Cập nhật quy định nộp thuế của nhà hàng quán ăn mới nhất

Đối với các mô hình kinh doanh F&B, để đảm bảo hoạt động chỉnh chu, đi vào quỹ đạo và tuân thủ quy định của pháp luật, việc đóng thuế là là bắt buộc, đúng với luật pháp. Điều này cũng giúp nhà hàng của bạn hạn chế gặp phải những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Bởi vậy trong bài viết dưới đây, MISA CukCuk sẽ giải thích cụ thể hơn về thuế và các quy định nộp thuế của nhà hàng, quán ăn.

Quy định và mức nộp thuế của mô hình F&B

1. Tại sao cần phải nộp thuế?

Thuế là một hiện tượng tất yếu, xuất hiện và luôn tồn tại cùng với các sự kiện hiện tượng xã hội khác nhau. Nhà hàng nhờ có thuế mới có thể đánh dấu được sự phát triển của từng giai đoạn cụ thể và nhìn nhận lại chất lượng của quá trình kinh doanh trong suốt quá trình qua. Ngoài ra, thuế còn là nguồn thu của ngân sách nhà nước. Thực tế trên một quốc gia lành mạnh, sự phát triển quốc gia chính từ thuế của người dân, thuế cá nhân, thuế tập thể. Từ nguồn ngân sách đó mà mỗi quốc gia có thể tạo lập nên cho quốc gia mình một quốc gia có nền văn minh, hiện đại và tiến bộ hơn. Nói cách khác thuế chính là nguồn thu ổn định của một quốc gia ngoài những khoản thu ngoài lề khác. Ở Việt Nam, từ năm 1990 thuế đã trở thành nguồn ngân sách chính và mỗi cá nhân, tập thể cần phải có trách nhiệm nghĩa vụ thực hiện.

Thuế được gọi là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Thông qua việc nộp thuế không chỉ góp phần tăng nguồn thu cho đất nước, mà nó còn góp phần vào việc thực hiện chức năng kiểm kê, đánh giá lại doanh số của các nhà hàng kinh doanh. Từ đó chủ nhà hàng có thể mở rộng định hướng phát triển nhà hàng hơn, góp phần vào điều chỉnh nền kinh tế quốc dân thêm ổn định và bền vững hơn.

2. Tầm quan trọng của việc nộp thuế 

Quy định và mức nộp thuế của mô hình F&B

Nộp thuế là điều quan trọng, bởi vì thuế mang ý nghĩa đặc biệt cho việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việc nộp thuế sẽ giúp tích lũy vốn cho nhà nước thực hiện các công trình xây dựng và phát triển đất nước như: 

  • Xây dựng các hệ thống cầu và đường xá.
  • Xây dựng tàu, tuyến giao thông hiện đại. 
  • Xây dựng và bổ tu những danh lam thắng cảnh của đất nước. 

Việc nộp thuế bắt buộc phải tuân thủ thực hiện, bởi vì đây là khoản thu bắt buộc không có đối khoản cụ thể và không có chuyện hoàn trả cho người nộp thuế. Việc chi trả cho người nộp thuế được thể hiện ở chỗ chính những người dân – người nộp thuế được hưởng các công trình phúc lợi của xã hội, cộng đồng. Đây là một việc không thể xác định được thời điểm nhận hoàn trả lúc nào, cho nên người nộp thuế cần phải thực thi đúng như quy định của pháp luật nộp thuế định kỳ đúng thời hạn. 

Việc đóng thuế bởi các cá nhân, tổ chức, tập thể đã góp phần vào việc phát triển đất nước. Người dân hãy đóng thuế đủ, chi tiêu hợp lý để giúp cho đất nước được nâng cao chất lượng cũng như phát triển phồn vinh hơn. Hiện nay đã có các thủ tục nộp thuế bằng cách online, nên mọi chủ nhà hàng hãy tuân thủ thực hiện theo quy định nộp thuế của nhà hàng quán ăn đúng pháp luật.

>> Mức thuế suất áp dụng cho mô hình F&B mới nhất năm 2022 <<

3. Mức thuế quy định nộp thuế của nhà hàng quán ăn

Quy định và mức nộp thuế của mô hình F&B

Mỗi một mảng trong đời sống kinh doanh, buôn bán sẽ có những mức quy định thu thuế riêng. Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống sẽ là hình thức đóng thuế theo hình thức khoán. Tổng cộng số thuế các chủ nhà hàng cần phải đóng là 3: lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên không phải trường hợp kinh doanh nhà hàng nào cũng cần phải đóng thuế. Nếu chủ nhà hàng đó có mức thu nhập dưới 100 triệu đồng trở xuống, nhà hàng họ sẽ được miễn thuế. Nếu chủ nhà hàng có mức thu nhập bình quân trên 100 triệu/năm sẽ phải đóng thuế theo quy định của pháp luật. 

