Hiện nay thế giới đang trong xu thế toàn cầu hóa, ngành du lịch phát triển. Việc mở nhà hàng Âu giúp đáp ứng được nhu cầu ăn uống của du khách đặc biệt là người Phương Tây. Vậy để mở nhà hàng Âu cần những điều gì? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của MISA CukCuk nhé!
Mở nhà hàng Âu cần bao nhiêu vốn?
Khi mở kinh doanh nhà hàng Âu bạn cần tính toán chi phí cụ thể của từng hạng mục, dự tính rủi ro và những biến đổi của thị trường trong tương lai gần. Để khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng Âu, vốn là điều yêu cầu phải có.
Vốn chi trả cho việc mặt bằng kinh doanh, mua nguyên liệu, dụng cụ, nội thất để trang trí cho quán, thuê đầu bếp, nhân viên. Bên cạnh đó, để dự trù cho những sự cố xảy ra thì cũng phải cần có một khoản phí chi trả. Dưới đây là một số lưu ý để xem xét cần bao nhiêu tiền để mở nhà hàng Âu.
Chi phí mặt bằng thường chiếm tới 30% ngân sách mở nhà hàng. Chính vì thế, việc thuê mặt bằng cần được thực hiện cẩn trọng để không bị “hớ” giá tiền. Để không bị rơi vào hoàn cảnh “tiền mất tật mang” thì nên tìm hiểu kỹ chỗ thuê để tránh bị lừa đảo. Chi phí thuê mặt bằng cao hay thấp thường phụ thuộc vào các yếu tố như: diện tích, vị trí khu đất, khả năng cải tạo, mật độ giao thông và tình hình an ninh trong khu vực.
Trước khi bắt đầu kinh doanh là khoảng thời gian khó khăn và không ổn định. Đa số các chủ cho thuê sẽ yêu cầu đặt cọc mặt bằng kinh doanh từ 3 đến 6 tháng nên bạn cần chuẩn bị một số tiền trước khi bắt đầu kinh doanh. Thông thường chi phí trung bình thuê mặt bằng là 30 triệu/tháng. Tức bạn cần chuẩn bị từ 90 triệu đến 180 triệu để có thể có cơ hội thuê vị trí đắc địa này.
Một lưu ý quan trọng để bạn có thể thuê mặt bằng với giá tốt và vị trí đẹp đó là tính toán cả các hạng mục công trình phụ có sẵn và các đầu mục phải cải tạo để thương lượng lại giá với chủ cho thuê. Ví dụ nếu mặt bằng nhà hàng có diện tích bếp quá hẹp, không có nhà vệ sinh, trần thấp thì nên yêu cầu chủ cho thuê giảm bớt giá thuê để đỡ một phần chi phí.
Tuy nhiên hãy khảo sát xem khu vực này có được nhiều người tìm đến thuê không đã nhé vì nếu có quá đông những đối thủ cạnh tranh đang nhăm nhe vị trí này thì nên chốt ngay thay vì cứ kéo dài thời gian thương lượng giá.
Lựa chọn địa điểm để mở quán ăn, nhà hàng Âu
Địa điểm mặt bằng để mở nhà hàng Âu cũng phải được người kinh doanh lựa chọn kỹ. Nên chọn khu vực tập trung đông khách du lịch nước ngoài hoặc những khu văn phòng. Chọn vị trí nổi bật, dễ tìm thấy, dễ tiếp cận trên đường lớn hoặc góc giao lộ, cần cân nhắc để chọn những quán có mặt tiền rộng rãi, thuận tiện để xe cho khách hàng.
Thời điểm mở nhà hàng Âu
Khi nào nên mở nhà Âu? Trong năm sẽ có những tháng khách du lịch không nhiều. Bạn nên chọn thời gian này để thiết kế thi công nhà hàng. Khi vào mùa cao điểm khách du lịch đông hoặc vào mùa lễ hội quán của bạn đi vào hoạt động trơn tru, sẵn sàng phục vụ hàng trăm lượt khách.
Bí quyết trang trí nhà hàng Âu sao cho thu hút khách hàng
Mở cửa hàng cần bao nhiêu vốn để tu sửa, trang trí lại cho quán? Khi thuê được mặt bằng kinh doanh, chắc hẳn bạn sẽ không tránh khỏi những chỗ mặt bằng nhà hàng có diện tích bếp quá hẹp, không có nhà vệ sinh, trần thấp,… những khuyết điểm này tuy ban đầu có thể giúp bạn giảm bớt chi phí thuê nhưng nếu không tu sửa, trang trí lại những bộ phận này sẽ khiến cho nhà hàng không thu hút được khách hàng.
Chi phí nội thất bao gồm: tiền mua sắm bàn ghế, rèm cửa, đồ trang trí tường, những dụng cụ, vật dụng mang lại không gian thẩm mĩ cho quán. Ngoài ra, tiền mua sơn và các lựa chọn màu sơn cho quán cũng là một khâu quan trọng quyết định màu sắc của toàn bộ quán ăn. Nên lựa chọn những đồ nội thất, trang trí có màu trắng, đồng, vàng, cẩm thạch hoặc màu sắc đậm nhưng dễ chịu (đặc biệt là xanh lá úa hoặc nhạt hơn,…
- Chi phí sơn sửa lại mặt bằng: Tùy vào quy mô và phong cách thiết kế của nhà hàng mà chi phí có thể dao động từ 15 – 30 triệu đồng.
- Chi phí mua sắm bàn ghế: Trung bình khoảng 50 triệu đồng cho 20 bộ bàn ghế. Tuy nhiên tùy vào phong cách mà nhà hàng hướng tới mà lựa chọn chất liệu bàn ghế tương ứng với giá tiền khác nhau.
- Chi phí sắm sửa đồ trang trí: Hạng mục chi phí này phụ thuộc hoàn toàn vào phong cách thiết kế của quán. nhà hàng Âu với phong cách thiết kế theo kiểu châu Âu thì những vật dụng trang trí như tranh, đồng hồ,… phải theo hướng phương Tây.
Vì đây là công đoạn quan trọng nên phải căn cứ vào nguồn vốn kinh doanh quán mà bạn có để cân nhắc chọn lựa sao cho phù hợp nhé.
Dưới đây là những phong cách thiết kế theo kiểu phương Tây mà bạn có thể tham khảo để sở hữu cho mình quán ăn đồ Âu thu hút nhất:
- Neoclassical European style
- European Minimalist Style
- Art Deco Design Style
- Scandinavian with Nordic Style
- European Industrial Style
- European Vintage Style
- European Mid Century Style
- Bohemian Style
- Dutch Renaissance Style
- French Style
- Modern European Style
Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 mẫu thiết kế nội thất nhà hàng 5 sao đẹp mọi thời đại
- Tư vấn thiết kế nội thất nhà hàng Âu hài hòa giữa cổ điển và hiện đại
Xây dựng thương hiệu kinh doanh của nhà hàng Âu
Muốn để lại dấu ấn cho khách hàng, thu hút thật nhiều khách hàng đến thưởng thức đồ Âu thì người kinh doanh cần xây dựng cho quán thương hiệu riêng. Thương hiệu kinh doanh thể hiện ở bảng hiệu kinh doanh, cách trang trí bảng hiệu, phong cách đặc trưng của quán, thực đơn, mùi vị của thức ăn âu. Ngoài ra, cách phục vụ khách hàng vui vẻ, nhiệt tình, ân tình cũng tạo ra nét dấu ấn riêng trong tâm trí của khách hàng khi trải nghiệm đồ ăn ở quán.
Kinh doanh nhà hàng muốn để lại dấu ấn cho khách hàng, thu hút thật nhiều khách hàng đến thưởng thức đồ Âu thì người kinh doanh cần xây dựng cho
Đăng ký thương hiệu kinh doanh
Việc đăng ký thương hiệu kinh doanh cũng mang tính chất trọng yếu. Đăng ký thương hiệu kinh doanh bao gồm việc đăng ký tên của quán đồ ăn âu, những món ăn đặc trưng của quán là đồ ăn phương Tây,…
Trong việc mở nhà hàng Âu, sẽ có những đối thủ cạnh tranh hoặc đơn giản chỉ muốn lấy bớt khách hàng của bạn vì thế họ đạo nhái thương hiệu, những khách hàng nước ngoài nếu không tìm hiểu kỹ về nhà hàng của bạn thì sẽ bị trường hợp ăn nhầm quán, nếu chất lượng quán đạo nhái ấy không ngon, không an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ đánh giá thương hiệu kinh doanh của bạn là không ngon và các sự việc đáng tiếc sau này. Vì thế việc đăng ký kinh doanh thương hiệu là điều vô cùng cần thiết cho nhà hàng Âu của bạn.
