người Singapore). Ông đã biến chiếc bánh mì một món ăn khiêm nhường thành một sản phẩm mang một phong cách sống hiện đại. Kể từ những năm 2000, BreadTalk đã được giới thiệu với khách hàng một văn hoá bánh mì chưa từng có. Với BreadTalk, những món ăn truyền thống hàng ngày giờ đã được định nghĩa lại để biểu tượng hoá giá trị của cuộc sống hiện đại – sáng tạo và bất ngờ nhưng đan xen vào đó là một chút vui tươi và thời thượng.

logo thương hiệu

1.2. Đặc trưng thương hiệu

BreadTalk mang một khẩu vị tinh tế, hình thức sang trọng và đẹp đẽ cùng với hương vị thơm ngon. Kể từ khi ra đời cho đến thời điểm hiện nay, BreadTalk đã nhận được nhiều giải thưởng trên thị trường quốc tế, tiêu biểu nhất là giải thưởng Thiết kế Châu Á năm 2004 được tổ chức bởi Trung Tâm Thiết Kế Hồng Kông về những giải pháp tổng thể cho việc thiết kế cũng như làm nổi bật nhãn hiệu. Giải thưởng này đã đưa tên tuổi của BreadTalk lên hàng đầu và đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa trong công cuộc phát triển thương hiệu. 

1.3. BreadTalk của ngày nay

Trong quá trình đổi mới và sáng tạo, BreadTalk của hơn 12 năm qua là ảnh chụp qua ba thế hệ đặc biệt. Nhưng giờ đây BreadTalk tự hào công bố khái niệm thế hệ thứ 4 đi cùng với chiến dịch “Get Talking” một sáng kiến mang tính toàn cầu nhằm mục đích thay đổi cách thức nhìn thấy, cảm nhận hương vị của thương hiệu. 

Hiện nay, BreadTalk đã có hơn 4000 cửa hàng trải rộng ra khắp các quốc gia như: Philippine, Malaysia, Đài Bắc, Ma Cao, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… Trong số đó có cả Việt Nam với 20 cửa hàng. 

breadtalk cửa tiệm bánh mì

Đã có thời điểm, công ty mẹ BreadTalk ở Singapore hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán, điều này làm không ít những người quan ngại rằng hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam cũng bị ảnh hướng. Đó cũng là thời điểm dịch Covid-19 đang có những diễn biến vô cùng phức tạp, đối với thị trường nói chung và đặc biệt với ngành F&B là một thách thức to lớn để vượt qua. Thời điểm này, đại diện thương hiệu tại Việt Nam cũng nhận định, tình hình kinh doanh của BreadTalk Việt Nam có ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng này không đến từ công ty mẹ mà do tác động của thị trường F&B Việt Nam nói chung.

>> Nhượng quyền bánh mì: Hình thức kinh doanh vốn ít lãi cao 

2. Những đặc điểm nổi bật của nhượng quyền bánh ngọt – BreadTalk 

2.1. Chất lượng sản phẩm

Có mặt tại Việt Nam sau hơn 14 năm, BreadTalk đã là cái tên không còn quá xa lạ đối với các thực khách ở Sài Gòn và khắp cả nước, BreadTalk đã và đang trở thành địa điểm hấp dẫn của nhiều tính đồ yêu thích bánh ngọt.

Thấu hiểu tâm lý của khách hàng, BreadTalk Việt Nam không ngừng hoàn thiện và luôn bắt kịp với xu hướng hiện đại. Điều này được thể hiện rõ ở thực đơn với hơn 100 loại bánh như: bánh trung thu, bánh kem, bánh ngọt, bánh mặn, bánh mì, bánh cookie… Do đó khách hàng có thể tha hồ lựa chọn những loại bánh phù hợp với sở thích của bản thân.

Bánh mì của BreadTalk

Ngoài ra khách hàng có thể lựa chọn thêm một số loại bánh có kem như: Tiramisu, Black Forest, Mocha Cheese, Les Opera,… Đối với những thực khách yêu thích dòng bánh truyền thống nổi tiếng ở Singapore không thể bỏ qua:

  • Flosss kem trứng mang đậm vị béo ngậy, Flosss cay nồng, Spring the city rau củ,
  • Croissant: cheese croisant, cheese lave croissant, tart golden chez, tart Orig chez, tuna croissant, yaya egg tart, golden lava croissant 
  • Pumpkin Toast, Cranberry Toast, Dark rye Toast…
  • Combo: Những bạn trẻ văn phòng hay các bạn học sinh sinh viên thường vội vã vào buổi sáng sẽ không quá lo lắng vì đã có ngay những combo nhanh gọn và tiện lợi. 
các loại bánh của breadtalk Các loại bánh của breadtalk

