Mở spa cần bao nhiêu tiền? Những kinh nghiệm mở spa thành công

kinh nghiệm mở spa MISA CukCuk

Hiện nay loại hình kinh doanh spa đang được rất ưa chuộng vì nhu cầu chăm sóc cơ thể của khách ngày càng nhiều. Vì thế, các chủ nhà hàng cũng quan tâm đến việc kết hợp mở spa phục vụ nhu cầu khách hàng. Vậy mở spa cần lưu ý những gì? Cần bao nhiêu vốn để mở spa thẩm mỹ viện? Cùng tìm hiểu kinh nghiệm mở spa từ A -> Z qua bài viết sau.

I. Đánh giá tiềm năng, lợi nhuận của mở spa thẩm mỹ làm đẹp

Trong những năm gần đây, nhu cầu làm đẹp ngày càng phát triển, không chỉ các phái nữ mà các đấng mày râu cũng quan tâm, sử dụng các dịch vụ chăm sóc da, làm đẹp. Các trang thiết bị hiện đại, công nghệ làm đẹp cao cấp được mang về Việt Nam. Tất cả tạo điều kiện để kinh doanh thẩm mỹ spa phát triển. 

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường spa Việt Nam đang trong thời gian đầu phát triển. Chưa có nhiều công ty hay thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài chiến lĩnh thị trường. Đa số các cơ sở spa được mở trong thời gian quan là nhỏ lẻ, chưa được đầu tư bài bản hoặc có bản sắc riêng. Chỉ có một số chuỗi spa làm đẹp, thẩm mỹ trên thị trường như Mailisa, Thu Cúc, Ngọc Dung…

Do đón nếu bạn có đam mê, khả năng sáng tạo và kinh nghiệm kinh doanh thì có thể thành công khi mở spa, thẩm mỹ trong bối cảnh hiện nay.

II. Mở spa cần bao nhiêu vốn?

Để kinh doanh spa thì chúng ta cần chuẩn bị đầu tư cho mặt bằng, xây dựng spa, trang thiết bị, máy móc và các mặt hàng mỹ phẩm cùng một số chi phí hàng tháng khác. Cùng check list những khoản chi phí cố định khi mở spa tại thành phố lớn hoặc nông thôn. 

2.1. Tiền thuê mặt bằng kinh doanh spa

Tùy thuộc vào nơi mà bạn muốn kinh doanh spa thì tiền thuê mặt bằng sẽ khác nhau. Hãy tìm địa điểm thuận lợi cho giao thông đi lại, gần những nơi đông người từ đó bạn sẽ có nhiều khách hàng hơn từ đó sẽ khiến cho việc kinh doanh spa của bạn tốt hơn.

Đối với những spa quy mô nhỏ mặt bằng nằm trong hẻm hoặc được tận dụng từ nhà ở thì chi phí cho mặt bằng sẽ dao động từ 5 – 10 triệu đồng. Còn với những spa quy mô lớn lấy mặt bằng mặt tiền thành phố thì chi phí lên đến trên 20 triệu.

2.2. Máy móc trang thiết bị cho spa 

Để kinh doanh spa với mô hình lớn hay nhỏ thì bạn cũng phải cần các máy móc và trang thiết bị phù hợp với quy mô của cửa hàng.

Thông thường các tiệm spa, mỹ phẩm làm đẹp sẽ có một số máy móc thông dụng như, giường, máy xông hơi, máy xông tinh dầu, máy thải độc chì, thiết bị massage. Nên chọn những dưỡng phẩm chăm sóc da tại những nơi uy tín trên thị trường và thế giới và phải đầy đủ giấy tờ nguồn gốc xuất xứ.

Một số thiết bị cần có khi mở spa dành cho người mới:

  • Giường massage
  • Áo choàng, dép, khăn
  • Máy soi da, phân tích da.
  • Máy xông hơi mặt.
  • Đèn spa, nồi sáp, nồi waxing.
  • Nồi hấp thảo dược.
  • Tinh dầu, nến thơm.
  • Bàn, ghế, nệm, kệ….

Để lựa chọn, tìm mua được thiết bị spa nên cân nhắc dựa trên nhu cầu và quy mô spa bạn chuẩn bị mở. Cơ bản đối với những spa quy mô nhỏ vùng nông thôn thì chi phí chỉ khoảng 50 – 100 triệu đồng, còn với những spa quy mô lớn hơn nơi thành thị thì sẽ tốn hơn từ 100 – 500 triệu.

2.3. Cách để trang trí và thiết kế nội thất cho spa

Do quy mô và hình thức các cửa hàng spa khác nhau nên việc trang trí và thiết kế nội thất sao cho không gian trở nên rộng rãi là điều rất cần thiết. Để làm cho không gian trở nên thoáng và rộng hơn thì nên trang trí những chiếc gương lớn trên tường và sắp xếp giường hay trang thiết bị một cách khoa học và hợp lý nhất.