Đa dạng hình thức kinh doanh (ăn tại chỗ, bán hàng về, online…)
2 hình thức kinh doanh phổ biến là offline (bán trực tiếp tại nhà hàng, quán ăn) và online (mạng xã hội, website, ứng dụng đặt đồ như GrabFood, Baemin, ShopeeFood…). Đặc biệt sau đại dịch Covid-19, xu hướng đặt đồ ăn online trên các app lại càng phổ biến. Nhiều nhà hàng, quán ăn cũng đa dạng kênh online để tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng và gia tăng trải nghiệm ăn uống cho khách hàng.
Có nhà hàng, quán ăn chỉ phục vụ online, thực hiện livestream trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok… để quảng cáo sản phẩm của mình. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, sản phẩm và ngân sách đầu tư của nhà hàng Âu, bạn có thể chọn cho mình những hình thức kinh doanh và kênh bán hàng phù hợp.
Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Việc thuê nhân viên làm việc cho quán đầu bếp là con át chủ bài quyết định đến mùi vị của món ăn, từ mùi vị đồ ăn có ngon hay không sẽ dẫn đến thương hiệu của quán đến khách hàng. Vì thế, nên thuê những người đầu bếp nước ngoài có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Để thuê phụ bếp, nhân viên khi tuyển chọn cần chú ý những điểm như sau: người đó phải có tính tình hiền lành, kiên trì, chăm chỉ đặc biệt có tình yêu về ẩm thực phương Tây thì càng tốt.
Để thu hút được nhiều khách hàng, yếu tố ngôn ngữ cũng nắm vai trò quan trọng. Ngôn ngữ ở đây có thể là tiếng Anh, tiếng Pháp,… (những ngôn ngữ phương Tây). Trình độ ngôn ngữ đạt đủ giao tiếp ở mức cơ bản chủ yếu là để trò chuyện, chăm sóc khách hàng khi họ cần.
Có thể bạn quan tâm về phần mềm quản lý nhân viên nhà hàng, quán ăn, quán cafe chuyên nghiệp nhất 2022
Gợi ý một vài ý tưởng marketing thu hút khách hàng
Nếu như bạn có mục tiêu xây dựng thương hiệu kinh doanh đồ ăn âu lâu năm nhưng vẫn thu hút thật nhiều khách hàng thì bạn cần xây dựng quán ăn của mình có một nền tảng dày dặn về trải nghiệm khách hàng ngoài việc cần phải duy trì hương vị món ăn, phong cách của quán,…
Việc chụp hình, lưu lại những trải nghiệm của khách hàng và trưng bày ở quán sẽ tạo độ đáng tin cậy cho thương hiệu kinh doanh đồ ăn âu của bạn. Đồng thời, là kỷ niệm mà bạn – chủ quán ăn và những khách hàng của mình nếu như có cơ hội gặp lại thì sẽ trao đổi, nói chuyện với nhau, quả thật rất thú vị.
Tổ chức các chương trình cho quán đồ ăn Âu hằng năm như xây dựng combo mua 1 tặng một, khuyến mãi những phần ăn nhẹ, hóa đơn ăn trên 500.000 VNĐ sẽ được tặng voucher kèm một loại nước miễn phí,… Những chương trình tổ chức của quán ăn như vậy sẽ giúp thu hút những khách hàng mới đến thưởng thức và đổi mới cách nhìn đối với khách hàng cũ, làm cho họ cảm thấy thú vị hơn.
Tham khảo những chương trình khuyến mãi cho nhà hàng Âu:
- Khuyến mãi lớn vào một ngày trong tuần
- Khuyến mãi theo “trend”
- Khuyến mãi vào dịp sinh nhật khách hàng
- Mua n tặng m nhân dịp lễ, tết
- Giảm giá
- Thẻ tích điểm
- Đồng giá
- Quà tặng, voucher
- Minigame
- Combo ưu đãi
Tùy vào mục đích kinh doanh: gia tăng doanh số, tăng độ nhận diện thương hiệu… mà bạn có thể áp dụng 1 hoặc kết hợp nhiều chương trình khuyến mãi cho nhà hàng Âu của mình. Chi tiết những chương trình khuyến mãi hút khách cho nhà hàng.
Lời kết
Kinh doanh mở nhà hàng Âu thực sự không đơn giản, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau và mỗi yếu tố đều nắm cho mình tầm quan trọng như nhau, quyết định sự thành công của việc kinh doanh. Vì thế, nếu bạn có mục tiêu mở nhà hàng Âu thì hãy để tâm đến những yếu tố trong bài viết này, liên hệ và tham khảo những kinh nghiệm của người đi trước, rất bổ ích đó. Hy vọng bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích.