Mở quán karaoke cần bao nhiêu vốn? Có lãi nhiều không?

Kinh doanh karaoke là một hình thức khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Việc kinh doanh này không chỉ phục vụ, những nhu cầu giải trí của con người, mà hơn hết còn đem lại nguồn thu lợi nhuận lớn cho chủ doanh nghiệp. Nếu như bạn đang ấp ủ muốn mở một quán karaoke, nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hay chuẩn bị mở quán karaoke cần bao nhiêu vốn? Misa sẽ thông tin đến cho bạn, những chi phí cần có để mở một quán karaoke nhé.

quán karaoke

I/ Lợi thế khi mở quán karaoke

Như chúng ta đã biết thì quán karaoke chính là một loại hình dịch vụ để giải trí. Cung cấp ánh sáng, âm thanh, nhạc và hình ảnh hiển thị trên màn hình led, để phục vụ cho nhu cầu giao lưu, xả stress cũng như vui chơi của mọi người. Về đối tượng mà các quán karaoke nhắm đến là tất cả mọi người, ở mọi độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên phần đa là người trẻ, vì nhu cầu của đối tượng này là khá lớn. Mức độ phổ biến của quán karaoke là vô cùng rộng rãi. Trên những con đường lớn nhỏ.

Từ nông thôn cho tới thành thị, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những quán karaoke với đông đúc khách hàng. Do loại hình kinh doanh không quá khó, cộng với việc là nhu cầu giải trí ngày càng lớn, mà các quán karaoke mọc lên và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên giữa vô ngần những quán karaoke như thế, đòi hỏi quán karaoke của bạn phải thật đổi mới và sáng tạo, từ trong cách tư duy cũng như cách quán được xây dựng.

mở quán karaoke

Nếu như bạn đang bắt đầu xây dựng quán karaoke của riêng mình, thì chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu thật kỹ thị trường. Cần am hiểu từ đối tượng khách hàng, vị trí quán, cho tới đối thủ xung quanh. Nên lập ra một bản kế hoạch thật chi tiết và kĩ càng từng bước tiến của cửa hàng. Chỉ có như thế thì mới tạo ra được bước ngoặt, cũng như tạo được nhiều nguồn lợi nhuận lớn, thu hút khách hàng. Và để một quán karaoke có thể vận hành, thì điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là chi phí cũng như các vốn đầu tư cần phải tập trung vào.

II/ Bảng kê chi phí mở quán karaoke

a. Chi phí đầu tư cố định

Loại chi phí Ngân sách  Thông tin 
Xây dựng, sửa chữa mặt bằng 200-300 triệu đồng Chi phí đầu tư quầy lễ tân, sảnh chờ, các phòng khác, khu vực để xe cho khách hàng: Đây là những chi phí liên quan đến phần thô và phần xây dựng chung của quán karaoke.

Bạn đừng nghĩ rằng, chỉ nên đầu tư mạnh vào phòng, mà quên đi những khu vực khác. Vì khi khách hàng đến quán của bạn điều họ quan tâm đầu tiên là hướng mặt tiền.

Sảnh càng đẹp càng sang trọng, sẽ càng tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng. Tùy vào mức độ xây dựng và thiết kế mà tiền xây dựng sẽ khác nhau

Tiền thuê mặt bằng 20-40  triệu Tiền thuê mặt bằng sẽ tùy vào vị trí và quy mô mà bạn thuê sẽ có mức giá khác nhau quy mô hơn 250 m2.
Chi phí nội thất 20 – 40 triệu đồng/phòng

Các quán karaoke hiện nay thường sử dụng những loại bàn ghế sa lông, để đem lại cho khách hàng sự thoải mái và tiện dụng. Khi thiết kế nội thất, bạn nên thiết kế sao cho hợp với concept mà quán đã đưa ra từ trước.

Chi phí loa máy 70 – 200 triệu

Mọi người sẽ chọn các quán karaoke để hát và giải trí nên khi chọn loa máy, bạn cũng nên chú ý lựa chọn những loại loa máy có chất lượng tốt và sống động. Thông thường, với những dàn loa có mức giá trung bình, thì sẽ nằm từ 70-100 triệu. Nhưng với những dàn loa đem lại chất lượng tốt hơn, thì mức giá sẽ cao hơn nhiều khoảng 150-200 triệu đồng/dàn loa.

Chi phí cách âm và trang trí 3 – 8 triệu

Tùy vào loại cách âm mà bạn chọn là gì, thì sẽ có những mức giá khác nhau. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại tường cách âm khác nhau, với mức giá dao động từ thấp tới cao. Với những người mới đầu tư, mà không có nhiều vốn, thì MISA CukCuk khuyên bạn nên lựa chọn những loại tường có mức giá trung binh. Số tiền sẽ dao động từ khoảng 3-6 triệu/m2. Nếu quán của bạn có chia ra các loại phòng vip, hay phòng bình dân thì mức giá, sẽ nằm khoảng 6-8 triệu/m2 cho một phòng V.I.P.

Chi phí tư vấn từ chuyên gia 20 triệu

150-200k cho 1m2 suy ra với một căn phòng rộng 30m2 thì chi phí bỏ ra ít nhất là 3 triệu đồng/ một phòng. Nếu mô hình có 6 phòng hát tầm 20 triệu chi phí tư vấn

b. Chi phí không cố định

Loại chi phí Ngân sách Thông tin
Chi phí tiền điện và các chi phí dự trù khác 20 – 30 triệu Vì các quán karaoke sử dụng rất nhiều điện, nên chi phí tiền điện cũng khá cao, sẽ nằm ở mức 4-5 triệu/ tháng. Có những quán karaoke có quy mô lớn hơn thì mức giá sẽ cao hơn. Ngoài ra các chi phí dự trù khác là các chi phí phát sinh trong quá trình vận hành quán. Những chi phí này sẽ luôn thay đổi theo từng tháng.
Tiền thuê nhân viên 5-8 triệu / người/ tháng

Để một quán karaoke có thể hoạt động thì đòi hỏi bạn phải có một số lượng nhân viên nhất định để phục vụ khách hàng. Đối với những quán karaoke lớn thì nhân viên có thể từ 5-10 người còn với những quán nhỏ hơn thì nhân viên sẽ khoảng 1-3 người. 

 

Đọc thêm: Top 7 Phần mềm quản lý quán Karaoke, quán hát miễn phí tốt nhất

III/ Liệt kê các đầu việc chính cần làm khi mở quán karaoke?

Khi có ý định mở dịch vụ karaoke, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về nhu cầu thị trường của khu vực địa phương. Điều này vô cùng quan trọng quyết định tới các bước tiếp theo. Chúng ta sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị về thu nhập, thói quen, văn hóa, mức sống, các quy định tại địa phương…

mở quán karaoke

a. Lên danh sách nhà cung cấp

Bạn cần gì để vận hành dịch vụ thật hiệu quả? Đó chính là các nhà cung cấp ngắn hạn và nhà cung cấp thường xuyên. Có thể thấy ngay như:

  • Nhà cung cấp thiết bị ban đầu: vật liệu làm phòng hát, cách âm, chống cháy, dàn loa chất lượng tốt, âm ly, mic, nội thất, chống cháy, đèn trang trí, màn hình, cốc, ly, …
  • Nhà cung cấp về thực phẩm/nước uống: nước giải khát, bia rượu, thuốc lá, đồ ăn vặt, hoa quả trái cây, sản phẩm sẽ bán thêm kèm với dịch vụ karaoke…
  • Nhà cung ứng cấp khác: là đơn vị tư vấn thi công, tư vấn triển khai, những đơn vị môi giới, giới thiệu khách hàng, các đầu mối tổ chức sự kiện của cơ quan, đoàn thể, công ty, văn phòng du lịch…

b. Trang bị máy móc, nội thất và mua nguyên vật liệu

Đây là bước triển khai thực tiễn sau khi đã xác định rõ các nhà cung cấp ở bước 2. Ví dụ như phòng hát sẽ rộng thế nào? Trang trí với tone màu chính gì? Được thiết kế ra sao? Lợi nhuận sẽ đến từ thời gian hát hay từ bán các sản phẩm đi kèm…?

thiết bị karaoke

Cần xác định rõ thời gian thực hiện, sẽ hoàn thiện trong bao nhiêu lâu? Ai là người phụ trách từng công việc? Ai sẽ nhận nhiệm vụ giám sát, kiểm soát tiến độ?

Trong quá trình này, có thể sẽ phát sinh các vấn đề mới. Bạn cần lường trước và linh hoạt tìm phương án thay đổi phù hợp.

c. Chuẩn bị nhân sự, tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới

Bạn dự kiến tuyển bao nhiêu người? Phân bổ cho mấy bộ phận? trong đó có nhân viên cố định hay nhân viên thời vụ? Lương dự kiến cho nhân viên? Ai sẽ đào tạo nhân viên mới? Có nên thuê một bên có kinh nghiệm để tư vấn hỗ trợ hay không?

d. Lên phương án marketing

Kế hoạch marketing, giới thiệu dịch vụ sẽ quyết định tới sự thành công của bạn. Đơn giản là nếu bạn có dịch vụ mà không ai biết điều đó thì chẳng có kết quả nào được tạo ra.

