Kinh doanh mở quán kem nhỏ cần bao nhiêu vốn? Cần chuẩn bị những gì?… là những câu hỏi thường gặp khi muốn mở quán kem khởi nghiệp. Kem – món ăn vặt mang tính chất giải khát được ưa chuộng ở mọi lứa tuổi, mọi mùa trong năm. Trong bài viết sau, MISA CukCuk sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm kinh doanh quán kem nhỏ thành công.
Kinh doanh quán kem nhỏ cần bao nhiêu vốn?
Điều tiên quyết mà các nhà kinh doanh quán kem nhỏ cần lưu ý đầu tiên chắc chắn là về vấn đề vốn. Vốn đầu tư vào quán kem sẽ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn lựa chọn.
Một mô hình kinh doanh quán kem nhỏ sẽ có thể giúp bạn khởi nghiệp dễ dàng hơn là với quy mô to. Với một mô hình kinh doanh nhỏ như vậy, nguồn vốn mà bạn cần chuẩn bị sẽ dao động trong khoảng từ 50 – 100 triệu đồng. Còn nếu mở quán kem quy mô lớn hơn, số vốn sẽ khoảng 200 triệu đồng. Dưới đây là những khoản chi phí cố định để mở quán kem nhỏ:
- Tiền đặt cọc thuê mặt bằng. Nếu bạn có sẵn mặt bằng thì bỏ qua chi phí này
- Tiền để sửa chữa, thiết kế quán kem nhỏ
- Tiền để mua sắm những loại dụng cụ làm kem, nội thất như bàn ghế, tủ kệ trưng bày
- Tiền để mua những trang bị, vật dụng và máy móc làm kem tươi, tủ đông cho kem, đĩa đựng kem, cốc, ly, nguyên liệu để làm kem và các thiết bị khác
- Nguồn tiền dự phòng để chuẩn bị cho vài tháng đầu khi kinh doanh quán kem nhỏ chưa được hoàn vốn.
MISA CukCuk khuyến khích bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về những nguồn nguyên liệu chất lượng với giá cả hợp lý, đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bạn nên lập ra một danh sách cụ thể, chi tiết đồng thời nên tìm hiểu, liên hệ tham khảo với những nhà cung cấp về các loại vật dụng, công cụ, nguyên liệu. Khi mà bạn đã chọn được đâu nhà cung cấp phù hợp, hãy làm hợp đồng hay những thỏa thuận cụ thể để đôi bên có thể cùng nhau hợp tác lâu dài.
Tips chọn mặt bằng và trang trí quán kem nhỏ của mình sao cho hút khách
Địa điểm kinh doanh sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc kinh doanh quán kem nhỏ của bạn. Nếu như có vốn ít, khuyến khích bạn nên chọn những địa điểm kinh doanh quán kem ở trong các ngõ nhưng vẫn có vị trí gần các trường học hoặc là gần các chợ, các trung tâm thương mại,… Nếu gần khu du lịch hoặc 1 địa điểm checkin đẹp thì đây chính là lợi thế kinh doanh của quán bạn.
Kem cũng là món ăn có giá cả và đáp ứng được sở thích của phần đông khách hàng độ tuổi học sinh, sinh viên. Do đó, bạn hãy tận dụng và lựa chọn những khu vực gần trường học để mở quán kem nhỏ. Thuê địa điểm trong ngõ nhỏ gần cổng trường học sẽ tiết kiệm chi phí hơn, khoảng 3 – 7 triệu/tháng, rẻ hơn rất nhiều những chỗ mặt bằng lớn, gần mặt đường lớn khác.
Nói đến cách trang trí và bày biện của cửa hàng kem, bạn nên nhớ rằng dù bất cứ trường hợp gì cũng nên bảo đảm quán luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng đãng để khách hàng đến đây có được trải nghiệm tốt nhất, có thể yên tâm ăn uống, nghỉ ngơi.
Nếu như bạn có ý định rằng sẽ kinh doanh quán kem nhỏ, hãy tập trung trang trí quán kem theo các kiểu phong cách dễ thương, trẻ trung. Kết hợp âm nhạc, phối màu cho cửa hàng và đặc biệt là dịch vụ wifi sẽ giúp quán kem nhỏ của bạn được 1 điểm cộng lớn trong mắt khách hàng ghé thăm.
Kinh nghiệm trong việc thuê nhân viên cho quán kem nhỏ của mình
Đối với quán kem quy mô nhỏ, bạn có thể tự xoay xở thì không cần phải thuê nhân viên. Tuy nhiên, khi tình hình kinh doanh ổn định hoặc vào những ngày/mùa cao điểm (mùa hè, mùa du lịch) thì có thể thuê thêm nhân viên part-time về phụ bán hàng, tính tiền cùng bạn. Hoặc đơn giản hơn có thể nhờ người nhà phụ giúp.
Tùy theo mức độ kinh doanh quán kem nhỏ của bạn có tốt hay không mà hãy tính toán kỹ lưỡng hơn về việc thuê số lượng nhân viên làm sao cho hợp lý. Chắc chắn phải quan sát và xem xét liên tục để tránh việc thuê nhiều nhân viên hơn nhu cầu của quán kem. Đặc biệt, bạn hãy tham khảo để biết được mức lương nhân viên quán kem hiện tại trên thị trường để có thể đưa ra mức chi trả cho họ hợp lý.
Vấn đề đăng ký kinh doanh quán kem nhỏ
Khi mở quán kem, để cửa hàng của bạn có thể đi vào hoạt động, bạn nhất thiết cần phải có trong tay giấy phép kinh doanh. Vì thuê tiệm dùng cho việc kinh doanh nên bắt buộc theo pháp luật, bạn phải tới phường, xã nơi mà bạn đặt địa điểm kinh doanh để được làm giấy phép kinh doanh. Sau đó, tiệm kem của bạn sẽ chỉ đóng thuế khoán theo như hình thức Hộ kinh doanh cá thể.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể để kinh doanh quán kem:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao hợp kệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh
- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng)
Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình
- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh
- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có)
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có)
Tải trọn bộ mẫu hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể:
Kinh nghiệm cho việc chọn nguồn nguyên liệu khi kinh doanh quán kem nhỏ
Khi mới bắt đầu việc kinh doanh quán kem của mình, bạn phải tìm hiểu thêm nhiều về những dòng kem hiện nay đang có trên thị trường và cả cách để làm kem tươi để kinh doanh. Ngoài ra, cách thức bảo quản kem cũng là thứ mà bạn cần quan tâm trước khi bắt đầu mở tiệm kinh doanh để quán của bạn không bị xảy ra vấn đề về chất lượng, gây mất khách.
Về việc tìm hiểu nguồn nguyên liệu đầu vào phải chú ý đến giá cả và chất lượng. Thông tin về các nguồn cung cấp có thể tìm kiếm được ở trên mạng, thông qua các website, group Facebook… Sau đó, một điều bắt buộc rằng chính bạn hãy đến tận nơi chứa nguồn cung cấp và khảo sát thật kỹ để nắm rõ được tình hình.
Thời điểm vàng để kinh doanh kem quán kem nhỏ
Thời gian khởi nghiệp cho việc kinh doanh quán kem nhỏ của bạn nên bắt đầu từ một mùa hè oi bức, khi nhu cầu sử dụng kem lên cao hơn bao giờ hết. Bạn cũng thấy đấy, những ngày nắng nóng như vậy thì nhu cầu giải khát của con người cực kỳ cao, tại sao lại không chớp thời cơ để bắt đầu kinh doanh chứ?
Menu của quán kem cần phải bắt mắt, đa dạng và hấp dẫn, cũng chính là việc bạn phải cung cấp nhiều loại kem với nhiều hương vị và bố trí nó hợp lý trong menu của mình. Menu nếu thể hiện thêm cá tính riêng biệt của quán kem của bạn thì lại càng tuyệt vời. Lưu ý trong menu rất nên có giá tiền cho từng món kem nhé!
Xây dựng kế hoạch sơ lược và cụ thể cho việc kinh doanh quán kem nhỏ
Bạn nên có một bảng thống kê một cách đầy đủ nhất về những loại thiết bị, nguyên liệu, vật dụng mà quán kem cần phải có và lên phương án dự phòng nếu như có vấn đề xảy ra. Ngoài ra, cần phải lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự sao cho là hợp lý. Và quan trọng nhất, bạn hãy xây dựng bảng kế hoạch thu – chi sao cho rõ ràng, chính xác nhất về các khoản chi phí của cửa hàng nắm được tình hình lỗ, lãi sau hằng tháng.
Hơn thế nữa, nếu có thể hãy triển khai các kế hoạch Marketing như làm băng rôn, tờ rơi, quảng cáo, biển hiệu,… để thu hút khách hàng, đề ra các chương trình tri ân, ưu đãi,… sẽ là một điểm sáng của quán kem của bạn.
Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh quán kem nhỏ MISA CukCuk tổng hợp gửi đến các bạn – những người đang ấp ủ kinh doanh quán kem nhỏ như một giấc mơ làm giàu của mình. Tóm lại, bạn nên thật cẩn trọng trong tất cả các khâu, cố gắng thực hiện đến hoàn chỉnh, nếu như có sai sót thì hãy chân thành sửa sai, khách hàng yêu quý quán kem của bạn, những câu chuyện từ quán kem của bạn, hay ngưỡng mộ sự nỗ lực của bạn đều sẽ luôn luôn ủng hộ bạn. Chúc bạn kinh doanh thành công!
Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!