Bạn cũng cần trang trí thêm những tấm rèm sao cho phù hợp với màu sắc của căn phòng, sử dụng các loại tinh dầu thơm phòng. Đây là những tiêu chí cần được chú trọng nhất trong spa, mùi hương sẽ giúp tinh thần của khách hàng được thư giãn và thoải mái hơn.

Với chi phí chi cho trang trí và thiết kế nội thất thì những spa quy mô nhỏ cũng tiêu tốn 30 – 50 triệu, còn spa quy mô lớn thì phải đến 60 – 80 triệu.

2.4. Chi phí thuê nhân viên

Nhân viên spa ngoài yếu tố ngoại hình, khả năng giao tiếp cần có kiến thức, kỹ năng trong ngành thẩm mỹ, làm đẹp để chủ động tư vấn cho khách hàng. Bên cạnh đó nhân viên spa phải có ý thức, làm việc có trách nhiệm, ham học hỏi khi làm việc. Do đó khi tuyển nhân viên spa các bạn phải xem xét kỹ càng xem là nhân viên có quyết tâm và gắn bó với nghề không?

Thông thường các spa quy mô nhỏ thì sẽ không có quá nhiều nhân viên chỉ khoảng 2 – 5 nhân viên xoay ca với mức lương tầm 4 – 5 triệu/người/tháng. Các spa quy mô lớn thì sẽ có khoảng 5 – 10 người với mức lương 6 – 7 triệu/người/tháng chưa kể cả học viên đào tạo sẽ có hỗ trợ chi phí ăn 1 – 2 triệu. 

2.5. Chi phí đầu tư phần mềm quản lý spa và thiết bị bán hàng chuyên nghiệp

Đặc điểm của kinh doanh spa là việc quản lý mọi công việc trong cửa hàng của mình sao cho hợp lý từ việc quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, quản lý kho hàng thông tin dịch vụ, sản phẩm. Vì vậy việc quản lý sẽ rất khó khăn nên bạn cần đầu tư phần mềm quản lý spa để giúp bạn quản lý mọi lúc, mọi nơi.

Quản lý spa tốt sẽ giúp các dịch vụ chăm sóc được thực hiện đúng theo quy trình và nâng cao hiệu suất hoạt động của spa. Hiện trên thị trường có nhiều loại phần mềm quản lý spa, trong đó có MISA CukCuk với đầy đủ tính năng quản lý – bán hàng tại spa. 

Các tính năng nổi bật như:

  • Quản lý và chăm sóc khách hàng tự động, tích điểm thẻ điện tử, gửi tặng voucher/khuyến mãi qua tin nhắn SMS, messeger hoặc zalo rất tiện lợi
  • Quản lý doanh thu theo ca làm của nhân viên, phân quyền thao tác phần mềm theo vị trí sẽ hạn chế tối đa tình trạng gian lận, thất thoát
  • Tích hợp được trên nhiều thiết bị: PC, mobi, tablet nên bạn có thể tận dụng thiết bị sẵn có để cài đặt, tiết kiệm chi phí. Đặc biệt với app quản lý spa MISA CukCuk trên điện thoại, bạn dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh mọi lúc mọi nơi, kể cả những lúc không có mặt tại cửa hàng

Phần mềm quản lý spa MISA CukCuk

Đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí phần mềm quản lý spa, thẩm mỹ MISA CukCuk


 

2.6. Chi phí marketing cho spa

Trong giai đoạn spa của bạn mới mở bạn cũng có thể mời bạn bè hoặc người thân đến để sử dụng dịch vụ hoặc nhờ họ giới thiệu giúp mình. Bạn cũng có thể đặt biển quảng cáo, phát tờ rơi ở những nơi đông cư dân để nhiều người biết đến spa của mình. Dần dần bạn sẽ có một lượng khách hàng quen thuộc, ổn định từ đó họ chính là khách hàng quen của chúng ta và có thể giới thiệu đến cho khách hàng nhiều hơn.

Ngoài ra bạn có thể kết hợp quảng bá thương hiệu trên các mạng xã hội như quảng cáo Facebook, quảng cáo Instagram,…bằng cách chạy quảng cáo hoặc tạo ra cho website để đăng tin tức và những bài chia sẻ.

Tùy theo phương thức quảng cáo mà chủ spa lựa chọn thì chi phí sẽ khác nhau tuy nhiên thường sẽ dao động khoảng 15 – 20 triệu. 

2.7. Lưu ý khi cân đối ngân sách mở spa 

  • Nếu mở spa tại thành phố lớn

Tại các thành phố lớn việc kinh doanh các spa cũng được nhiều người mở ra rất nhiều nhưng tại những nơi như này họ đòi hỏi phải có nhiều vốn để đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho khách hàng mà có thể nói là hiện đại nơi phồn hoa đô thị này. Từ những chi phí cố định có thể ước tính vốn bỏ ra sẽ rơi vào khoảng 500 triệu – 800 triệu.

Điều mà cần chú ý khi mở một spa ở thành phố là vấn đề không gian có đủ đáp ứng chỗ cho dịch vụ này. Các cửa hàng spa ở đây không có không gian thoải mái ít cây cối môi trường nhiều khói bụi. Các spa ở đây làm đẹp ở đây với không gian hẹp chật chội nhưng bù lại được dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.

Ở thành phố hàng ngày phải tiếp cận với nhiều khách hàng nên việc có thể thân thiết với nhiều khách hàng là điều vô cùng khó vì vậy mà cần phải giao tiếp nhiều hơn để tạo được mối quan hệ từ đó khách hàng sẽ có ấn tượng và quay lại với spa của mình nhưng ở thành phố sẽ giúp bạn có nhiều khách hàng hơn ở vùng thôn quê.

  • Nếu mở spa tại nông thôn hoặc spa tại nhà

Khi mở kinh doanh spa nhỏ tại quê để đáp ứng được nhu cầu cho chị em ở đây thì chỉ cần ít chỗ để nằm và máy móc làm đẹp như: mỹ phẩm, đồ spa, giường, ghế…cũng đỡ tốn chi phí. Thường thì mặt bằng chính là nhà ở của chính mình thậm chí nếu bạn đi thuê mặt bằng thì giá cũng cực kỳ hợp lý.

Với lượng khách ở quê thì cũng đủ tiền trang trải và dư dả cho quá trình kinh doanh. Với mức thu nhập cũng như lượng khách tại đây thì thường vốn đầu tư cũng thấp chỉ khoảng 100 – 300 triệu là phù hợp.

Đặc điểm tốt nhất ở quê là có mặt bằng rộng, nhiều cây xanh, không gian mát mẻ thoáng đãng, yên tĩnh. Các spa ở quê luôn mang đến cho khách hàng sự yên tĩnh, riêng tư cho khách hàng mà không cần phải quá tốn kém như các spa chuyên nghiệp.

Điều này chắc chắn rằng những người kinh doanh ở quê là khách hàng cực kỳ thân thiện, chất phác thật thà và rất thích nói chuyện. Chính những điều này tạo ra cảm giác thân thiện đến với khách hàng.

Với mô hình nhỏ sẽ giúp bạn có thể làm quen với tất cả khách hàng của mình, chính sự thân thiết này sẽ giúp khách hàng đến với chúng ta những lần tiếp theo. Vì vậy mà những người ít nói, ngại giao tiếp cần phải giao tiếp để tìm được những khách hàng thân thiện của mình.

III. Kinh nghiệm kinh doanh spa hiệu quả cho người mới bắt đầu

3.1. Xác định những đối tượng khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ spa

Đối với lĩnh vực làm đẹp này chủ yếu khách hàng là chị em phụ nữ thích làm đẹp và chăm sóc sức khỏe đối với từng độ tuổi khác nhau, thu nhập khác nhau thì họ sẽ chọn các spa phù hợp với lứa tuổi và trong phân khúc giá khác nhau. Đối với khách hàng có thu nhập cao thì họ sẽ lựa chọn các spa uy tín, sang trọng và đẹp đẽ.

3.2. Chọn loại hình dịch vụ spa phù hợp

Tùy thuộc vào từng nơi và đối tượng khách hàng mà chúng ta cần lựa chọn loại hình spa phù hợp. Có nhiều loại hình spa hiện nay như: spa truyền thống, Medical spa, Clinic spa, spa trị liệu toàn diện và 3 loại hình sau khá đắt đỏ là destination spa, resort spa và spa trị liệu bằng nước.

3.3. Chọn ra những chương trình ưu đãi thu hút khách

Nhằm thu hút được nhiều khách hàng hơn là những khách hàng quen thuộc trước đó chúng ta cũng nên áp dụng những ưu đãi cho khách hàng nhằm thu hút nhiều người biết đến spa của chúng ta.

IV. Tạm kết

Nếu bạn đang có định mở kinh doanh spa, thẩm mỹ viện mà chưa có kinh nghiệm, hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được quyết định đầu tư đúng đắn. Đây là một trong những ngành có nhiều tiềm năng phát triển và lợi nhuận cao. Đừng quên chuẩn bị vốn cho các khoản chi phí cố định như mặt bằng, máy móc trang thiết bị, chi phí thuê nhân viên, phần mềm và marketing.

Đừng quên theo dõi MISA CukCuk để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về xu hướng FnB và kinh nghiệm quản lý – vận hành:

Bài viết liên quan
Xem tất cả