Bạn dự kiến khi nào sẽ chính thức mở bán, khai trương mở quán karaoke? Bạn sẽ giới thiệu bằng cách nào: băng rôn, tờ rơi, quảng cáo qua trang web, gọi mời các khách hàng cũ, các nền tảng internet, chương trình khuyến mại, tặng kèm các dịch vụ chính…

Sau đó cần duy trì hoạt động quảng bá giới thiệu qua nhiều kênh thường xuyên, thông qua các đối tác liên kết như công ty lữ hành, các cơ quan, đoàn thể, công ty, doanh nghiệp, khách hàng trung thành…

e. Sử dụng phần mềm quản lý

Phần mềm quản lý được coi là phát minh tuyệt vời giúp cho các doanh nghiệp quản lý hiệu quả kinh doanh. Nếu bạn đã và đang quá bận rộn, loay hoay với việc vận hành nhà hàng, khách sạn của bạn thì phần mềm quản lý là rất cần thiết lúc này. Nó cho phép kết nối dữ liệu giữa tất cả các bộ phận và dịch vụ lại với nhau.

tính tiền theo giờ

Có tích hợp một cách thông minh, dễ hiểu, dễ quản lý về các hạng mục, dịch vụ cụ thể như: bộ phận đặt bàn, karaoke, hậu cần, kế toán, lễ tân… Phần mềm tổng hợp thông tin khách hàng, lịch sử sử dụng dịch vụ, in hóa đơn, đánh dấu các hạng khách hàng thân thiết, chương trình tích điểm…

>> Phần mềm quản lý quán karaoke chuyên nghiệp, thuận tiện <<

III/ Tư vấn kinh nghiệm mở quán karaoke

Dưới đây là một số thực tế có thể tham khảo khi mở dịch vụ karaoke

a. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu khi mở quán karaoke 

Mặc dù có sự khác biệt giữa các khu vực như thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, miền bắc, miền nam, khu công nghiệp, khu văn phòng… song khách hàng tiềm năng cho sản phẩm karaoke thường có những điểm chung.

Phần lớn họ là những người đã đi làm, từ độ tuổi 25-45 tuổi, có thu nhập trung bình khá trở lên.

  • Những tổ chức, công ty đoàn thể, có sở thích tụ tập, vui chơi, thích hát hò, liên hoan…
  • Những bạn trẻ yêu thích sự trải nghiệm, thích thể hiện, giao lưu, gặp gỡ, họp lớp…
  • Những gia đình đi nghỉ dưỡng, du lịch, ăn uống cuối tuần…
  • Những người chuyên đến tiếp khách, mời đối tác của họ để bàn công việc, tạo mối quan hệ… Bạn có thể từ gợi ý trên để chọn nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn muốn phục vụ.

b. Thủ tục kinh doanh

Thủ tục mở quán karaoke hiện tại khá đơn giản, song bạn cần nắm rõ để làm đúng pháp luật ngay từ đầu. Bạn cần cập nhật những quy định mới nhất liên quan:

  • Điều kiện về địa điểm, các trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất cơ bản
  • Trách nhiệm và nghĩa vụ khi cung cấp dịch vụ karaoke
  • Các loại giấy tờ điều kiện đảm bảo an ninh trật tự
  • Các loại giấy phép và mẫu giấy phép kinh doanh karaoke mới
  • Thủ tục đăng ký, chi phí xin giấy phép

>> [Cập nhật 2022] Thủ tục đăng ký kinh doanh và mở mô hình F&B <<

Lưu ý cần theo dõi thời hạn gia hạn giấy phép để đảm bảo tính pháp lý khi hoạt động kinh doanh karaoke.

c. Phòng cháy, chữa cháy

Vì các quán karaoke được thiết kế cách âm và nhiều thiết bị điện, nên rất dễ xảy ra cháy nổ. Trong quá trình thi công bạn nên đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu, để vừa đảm bảo an toàn cho khách hàng, vừa thuận lợi cho sự phát triển về lâu về dài của quán nhé. 

IV/ Tạm kết

Rõ ràng karaoke là hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận. Nếu biết cách đầu tư và quản lý thông minh thì nó sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các nhà kinh doanh nhà hàng. Dẫu biết rằng việc tích hợp dịch vụ này vào tổ hợp cung ứng dịch vụ sẵn có sẽ tốn thêm chi phí song đây là sẽ là xu hướng mạnh mẽ của tương lai, là cơ hội đáng để cân nhắc.

đăng ký nhận tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả