Tiền tip là gì? Cách chia tiền tip cho nhân viên nhà hàng

Tiền tip (hay còn gọi là tiền bo) là khoản tiền nhỏ mà khách hàng tặng thêm cho nhân viên sau khi nhận được dịch vụ, như một cách thể hiện sự hài lòng hoặc cảm ơn. Ở Việt Nam, văn hóa tiền tip đã trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn nhiều điều thú vị cần khám phá. Hãy cùng MISA CukCuk tìm hiểu tiền tip là gì và được áp dụng ra sao ở các nước khác nhau trong bài viết dưới đây.

1. Tiền tip là gì?

“Tip” là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “To Insure Promptness”. Tiền tip (tiền boa) là một khoản tiền nhỏ không nằm trong chi phí hóa đơn thanh toán mà khách hàng muốn đưa cho người đã phục vụ mình. Nó có ý nghĩa như một lời cảm ơn, khuyến khích cũng như đánh giá cao về thái độ và cách làm việc của nhân viên khi mang đến sự hài lòng và thoải mái nhất.

Tiền tip là gì
Tìm hiểu tiền tip là gì trong ngành dịch vụ

Việc nhận tiền tip giúp nhân viên có thêm thu nhập và động lực để làm việc tốt hơn. Ở nhiều nước, tiền tip trở thành một phần của văn hóa dịch vụ, dù không phải lúc nào cũng là điều bắt buộc. Mức độ phổ biến và cách thức tip cũng có thể khác nhau tùy nơi.

Tại Việt Nam, tiền tip thường được gọi là “tiền bo”, xuất phát từ cụm từ “pour boire” trong tiếng Pháp, mang nghĩa “dành cho uống nước”. Ngày nay, từ “bo” vẫn được nhiều người, đặc biệt là ở miền Nam, sử dụng để chỉ khoản tiền nhỏ nhằm cảm ơn nhân viên vì đã phục vụ chu đáo.

Nguồn gốc của tiền tips

Có một số giả thuyết thú vị về nguồn gốc của từ “tip” (tiền cho thêm cho người phục vụ). Vào thế kỷ XVII, “tip” ban đầu được sử dụng như một động từ, có nghĩa là “để cho”. Theo bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, các lãnh chúa phong kiến thường ném tiền vàng cho người nghèo trên phố để họ không quấy rầy hoặc cản trở đường đi. Hành động này có thể được xem là một trong những nguồn gốc của việc tặng tiền thêm cho người khác, đặc biệt là những người phục vụ.

Nguồn gốc ra đời của tiền tip
Nguồn gốc ra đời của tiền tip

Ngoài ra, một giả thuyết khác cho rằng “tip” là viết tắt của cụm từ “To Insure Promptness” (để đảm bảo sự nhanh chóng). Nguồn gốc này xuất phát từ các quán cà phê tại Anh vào thế kỷ XVI, khi khách hàng để lại một khoản tiền thêm cho nhân viên để được phục vụ tốt hơn.

Cũng có câu chuyện kể rằng sau khi thanh toán, một khách hàng đã trả thêm tiền cho nhân viên khách sạn để cảm ơn về sự chăm sóc chu đáo. Dần dần, tiền tip trở thành một nét văn hóa phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.

2. Ai là người nhận tiền tip?

2.1. Nhân viên lễ tân 

Lễ tân là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời cũng là người hỗ trợ khách hàng toàn bộ quá trình check in, check out, giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn mọi vấn đề cho khách hàng,…

Lễ tân là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng tiếp xúc với khách hàng
Lễ tân là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng tiếp xúc với khách hàng

Đây được xem là bộ phận quan trọng và mang hình ảnh đại diện đầu tiên cho khách sạn, nhà hàng. Ngoài ra, lễ tân còn quyết định tới phần lớn sự hài lòng của khách về trải nghiệm tại địa điểm. Do vậy, nhiều khách hàng cảm thấy thật sự hài lòng với lễ tân sẽ không ngần ngại tip thêm cho vị trí này.

2.2. Nhân viên phục vụ khách sạn/nhà hàng

Trong nhiều nhà hàng và khách sạn, tiền tip có thể được tính trực tiếp vào hóa đơn dưới dạng phí dịch vụ (thường chiếm từ 10-15% tổng số tiền thanh toán). Tuy nhiên, ngay cả khi phí này đã được áp dụng, một số khách hàng vẫn sẵn sàng để lại thêm tiền tip nếu họ cảm thấy hài lòng với thái độ và chất lượng phục vụ của nhân viên.

Điều này thể hiện sự đánh giá cao và khuyến khích nhân viên tiếp tục làm việc tốt hơn, đặc biệt trong những trải nghiệm ăn uống hoặc nghỉ ngơi chất lượng cao.

2.3. Nhân viên phụ trách phòng, buồng

Trong khách sạn, các nhân viên phụ trách phòng buồng (housekeeping) cũng thường nhận được tiền tip từ khách lưu trú. Thậm chí, số tiền này có thể cao hơn mức thông thường bởi vì khách hàng rất chú trọng đến sự sạch sẽ và thoải mái của phòng nghỉ.

Việc có một không gian nghỉ ngơi gọn gàng, thoáng mát và an toàn là yếu tố quan trọng trong trải nghiệm của khách hàng, và họ sẵn sàng tip thêm cho nhân viên nếu phòng được dọn dẹp chu đáo. Những nhân viên này chính là người đảm bảo cho du khách một không gian nghỉ ngơi thoải mái, tạo ra sự hài lòng và cảm giác được chào đón.

2.4. Tài xế / shipper

Shipper hay được tip khi giao hàng nhanh chóng với thái độ thân thiện
Shipper hay được tip khi giao hàng nhanh chóng với thái độ thân thiện

Tài xế & shipper thường nhận tiền tip từ khách hàng như một lời cảm ơn.

  • Tài xế taxi: Nhận tip khi phục vụ tốt, giúp đỡ khách hàng như hỗ trợ hành lý hoặc có thái độ thân thiện, nhiệt tình.
  • Shipper giao hàng: Được tip khi giao hàng nhanh chóng, đúng giờ hoặc phục vụ tận tâm, chẳng hạn như mang hàng lên tận nhà hoặc giữ đồ ăn cẩn thận.

3. Văn hóa tiền tip hiện nay ở một số quốc gia

Văn hóa tip tiền có nguồn gốc từ châu Âu, bắt đầu từ nước Anh vào khoảng thế kỷ 17. Ban đầu, tiền tip được sử dụng như một cách để những người giàu có thể thể hiện lòng biết ơn và duy trì mối quan hệ với người phục vụ tại nhà, như quản gia hoặc người hầu bàn, nhằm đảm bảo họ nhận được dịch vụ chu đáo và kịp thời. Từ Anh, thói quen này lan sang các nước châu Âu khác và cuối cùng là đến Hoa Kỳ.

Văn hóa tip tiền xuất hiện tại Việt Nam muộn hơn so với nhiều nước phương Tây và có lẽ phổ biến từ khoảng đầu thế kỷ 21, khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế và ngành du lịch, dịch vụ phát triển mạnh mẽ.

3.1. Văn hóa tip tại Việt Nam

Ở Việt Nam, việc tip không mang tính bắt buộc như ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, ngày càng nhiều khách hàng Việt Nam tự nguyện để lại tiền tip như một cách thể hiện sự hài lòng với dịch vụ nhận được.

Điều này đặc biệt phổ biến trong các nhà hàng cao cấp, khách sạn, và các quán cà phê phục vụ khách nước ngoài. Mức tip ở Việt Nam thường dao động từ 5-10% hoặc đôi khi chỉ là số tiền lẻ còn dư lại sau khi thanh toán.

Khi hài lòng với dịch vụ, khách hàng thường để lại tiền tip trực tiếp cho nhân viên phục vụ
Khi hài lòng với dịch vụ, khách hàng thường để lại tiền tip trực tiếp cho nhân viên phục vụ

Văn hóa tip chủ yếu xuất hiện trong những ngành dịch vụ:

  • Nhà hàng & quán cà phê: Nếu khách hài lòng với dịch vụ, họ thường để lại tiền tip trực tiếp cho nhân viên phục vụ, phổ biến ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng – nơi có đông khách du lịch nước ngoài.
  • Khách sạn: Các nhân viên như bellboy, nhân viên dọn phòng và phục vụ đều có thể nhận được tip từ khách lưu trú, nhất là khi họ cung cấp dịch vụ chu đáo, giúp khách có trải nghiệm tốt hơn.
  • Giao hàng và vận tải: Shipper hoặc tài xế taxi như GrabBike, Xanh SM có thể nhận được tip từ khách hàng khi họ giao hàng nhanh, nhiệt tình hỗ trợ hoặc giúp đỡ trong những tình huống đặc biệt.

Văn hóa tip ở Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng. Tại các khu vực phát triển như TP.HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc – nơi đón nhiều du khách nước ngoài, văn hóa tip đã phổ biến hơn nhờ ảnh hưởng từ khách du lịch quốc tế. Ngược lại, tại những khu vực ít khách du lịch, tiền tip không quá phổ biến và người nhận cũng không kỳ vọng vào khoản tiền này.

Tóm lại, văn hóa tip ở Việt Nam là một hành động tự nguyện, không mang tính ép buộc. Việc khách hàng để lại tiền tip không chỉ thể hiện sự đánh giá cao đối với nhân viên mà còn khuyến khích họ làm việc tận tâm và nhiệt tình hơn.

3.2. Văn hóa tip trên thế giới 

Trên thế giới, tiền tip đã trở thành một phần văn hóa dịch vụ quan trọng tại nhiều quốc gia, nhưng mức độ phổ biến và quy tắc lại có sự khác biệt rõ rệt. Ở một số nơi, tiền tip được coi là gần như bắt buộc, trong khi tại các quốc gia khác, điều này lại khá xa lạ và thậm chí có thể bị xem là không tôn trọng.

  • Mỹ: Tiền tip gần như bắt buộc trong các nhà hàng, thường từ 15-20% tổng hóa đơn.
  • Canada: Tương tự Mỹ, khách hàng thường tip khoảng 10-15%. Mặc dù tiền tip không cộng vào hóa đơn, nhưng đó là hành động rất phổ biến.
  • Pháp: Hóa đơn đã bao gồm 15% phí dịch vụ, nhưng khách hàng vẫn thường tip thêm một ít như lời cảm ơn cho nhân viên.
Văn hóa tip trên thế giới 
Văn hóa tip trên thế giới
  • Nhật Bản: Tiền tip không phải là văn hóa thông dụng và có thể bị xem là hành động thiếu tôn trọng. Người Nhật coi việc phục vụ tốt là trách nhiệm và niềm tự hào, không cần đến tiền tip để ghi nhận.
  • Hàn Quốc: Không có văn hóa tip vì nhân viên khách sạn và nhà hàng được trả lương đầy đủ, phù hợp với công sức của họ.
  • Phần Lan: Tiền tip không phổ biến do hệ thống phúc lợi xã hội tốt, đảm bảo nhân viên nhận được thu nhập ổn định.
  • Australia, Thái Lan, Đan Mạch: Tiền tip không bắt buộc, khách có thể lựa chọn tip hoặc không, và nhân viên vẫn nhận được lương ổn định.
  • Italy: Việc tip có thể bị hiểu là ám chỉ nhân viên được trả lương thấp, do đó ở đây, tip thường không phổ biến và đôi khi còn bị cấm nhận để tránh hiểu lầm.

Nhìn chung, văn hóa tiền tip trên thế giới thể hiện sự đa dạng và khác biệt, phụ thuộc vào văn hóa và hệ thống lao động của từng quốc gia. Hiểu rõ các quy tắc tiền tip tại mỗi nơi sẽ giúp khách du lịch hành xử phù hợp và tránh những tình huống khó xử không đáng có.

Bạn có thể tham khảo “bản đồ tiền tip” sau:

MISA AMIS
Bạn đang gặp khó trong kinh doanh?THỬ NGAY MISA CUKCUK - X3 DOANH THU

4. Cách chia tiền tip hiệu quả để tăng động lực nhân viên

Có nhiều cách để chia tiền tip cho nhân viên nhà hàng sao cho công bằng và tạo động lực làm việc. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

1. Chia đều theo giờ làm việc (Tipping Pool)

  • Cách thực hiện: Tổng tiền tip sẽ được cộng lại và chia đều dựa trên số giờ làm việc của mỗi nhân viên trong ngày.
  • Ưu điểm: Phương pháp này đảm bảo công bằng cho nhân viên vì những người làm lâu hơn sẽ nhận được phần tip lớn hơn.
  • Phù hợp với: Nhà hàng có sự chênh lệch thời gian làm việc giữa nhân viên.

2. Chia theo phần trăm doanh thu (Percentage of Sales)

  • Cách thực hiện: Tiền tip sẽ được chia dựa trên phần trăm doanh thu mà mỗi nhân viên phục vụ đạt được trong ngày.
  • Ưu điểm: Khuyến khích nhân viên bán hàng tốt hơn và phục vụ chu đáo hơn.
  • Phù hợp với: Nhà hàng có doanh thu từ phục vụ là chủ yếu.