2.2. Thông điệp truyền thông

Với thông điệp mà thương hiệu BreadTalk mang lại đó chính là “Bánh mì biết nói, tươi mới mỗi ngày”, khắt khe và cẩn thận từ những khâu chọn nguyên liệu, thợ làm bánh giỏi nghề được đào tạo theo đúng quy chuẩn của BreadTalk Singapore đưa ra. Chính vì lẽ đó mà sản phẩm trước khi được đưa lên kệ phải luôn đảm bảo được chất lượng và phải là những chiếc bánh tươi và ngon nhất.

4. Chi phí nhượng quyền Breadtalk

Nhượng quyền được xem là một hình thức kinh doanh khá phổ biến nhằm giúp cho thương hiệu ngày càng được mở rộng và được nhiều người biết đến hơn. Một trong những thương hiệu bánh ngọt nổi tiếng hiện nay – BreadTalk đang là một trong những thương hiệu bánh ngọt sử dụng hình thức nhượng quyền này trong việc mở rộng kinh doanh ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hiện tại Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Bình Minh Toàn Cầu là ông Lý Quí Trung đã mua nhượng quyền thương hiệu này. 

Lý Quý Trung - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Bình Minh Toàn Cầu - chủ chuỗi nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt breadtalk

Ông cũng chia sẻ thêm, việc tiếp nhận, mở một cửa hàng BreadTalk rơi vào khoảng 6 tỉ đồng. Kỳ vọng của ông là nhân rộng số lượng cửa hàng này trên toàn quốc với số lượng cửa hàng lớn hơn. Ông cũng nhận định, chất lượng của thương hiệu không nằm ở việc bày trí từng chiếc bánh hay pha tách trà đẹp mà nằm từ khâu sản xuất, từ những chiếc máy nhào bột, từ những nguyên vật liệu làm nên chiếc bánh.

Ông chia sẻ thêm, ông chưa biết chắc chắn BreadTalk có thành công tại Việt Nam hay không nhưng với thị trường Trung Quốc và Indonesia, thương hiệu này đã có những hoạt động kinh doanh khởi sắc. Đánh giá khách quan, 2 quốc gia này đều có sự tương đồng về mức độ phát triển dân số cũng nhu thu nhập bình quân đầu người. Điều này cũng giúp ông củng cố thêm niềm tin vững chắc vào hệ thống đang từng bước xây dựng của BreadTalk.

breadtalk cửa hàng đẹp - nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng cửa hàng đã chạm mốc 20 với chất lượng và uy tín thương hiệu được đánh giá cao trên thị trường. Điều này cho thấy tập đoàn của ông Trung đã có hướng khai thác tốt đối với thương hiệu bánh này. Chất lượng của sản phẩm được người dùng ghi nhận theo thời gian và dành sự yêu mến nhất định.

Đây cũng là một trong số những thương hiệu bánh ngọt ngoại bên cạnh thương hiệu như tous les jous vẫn còn giữ phong độ được đến thời điểm hiện tại. Điểm khác biệt là nếu như tous les jous bán bánh mì kiểu Pháp nhưng có ông chủ là người Hàn Quốc, thì với BreadTalk, thương hiệu này khi được nhượng quyền về Việt Nam, do người Việt trực tiếp điều hành và phát triển theo cách thấu hiểu người Việt nhất. Đó cũng là thế mạnh mà ông Trung vô cùng tự tin về thương hiệu của mình. Chi phí nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt ngoại cũng không hề nhỏ nếu chủ đầu tư lựa chọn thương hiệu đã có tiếng tăm trên thị trường.

5. Tạm kết

Hy vọng những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk đã giúp anh chị hiểu rõ hơn về hoạt động nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt BreadTalk – một trong những mô hình bánh ngọt nhận được sự ủng hộ của đông đảo khách hàng. Cũng từ đó, anh chị có thể rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân khi nhận nhượng quyền kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vực F&B. Bên cạnh đó, MISA CukCuk cũng tổng hợp những nội dung chuyên sâu về vận hành, quản lý các mô hình F&B để anh chị tham khảo tại chuyên trang Kiến thức. Mong rằng anh chị sẽ đón nhận!

dang-ky-nhan-tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả