Mở quán đồ ăn vặt là một trong những ý tưởng khởi nghiệp “hốt bạc” được nhiều người quan tâm và đầu tư. Vốn đầu tư ít, đối tượng khách hàng đa dạng, thời gian thu hồi vốn nhanh. Cùng tìm hiểu chi tiết chi phí mở quán đồ ăn vặt hết bao nhiêu và học tập kinh doanh mở quán đồ ăn vặt thành công qua bài viết sau.
I. Đánh giá tiềm năng kinh doanh quán ăn vặt
Kinh doanh đồ ăn vặt là một thị trường cực kỳ tiềm năng, trong đó có nhiều mặt hàng hot hit được phần đông khách hàng ở mọi lứa tuổi đều yêu thích như bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, chân gà/cánh gà nướng, các loại đồ xiên chiên/nướng, trái cây lắc/dầm, sinh tố, nước ép, bim bim, hoa quả sấy khô…
Nguyên liệu chế biến các món ăn vặt phổ biến sẵn có, đa dạng và giá rẻ, mùa nào thức nấy nên tiết kiệm được chi phí đầu tư. Do đó nếu bạn biết cách khai thác hiệu quả thì kinh doanh quán ăn vặt (bao gồm cả mở quán và bán online) đều có thể mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.
II. Mở quán đồ ăn vặt cần bao nhiêu vốn?
Kinh doanh bất cứ mặt hàng nào, điều quan trọng cần tính toán các khoản chi phí cố định và chi phí biến đổi để dự trù vốn kinh doanh. Đối với mô hình kinh doanh đồ ăn vặt, mỗi loại hình kinh doanh sẽ cần số vốn khác nhau.
2.1. Chi phí mặt bằng kinh doanh
- Mở quán ăn vặt
Mở quán ăn vặt sẽ cần thuê địa điểm phù hợp để kinh doanh hiệu quả hơn và giá thuê sẽ tăng giảm tùy vào khu vực bạn lựa chọn. Ví dụ ở trung tâm, gần trường học, khu văn phòng thì giá thuê sẽ dao động khoảng 10 – 20 triệu đồng/30m2/tháng.
Còn ở ngoại thành, xa trung tâm thì giá thuê sẽ rẻ hơn, khoảng 5 – 7 triệu đồng/30m2/tháng. Ngoài ra khi thuê bạn sẽ cần đặt cọc 3 – 6 tháng. Nếu bạn có sẵn địa điểm kinh doanh thì sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá.
- Kinh doanh xe đẩy ăn vặt
Đây là hình thức được nhiều người áp dụng vì chi phí ban đầu không lớn, di chuyển tiện lợi. Chỉ cần khoản 2 – 3 triệu đồng đầu tư xe đẩy cùng thêm số vốn nhỏ để nhập hàng. Sau đó bạn chọn địa điểm tập trung nhiều khách hàng tiềm năng như gần trường học, bệnh viện, khu văn phòng để bắt đầu kinh doanh.
- Kinh doanh đồ ăn vặt online
Mua sắm online ngày càng phát triển và trở thành thói quen mua sắm của phần đông khách hàng hiện đại. Đây là hình thức đầu tư vốn ít nhưng lợi nhuận cao.
Bạn không cần phải bỏ hàng chục triệu đồng để thuê mặt bằng hoặc mua chiếc xe đẩy đồ ăn. Chỉ với một số vốn nhỏ nhập hàng là bạn có thể bắt đầu mô hình kinh doanh đồ ăn vặt online.
Việc mở gian hàng trên các app giao đồ ăn như Baemin, GrabFood, ShopeeFood… hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, bán hàng online trên các ứng dụng giao hàng hoặc sàn thương mại điện tử độ cạnh tranh cao và sẽ mất phí cho ứng dụng. Do đó cần xây dựng kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt hợp lý để có lợi nhuận.
2.2. Chi phí nguyên vật liệu kinh doanh quán ăn vặt
Nguyên vật liệu chế biến đồ ăn vặt sẽ bao gồm thực phẩm tươi, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm khô… Mỗi một loại sẽ có những đặc tính và cách thức bảo quản khác nhau. Do đó khi nhập hàng, bạn cần quản lý kho nguyên vật liệu khoa học, tránh tình trạng thất thoát lãng phí.
Ngoài việc chú ý đến giá nhập, bạn nên chọn các nhà cung cấp nguyên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn hàng ổn định. Nên tham khảo nhiều bên rồi đánh giá theo các tiêu chí trên để chọn ra nhà cung cấp nguyên vật liệu mở quán ăn vặt phù hợp nhất.
Trung bình, chi phí nhập nguyên liệu sẽ tiêu tốn của bạn khoảng từ 3 – 5 triệu đồng/tháng.
2.3. Chi phí mua dụng cụ nấu ăn và trang trí quán ăn vặt
Một số dụng cụ nấu ăn phổ biến cần đầu tư khi mở quán ăn vặt thường là bếp chiên, nồi, xoong, chảo, tủ mát, tủ đá, cốc, bàn, ghế…. Giá cả thì tùy thuộc vào kích cỡ, dung tích hoặc công năng của từng sản phẩm.
Ngoài ra, nếu bạn mở quán thì sẽ cần phải trang trí quán (kệ, đèn, đồ decor…). Như vậy chi phí mua dụng cụ nấu ăn và trang trí quán ăn vặt sẽ dao động từ 2 – 20 triệu đồng, hoặc có thể nhiều hơn phụ thuộc vào quy mô và mức độ đầu tư của bạn.
2.4. Chi phí thuê nhân viên quán ăn vặt
Nếu quán nhỏ và lượng đơn không quá nhiều thì bạn có thể nhờ người nhà cùng phụ giúp để tiết kiệm chi phí đầu tư. Ngược lại, nếu quán ăn vặt có quy mô vừa và lớn, lượng khách/ngày lớn và khoảng trên 20 bàn thì nên thuê nhân viên part-time. Tiền lương có thể tính theo giờ (khoảng 20-25k/giờ) hoặc tính theo tháng 2 – 3 triệu/người/tháng. Một số quán ăn vặt quy mô lớn thì sẽ cần thuê thêm người phụ bếp, bảo vệ. Chi phí sẽ tăng thêm khoảng 5-6 triêu/người/tháng.
2.5. Chi phí marketing cho quán ăn vặt
Các hoạt động marketing (online hoặc offline) như in ấn banner, áp phích, voucher, các bài đăng trên mạng xã hội, đẩy sản phẩm trên sàn TMĐT/app giao hàng, chạy quảng cáo… Bạn có thể tự làm hoặc thuê thêm người về phụ trách riêng để đảm bảo hiệu quả hoạt động quảng cáo. Chi phí dành riêng cho hoạt động quảng cáo đối với một quán ăn vặt nhỏ sẽ dao động từ 2 – 5 triệu/tháng.
2.6. Chi phí đầu tư phần mềm và thiết bị bán hàng quán ăn vặt
Vào những giờ cao điểm như khi học sinh nghỉ trưa, tan học hoặc dân công sở tan làm, cuối tuần cũng là khoảng thời gian cao điểm số lượng khách vào quán ăn vặt sẽ tăng lên và thường đi theo nhóm đông. Do đó nếu bạn không có công cụ tính tiền quán ăn vặt, quản lý order/bàn ăn thì rất khó kiểm soát.
Sử dụng phần mềm quản lý quán ăn vặt MISA CukCuk sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề trên.
- Quy trình tạo order theo bàn – chuyển cho bếp – phục vụ mang đồ ăn lên cho khách – tính tiền. Khách nào gọi trước sẽ được chuẩn bị đồ ăn trước, tránh được tình trạng trả đơn nhầm lẫn, thiếu món hoặc tính tiền sai sót.
- Hỗ trợ quản lý kho nguyên vật liệu chính xác: MISA CukCuk hỗ trợ quản lý nguyên liệu theo đa dạng thuộc tính như tên, hạn sử dụng, khối lượng, dung tích… phù hợp với nhu cầu quản lý quán ăn vặt
- Tính tiền, in bill chính xác, hạn chế được tình trạng gian lận của nhân viên. Đồng thời xây dựng hình ảnh quán ăn vặt chuyên nghiệp hơn.
Chi phí đầu tư phần mềm quản lý quán ăn vặt MISA CukCuk chỉ từ 199k/tháng với đầy đủ nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ quản lý cơ bản, miễn phí phí khởi tạo.
Đăng ký 15 ngày dùng thử miễn phí phần mềm quản lý quán ăn vặt MISA CukCuk: |
Như vậy, chi phí để mở quán ăn vặt sẽ dao động khoảng 40 – 150 triệu đồng tùy thuộc vào loại hình và quy mô kinh doanh.
III. Kinh nghiệm mở quán đồ ăn vặt thành công
3.1. Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu – đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các kế hoạch về sau đối với quán ăn của bạn: thực đơn, trang trí, giá cả, địa điểm…
Đối với quán ăn vặt, khách hàng mục tiêu sẽ là:
- Các bạn trẻ ở độ tuổi từ 10-25 tuổi
- Các bạn học sinh, sinh viên học tập tại các trường phổ thông, đại học trên địa bàn
- Các nhóm bạn cùng độ tuổi, chủ yếu là nữ
- Tập thể lớp, nhóm, đội… liên hoan, hẹn hò
Việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu trước hết nhằm mục đích tìm hiểu thói quen ăn uống của khách để có cách thức chế biến món ăn, thiết kế quán… phù hợp với tâm lý cũng như lứa tuổi của họ.
3.2. Kinh nghiệm lựa chọn địa điểm kinh doanh quán ăn vặt
Địa điểm lý tưởng nhất cho các quán ăn này chính là ở gần các trường học, khu ký túc xá, trung tâm đào tạo… là những khu vực tập trung nhiều khách hàng mục tiêu, dễ thu hút họ tìm đến quán.
Ngoài ra địa điểm còn phải thuận tiện cho xe bus vì xe bus cũng là lựa chọn của nhiều bạn học sinh, sinh viên đồng thời cần chú ý đến chỗ để xe của khách. Mở quán đồ ăn vặt không cần ở vị trí quá trung tâm hay ở mặt đường lớn, nhưng vẫn phải là một địa điểm dễ tìm kiếm.
Khi thuê mặt bằng, chủ quán cũng cần chú ý thêm về yếu tố thời gian. Nếu chọn được vị trí đắc địa, nên thuê với thời gian dài để có điều kiện thu hút khách và kiếm đủ tiền hoàn vốn đầu tư. Một hợp đồng thuê nhà dài hạn thì giá cả cũng sẽ ổn định hơn.
3.3. Kinh nghiệm trang trí quán ăn vặt
Muốn làm nổi bật phong cách cũng như thiết kế củaquánđồ ăn vặt, bạn nên tạo một không gian thoáng, ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý của khách hàng mục tiêu. Tùy vào mức tiền có thể đầu tư mà bạntrang trí quán ăncho phù hợp. Tuy nhiên, thường đối với khách hàng trong độ tuổi 10-25, bạn nên chọn nội thất trẻ trung, cá tính.
Nhưng cần một sự đồng bộ và chú ý tới cả những món đồ nhỏ nhất như bát, đĩa, cốc, menu… Ngoài ra, có thể dùng các bức tranh vẽ, giấy dán tường, vẽ tranh tường để trang trí.
Khi mở quán đồ ăn vặt, quy mô nhỏ nhưng bạn vẫn phải quan tâm nhiều đến yếu tố vệ sinh và cách thức chế biến món ănthật ngon để tạo sự khác biệt và thu hút khách. Vì vậy, quán ăn của bạn nên chế biến các món ăn, các sản phẩm theo nguyên tắc sử dụng nguyên vật liệu đảm bảovệ sinh an toàn thực phẩm. Muốn vậy, bạn phải lấy nguồn hàng từ những công ty uy tín, hàng luôn đảm bảo tươi ngon và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.
3.5. Kinh nghiệm tuyển dụng nhân viên quán ăn vặt
Kinh nghiệm từ việc mở các quán ăn vặt cho thấy: để hút khách không nhất định phải có món ăn cực kỳ ngon hay ấn tượng mà phần nhiều là cách phục vụ tốt. Điều này phụ thuộc nhiều vào đội ngũ nhân lực mà bạn lựa chọn cho quán. Cần nhất đó là thái độ phục vụ niềm nở, linh hoạt, hiểu sở thích và đưa ra những tư vấn hợp lý cho khách hàng khi họ đang phân vân trước bảng thực đơn.
Đối với đầu bếp, ngoài yếu tố nấu ăn ngon, bạn cần chọn những người có đam mê về chế biến đồ ăn vặt, sáng tạo để tạo ra những món ăn mới nhưng lại phù hợp với thị hiếu khách hàng.Ngoài ra, chủ quán cũng cần thống nhất một quy trình làm việc, để làm sao có sự kết hợp ăn ý giữa đội ngũ phục vụ và nhà bếp. Làm tốt việc này không chỉ giúp năng suất của quán tốt lên mà còn tạo ra được môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái, nâng cao tinh thần làm việc.
IV. Tạm kết
Để duy trì được quán ăn vặt cần một sự quyết tâm lớn, để phát triển quán thì lại cần ở các chủ quán một bản lĩnh và sự cập nhật liên tục các xu thế mới, thị hiếu mới của nhóm khách hàng trẻ – những người ưa thay đổi. Cho đến nay, mở quán ăn vặt vẫn là một điểm kinh doanh hấp dẫn và 5 yếu tố trên sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các ông bà chủ tương lai.