3. Chia theo cấp bậc và vai trò (Tip-out System)

Cách thực hiện: Tiền tip được chia theo vai trò của từng nhân viên, ví dụ: nhân viên phục vụ nhận 70%, nhân viên pha chế nhận 20%, và nhân viên bếp nhận 10%.

Ưu điểm: Phân bổ tiền tip hợp lý dựa trên vai trò và trách nhiệm của từng người.

Phù hợp với: Nhà hàng có nhiều vị trí hỗ trợ và liên quan đến việc phục vụ khách.

4. Chia đều cho toàn bộ nhân viên (Even Split)

Cách thực hiện: Tổng tiền tip được chia đều cho tất cả nhân viên làm việc trong ngày hoặc ca làm việc.

Ưu điểm: Đảm bảo tất cả nhân viên đều nhận được phần thưởng công bằng, không phân biệt vai trò.

Phù hợp với: Nhà hàng nhỏ, nơi tất cả nhân viên đều có đóng góp trực tiếp vào dịch vụ khách hàng.

5. Thưởng cho cá nhân (Individual Tips)

Cách thực hiện: Nhân viên nhận toàn bộ số tiền tip do chính khách hàng của mình đưa.

Ưu điểm: Động viên nhân viên phục vụ tận tâm và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Phù hợp với: Nhà hàng cao cấp, nơi từng nhân viên phục vụ có thể tạo dấu ấn cá nhân với khách hàng.

Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào mô hình và quy mô của nhà hàng để lựa chọn cách chia tiền tip phù hợp.

>> Tham khảo: [Tải miễn phí] Bảng mô tả công việc các vị trí trong nhà hàng, quán cafe

5. Bí quyết để nhận được nhiều tiền bo

  • Phục vụ khách thái độ chuyên nghiệp và nhiệt tình nhất
  • Đảm bảo không gian của khách luôn sự ngăn nắp và gọn gàng
  • Chào đón khách với tâm thế thân thiện, lịch sự
  • Trong bữa ăn của khách hàng nên tinh tế để ý và hỏi xem họ có cần phục vụ thêm gì không bằng những câu hỏi khéo léo như “Đồ ăn của anh chị thế nào ạ?”, “Mọi thứ vẫn ổn chứ ạ?”, “Anh chị có cần thêm gì không?”… Nếu khách hàng có yêu cầu gì thì giải quyết ngay
  • Đảm bảo nhanh chóng, phục vụ trong thời gian nhanh nhất có thể
  • Rót nước, cafe khi có yêu cầu, thậm chí là chủ động khi thấy đồ uống sắp hết
  • Luôn phục vụ các món từ phía bên tay trái của khách hàng
  • Không chủ động dọn bát đĩa khi khách chưa rời khỏi nhà hàng
  • Sau khi khách dùng bữa xong, hãy dọn bàn từ phía bên phải của khách
  • Cảm ơn và tạm biệt khi khách rời khỏi nhà hàng/khách sạn

6. Một số lưu ý khi đưa tiền tip cho nhân viên

  • Chọn thời điểm thích hợp: Nên đưa tip sau khi dịch vụ hoàn tất, khi nhân viên rời bàn hoặc chào tạm biệt. Điều này thể hiện sự đánh giá cao dành cho công việc họ đã làm.
  • Đưa tiền tip khéo léo: Đưa tip một cách nhẹ nhàng, chẳng hạn kèm theo lời cảm ơn hoặc đặt trong phong bì nhỏ, để tránh gây chú ý và làm nhân viên bối rối.
tiền tip là gì
Lưu ý khi đưa tiền tip cho nhân viên
  • Kiểm tra trước: Đảm bảo tiền tip chưa được cộng vào hóa đơn như phí dịch vụ, tránh việc tip thêm không cần thiết.
  • Tôn trọng văn hóa & phong tục địa phương: Tìm hiểu văn hóa tiền tip ở từng nơi, vì có nơi coi việc tip là bắt buộc, nhưng cũng có nơi thấy đó là hành động thiếu lịch sự.

7. Tạm kết

Trên đây MISA CukCuk đã chia sẻ thông tin chi tiết về tiền tip, từ khái niệm, văn hóa tiền tip tại Việt Nam và trên thế giới, cho đến những lưu ý khi đưa tip cho nhân viên. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tiền tip và những điểm khác biệt về văn hóa tip ở các quốc gia.

Dù không phải lúc nào cũng bắt buộc, tiền tip vẫn là một cách thể hiện sự cảm ơn và đánh giá cao đối với dịch vụ tận tâm, chu đáo. Chúc bạn có những trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời!

Bài viết liên quan
Xem tất cả