Hiện nay ăn chay hay ăn thuần chay đã trở thành một xu hướng ẩm thực trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người thường lựa chọn ăn chay vì sức khỏe của chính mình cũng như của gia đình. Nắm bắt được tâm lý đó nhiều nhà hàng ăn chay được mở ra để phục vụ cho nhu cầu này của khách hàng. MISA CukCuk sẽ cùng các chủ nhà hàng tìm hiểu cách mở nhà hàng chay sao cho hiệu quả, đạt doanh thu cao.
I. Tiềm năng kinh doanh mở nhà hàng ăn chay
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thì ăn chay rất tốt cho sức khỏe của con người, việc ăn chay thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể của bạn trở nên nhẹ nhàng cũng như phòng chống được rất nhiều loại bệnh. Đó là lý do việc ăn chay trở thành xu hướng của thực khách ngày nay. Việc mở nhà hàng ăn chay cũng từ đó xuất hiện để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Không chỉ vậy, chi phí mở nhà hàng ăn chay ít hơn so với việc xây dựng một nhà hàng chuyên phục vụ về các loại thịt, hải sản,…Việc này nhằm giúp cho những người mới bắt đầu kinh doanh sẽ không phải đau đầu, vì phải bỏ ra một số tiền quá lớn đề đầu tư.
Hơn thế nữa thì nguyên liệu khi bạn mở một cửa hàng ăn chay thường dễ kiếm hơn, luôn tươi mới cũng như có mức giá rẻ hơn rất nhiều so với các cửa hàng chuyên cung cấp đồ ăn được làm bằng thịt, cá,…
Một điều cần chú ý nữa đó là hiện nay do đặc điểm của loại hình này mà các nhà hàng ăn chay mở ra không quá nhiều, vì thế nên bạn không cần phải quá lo lắng về mức độ cạnh tranh. Thậm chí bạn có thể dễ dàng xây dựng thương hiệu, cũng như mở nhiều chuỗi cửa hàng, nếu như mô hình kinh doanh của bạn thực sự đạt hiệu quả cao.
Tiềm năng khi mở một nhà hàng ăn chay là vô cùng lớn, xét về mặt thị trường, nhu cầu của khách hàng. Hay chế độ vận hành cho một nhà hàng ăn chay là khá thuận lợi và dễ dàng nếu như bạn có chiến lược phát triển đúng.
II. Mở nhà hàng ăn chay cần bao nhiêu vốn?
Khi bắt đầu xây dựng một dự án nhà hàng nào đó, thì chắc hẳn điều chúng ta quan tâm nhất, đó chính là số tiền vốn bỏ ra để bắt đầu xây dựng, vận hành. Tham khảo bảng chi phí mở nhà hàng ăn chay dưới đây cho ý tưởng kinh doanh sắp tới của bạn.
2.1. Chi phí cố định
Chi phí cố định mở một nhà hàng ăn chay bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng
Tùy theo địa điểm cũng như khu vực mà bạn định thuê thì sẽ có mức giá khác nhau. Ở những địa điểm đẹp hay thành phố lớn sẽ có mức giá dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ở những khu vực ngoại ô xa hơn thì mức giá sẽ rẻ hơn từ khoảng 3 – 5 triệu đồng/tháng. Về chi phí thuê mặt bằng thì chủ quán sẽ cần phải xem lại chiến lược kinh doanh, cũng như mục tiêu khách hàng cần hướng đến, để có thể thuê được một mặt bằng ưng ý và hợp lý nhất.
- Các trang thiết bị và trang trí nhà hàng
Các trang thiết bị ở đây bao gồm: bàn ghế, quạt, đồ nhà bếp,bát đũa…đây là những thứ bắt buộc và yêu cầu phải có của một nhà hàng. Chi phí chi đầu tư cho những trang thiết bị này còn phụ thuộc vào phong cách trang trí, cũng như vị trí, không gian nhà hàng của bạn.
Nếu nhà hàng của bạn nằm ở vùng nông thôn, dân cư thu nhập trung bình, không gian quán nhỏ hẹp sức chứa được 30 – 50 khách, thì chi phí trang trí và mua trang thiết bị cũng sẽ tốn ít chi phí rơi vào khoảng 40 – 50 triệu.
Còn nếu nhà hàng của bạn mở tại vùng trung tâm thành phố, dân cư thu nhập cao, không gian rộng chứa được 40 – 80 khách, thì bạn cần chú trọng hơn vào trang trí và nhiều trang thiết bị hơn, đồng nghĩa chi phí bỏ ra cao 60 – 80 triệu.
- Chi phí phần mềm quản lý nhà hàng
Để vận hành nhà hàng của bạn hiệu quả, tránh được việc thất thoát, cũng như hạch toán doanh thu cần có phần mềm quản lý. Thông thường tùy các phần mềm sẽ có chi phí dao động 3 – 7 triệu/năm (tùy nhà cung cấp và tùy gói phần mềm).
Trên thị trường có nhiều nhà cung cấp uy tín, trong đó phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk được phát hành bởi Công ty cổ phần MISA đáp ứng đầy đủ những nhu cầu quản lý của chủ nhà hàng:
– Tự động đồng bộ đơn hàng lên hệ thống: Nhân viên dễ dàng ghi order của khách hàng ngay trên điện thoại, máy tính và được cập nhật ngay cho các bộ phận liên quan để theo dõi.
– Quản lý đặt bàn, phân khu phục vụ: Bạn dễ dàng quan sát tình hình lấp đầy bàn tại nhà hàng để sắp xếp khách hàng, nhân viên sao cho phù hợp.
– Hạn chế tối đa thời gian chờ đợi: Theo dõi tình hình chế biến từ nhà bếp để sắp xếp trả đúng món, đúng khách, phân loại đơn giao hàng nhanh chóng.
– Giảm thiểu sai sót trong khâu tính toán: Thu ngân thao tác dễ dàng trên hệ thống nhờ tính năng cập nhật hóa đơn, áp dụng khuyến mại, số tiền phải trả,… Đồng thời hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán đa dạng.
Đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk: |
- Chi phí đăng ký kinh doanh
Bạn cần phải đăng ký kinh doanh khi bước vào hoạt động kinh doanh nhà hàng của bạn. Các giấy tờ để chuẩn bị cần có giấy đăng ký kinh doanh, bản photo công chứng giấy tờ tùy thân. Chi phí đăng ký sẽ khoảng 150.000 đồng. Sau đó sẽ phải đóng các loại thuế mất chi phí khoảng 1,5 triệu đồng.
2.2. Chi phí không cố định
Đây là những loại chi phí có thể phát sinh và thay đổi trong quá trình bạn kinh doanh nhà hàng ăn chay. Cụ thể:
- Tiền điện nước: Thay đổi theo từng tháng tùy theo nhu cầu của cửa hàng.
- Chi phí mua thực phẩm
Các loại thực phẩm tùy theo mùa mà có sự biến động khác nhau, và thậm chí biến động theo thời gian nữa. Thực phẩm chủ yếu dùng chế biến trong nhà hàng thức ăn chay là: rau, củ, quả, các loại nấm, đậu,… những thực phẩm này thì luôn tươi mới hằng ngày giá thành khá rẻ (so với thịt động vật). Cách chế biến cũng hạn chế dầu mỡ, nhiều gia vị và thiên về độ tươi mát dễ ăn nên cũng đỡ một khoản chi phí gia vị nấu ăn.
Nhìn chung, chi phí dao động hàng tháng của nhà hàng của bạn, dành để mua nguyên liệu sẽ từ 8 – 20 triệu. Tuy nhiên đây chỉ là dự trù tính ra, chưa kể sự thay đổi giá cả của thị trường thì sẽ luôn biến động.
- Chi phí thuê nhân công
Đây được xem là chi phí không cố định vì chi phí thuê nhân công sẽ tùy theo nhu cầu của nhà hàng. Và mức độ phát triển như thế nào để thuê nhân viên cho hợp lý. Với nhà hàng có quy mô vừa nhỏ (quán cơm chay) sức chứa 30 – 50 khách, thì chỉ cần 1 đầu bếp chính, 2 phụ bếp, 1 thu ngân, 2 nhân viên phục vụ.
Tuy nhiên, với nhà hàng quy mô nhỏ luôn thường là do người nhà làm không thuê ngoài, hoặc chủ quán sẽ kiêm đầu bếp, thu ngân, bán hàng và chỉ cần thuê 1 – 3 nhân viên phụ bàn. Và chi phí chi trả công thấp chỉ tầm 3 – 5 triệu/ tháng/ người bao ăn, ở.
Còn với nhà hàng lớn hơn sức chứa 60 – 100 thực khách thì bắt buộc phải thuê ngoài 1-2 đầu bếp, 3 phụ bếp, 3-4 phục vụ bàn chi phí cũng sẽ cao hơn để trả công, thường lương sẽ 5 – 7 triệu. Tuy nhiên chi phí này sẽ không cố định vì sẽ dựa vào tình hình kinh doanh của nhà hàng chay.
- Chi phí chạy quảng cáo, marketing cho cửa hàng
Một nhà hàng muốn đông khách, cần có chiến dịch chạy quảng cáo để thu hút khách đến nhà hàng. Tuy nhiên chi phí này chỉ cần chi một thời gian ngắn nhất định, thường sẽ là lúc khai trương, lễ, tết. Chi phí này sẽ từ 1,5 triệu – 5 triệu hoặc một số chuỗi nhà hàng ăn chay dành ngân sách lên tới trăm triệu/tháng để thực hiện những TVC quảng cáo, làm việc với KOL hoặc review blogger.
Trên đây là những loại chi phí cơ bản để mở một nhà hàng ăn chay. Nhìn chung chủ quán sẽ phải chuẩn bị từ khoảng 300 triệu trở lên, để đảm bảo sự vận hành của nhà hàng, ít nhất trong khoảng thời gian là 3 tháng. Ngoài ra bạn nên có thêm một khoản chi phí dự trù cho những phát sinh khi nhà hàng hoạt động. Và số tiền sẽ tăng lên tùy theo nhu cầu, cũng như quy mô mà nhà hàng ăn chay bạn muốn xây dựng.
III. 5 kinh nghiệm mở nhà hàng chay
3.1. Tìm mặt bằng, lựa chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng chay
Trong quá trình kinh doanh nhà hàng ăn chay, thì việc lựa chọn địa điểm thích hợp là một điều vô cùng quan trọng. Vì điều này sẽ quyết định đến lượng khách hàng, cũng như doanh thu hàng ngày, hàng tháng cho nhà hàng của bạn.
Nếu những nhà hàng đồ ăn mặn thường chú tâm nhiều đến việc thuê mặt bằng ở những địa điểm náo nhiệt, vui tươi, thì những nhà hàng ăn chay nên tập trung ở những khu vực an tĩnh. Vì thực khách khi dùng đồ chay sẽ muốn tâm tình thanh tĩnh, quên muộn phiền, thông qua những đồ chay thanh mát khiến cơ thể thanh lọc.
Tuy nhiên nếu chọn địa điểm xa xôi, hẻo lánh sẽ khiến nhà hàng bạn ít được biết đến hơn. Cách tốt nhất chỉ cần chọn những địa điểm không quá gần những chốn ăn chơi, và chọn những địa điểm không gian thoáng đãng.
Về việc xây dựng, thiết kế một menu đồ ăn chay thì nên là đồ ăn chay “Thuần Việt”. Menu của nhà hàng càng đơn giản, dân dã càng tốt. Menu chỉ cần thể hiện rõ được các món ăn cũng như mức giá đi kèm. Không cần quá sang trọng cầu kỳ, mà chỉ cần đơn giản, tinh tế. Họa tiết hoa sen sẽ là một gợi ý khá hay khi đưa vào menu.
Tên món ăn thường sẽ đi kèm chữ chay, hoặc tên nguyên liệu chay làm nên món. Để thực khách khi gọi món, sau khi ăn không hiểu lầm đó là món mặn. Ví dụ: Chả giò chay, nem cua bể chay, Giò nấm chay…
3.3. Trang trí nhà hàng ăn chay thu hút khách hàng
Chưa bàn đến chất lượng món ăn, dịch vụ chăm sóc khách hàng thì không gian trang trí là điểm đầu tiên thu hút khách hàng. Khi bắt đầu lên ý tưởng để xây dựng nhà hàng, MISA CukCuk khuyên bạn nên có ý tưởng trước cho concept của nhà hàng mình.
Có thể xây dựng theo phong cách xưa cũ, xây dựng với concept bàn ghế toàn gỗ, tre,… Về cơ bản thì càng đơn giản sẽ càng để lại ấn tượng trong lòng thực khách. Hơn thế nữa, bạn nên hướng nhà hàng của mình về với thiên nhiên. Nên đặt nhiều cây cối hoặc tiểu cảnh, non nước. Một số nhà hàng ăn chay trang trí với các biểu tượng Phật giáo như hoa sen, tượng phật… mang đến cảm giác bình yên.
3.4. Xây dựng kế hoạch marketing cho nhà hàng chay
Một nhà hàng mới muốn phát triển thì phải bắt đầu từ bước chạy quảng cáo và marketing. Bạn phải xác định được đối tượng mà bạn muốn hướng đến là ai, từ đó để có thể hướng tới đối tượng khách hàng của mình. Bạn có thể áp dụng những cách marketing truyền thống như quảng cáo qua facebook, phát tờ rơi hay nhờ bạn bè giới thiệu, để bắt đầu có nhiều người biết đến nhà hàng của mình hơn nhé.
Xem thêm: 8 cách marketing nhà hàng hiệu quả, tiết kiệm chi phí mà dễ áp dụng
3.5. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Có thể nói, dù cho tất cả những yếu tố trên bạn làm tốt đến đâu, nhưng chất lượng phục vụ kém, thì việc khách hàng quay trở lại nhà hàng lần hai là điều khó có thể xảy ra. Vì thế nên hãy luôn giữ châm ngôn “khách hàng là thượng đế”, đáp ứng cũng như xử lý mọi yêu cầu thắc mắc của khách hàng thật sự chu đáo và cẩn thận. Hãy xem trọng đánh giá cũng như trải nghiệm, và góp ý của khách hàng để nhà hàng của bạn có thể phát triển hơn nhé.
IV. Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm khi mở một nhà hàng ăn chay dành cho người mới khởi nghiệp. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn chay của riêng mình. Đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!