Mức đóng thuế môn bài cũng sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập bình quân hàng năm của nhà hàng ít hay nhiều.

  • Nếu nhà hàng có doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm, thì mức nộp thuế là 300.000 đồng/năm.
  • Nếu doanh thu của nhà hàng từ trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm, thì mức đóng thuế là 500.000 đồng/năm.
  • Nhà hàng có mức doanh thu trên 500 triệu đồng/năm sẽ phải đóng thuế 1.000.000 đồng/năm.

Thuế môn bài quy định thời hạn đóng là chậm nhất ngày 30 tháng 1 năm sau thành lập hoặc bắt đầu đi vào sản xuất, kinh doanh. 

Tương tự cách thức đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân cũng được tính toán dựa trên nền tảng nguồn thu nhập của nhà hàng. Hai mức thuế này cần phải có số liệu cụ thể và tùy từng trường hợp nhà hàng kinh doanh, nó không có khoản thu thuế quy định riêng. 

4. Cách tính thuế 

 Quy định và mức nộp thuế của mô hình F&B

Đối với các nhà hàng kinh doanh thì mức nộp thuế sẽ được tính toán trực tiếp cụ thể trên khoản thu nhập của nhà hàng bạn. Nhìn chung mỗi nhà hàng đều phải đóng cả 3 mức thuế: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Trong 3 khoản thuế phải đóng theo quy định của pháp luật thì chỉ có thuế môn bài ở mức độ ước lượng như:

  • Nhà hàng có doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm, thì mức nộp thuế là 300.000 đồng/năm.
  • Doanh thu của nhà hàng từ trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm, thì mức đóng thuế là 500.000 đồng/năm.
  • Nhà hàng có mức doanh thu trên 500 triệu đồng/năm sẽ phải đóng thuế 1.000.000 đồng/năm.

Đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính toán một cách cụ thể hơn. Theo đó, hiện có hai công thức tính số thuế giá trị gia tăng và giá trị thu nhập cho các chủ nhà hàng phải thực hiện:

4.1. Thuế giá trị gia tăng

thuế giá trị gia tăng

Số thuế giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng ( tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng là 3% ).

Trong đó doanh thu tính thuế giá trị gia tăng là bao gồm thuế của toàn bộ tiền của các dịch vụ, cung ứng trong kinh doanh nhà hàng. Đối với trường hợp nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn thì: Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn. 

Ví dụ: Một hộ gia đình A kinh doanh dịch vụ nhà hàng có doanh thu trung bình mỗi tháng là 80 triệu. Nhà hàng này suốt quá trình kinh doanh phải chi trả những khoản phí:
  • Phí thuê nhà 10 triệu
  • Thuê nhân viên 8 triệu
  • Mua thực phẩm 30 triệu
  • Tiền điện nước 4 triệu. 
  • Doanh thu khoán của nhà hàng kinh doanh trung bình mỗi tháng là:

80 – (10+8+30+4) = 28 triệu

  • Thuế giá trị gia tăng của hộ gia đình A phải nộp là:

28 triệu x 3% = 840.000 (VNĐ)

4.2. Thuế giá trị thu nhập cá nhân 

Thuế giá trị thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân (Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân là 1,5%).

quyết toán thuế nhu nhập cá nhân

Tương tự như ở ví dụ trên ta có thể xác định được hộ gia đình A phải trả số thuế giá trị thu nhập cá nhân là bao nhiêu. Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x 1,5% = 28 triệu x 1,5% = 420.000 (VNĐ)

4.3. Lưu ý 

Bên cạnh đó, các chủ nhà hàng cũng cần phải lưu ý thời hạn nộp thuế. Thời điểm thực hiện việc xác định cho nhà hàng bạn doanh thu tính thuế khoán của năm là 10 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu kinh doanh. Riêng với các doanh thu nộp thuế theo hình thức có hóa đơn, thì thời điểm hoàn thành việc xác lập thuế khoán là tại thời điểm mua hóa đơn trực tiếp qua tổng đài, người bán.

5. Tạm kết

Mong rằng với những nội dung chia sẻ trên của MISA CukCuk, các chủ nhà hàng thêm phần hiểu hơn về các quy định nộp thuế của nhà hàng quán ăn và cách tính thuế sao cho đúng. Tính thuế chuẩn xác và nộp thuế đúng thời hạn chính là điều kiện tiên quyết, để nhà hàng của bạn trở thành một nhà kinh doanh chuyên nghiệp và tuân thủ theo pháp luật.

đăng ký nhận tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả