10+ kinh nghiệm mở quán trà sữa nhất định thành công, đừng bỏ lỡ!

Thị trường kinh doanh trà sữa đang là cuộc đua của nhiều thương hiệu lớn như: Ding Tea, Toco Toco, Royal Tea, The Alley…. Với mức lợi nhuận lên đến hơn 50% thì đây là sản phẩm được rất nhiều bạn dự định mở quán trà sữa. Nhưng làm thế nào để kinh doanh trà sữa thành công? Thực tế, trước khi mở quán bán trà sữa bạn cần lên kế hoạch và đặt ra mục tiêu kinh doanh cụ thể. Dưới đây là 10 kinh nghiệm mở quán trà sữa nhất định thành công mà MISA CukCuk đã tổng hợp.

I. Mở quán trà sữa cần bao nhiêu tiền? 

Mở quán trà sữa cần bao nhiêu tiền? Chi phí mở quán trà sữa bao nhiêu? Đây là những câu hỏi được nhiều bạn quan tâm khi có dự định kinh doanh trà sữa. Dưới đây là những khoản chi phí cố định khi mở quán trà sữa:

  • Chi phí thuê địa điểm nếu chưa có (thường tính theo kì hạn tối thiểu 6 tháng): Tùy thuộc vào vị trí và diện tích mặt bằng, chi phí thuê mặt bằng có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu mỗi tháng
  • Chi phí thiết kế quán
  • Chi phí sửa sang quán nếu cần
  • Chi phí trang bị trang thiết bị cần thiết cho quán: Bao gồm máy pha chế trà sữa, máy xay đá, tủ lạnh, máy tính tiền, bàn ghế, đèn chiếu sáng, trang trí nội thất… Khoản này có thể lên đến vài chục triệu.
  • Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm trà, sữa, đường, topping, trái cây…
  • Chi phí marketing: Để thu hút khách hàng cần có chi phí tiếp thị như in ấn, quảng cáo…
  • Các chi phí duy trì hoạt động: tiền lương nhân viên, tiền điện nước, tiền thuế
  • Các loại phí khác: chi phí làm giấy phép kinh doanh, chi phí vận chuyển, chi phí vệ sinh môi trường…

Vậy cần bao nhiêu tiền để mở quán trà sữa? Tổng chi phí khởi đầu để mở quán trà sữa có thể từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng, tùy thuộc vào quy mô và vị trí kinh doanh. Tùy thuộc vào quy mô và hình thức kinh doanh, bạn có thể tính toán số tiền mình dự định mở quán.

  • Kinh doanh trà sữa nhượng quyền 19 triệu: Nếu bạn có ngân sách eo hẹp có thể suy nghĩ đến việc đăng ký nhượng quyền thương hiệu hoặc trà sữa vỉa hè.
  • Mở quán bán trà sữa với 100 triệu, bạn có thể thuê mặt bằng mở quán nhỏ, menu đa dạng với mức giá bình dân. Tất nhiên với số vốn này, bạn khó có thể chọn được địa điểm kinh doanh đắc địa hoặc trang trí quán trà sữa đẹp. Nên kết hợp bán tại quán và bán online trên Facebook để nhiều khách hàng biết đến sản phẩm/thương hiệu.
  • Mở quán trà sữa với 200 triệu
  • Mở quán trà sữa với 300 triệu

II. Tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh khi mở quán trà sữa

Để mở quán trà sữa thành công, bạn cần nghiên cứu thị trường, đánh giá các đối thủ để có được kế hoạch kinh doanh phù hợp. Cụ thể bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Loại trà sữa nào đang được thị trường yêu thích?
  • Đối thủ trực tiếp của quán trà sữa của bạn là ai, điểm mạnh, điểm yếu của họ?
  • Đối thủ gián tiếp của cửa hàng bạn là ai, điểm mạnh, điểm yếu của họ?
  • Khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến là ai? (Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…)
  • Thói quen và hành vi của nhóm khách hàng mục tiêu này như thế nào?

Việc phân tích thị trường và đối thủ là kinh nghiệm mở quán bán trà sữa giúp bạn dễ dàng điều chỉnh thực đơn đồ uống, tung ra các chương trình giảm giá phù hợp. Thông qua các chương trình marketing đúng nhóm khách hàng mục tiêu, bạn có thể thu hút người tiêu dùng một cách hiệu quả và tăng khả năng hiển thị của quán trà sữa.

Sức cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ

III. Kinh nghiệm chọn vị trí mở quán trà sữa hợp lý

Vị trí mở quán trà sữa là yếu tố quan trọng quyết định tới 30% sự thành công. Khi chọn mặt bằng kinh doanh quán trà sữa, bạn cần chú ý các yếu tố như: thu nhập của người tiêu dùng địa phương, cơ cấu nhân khẩu học, khả năng tiêu thụ và các đổi thủ cạnh tranh trong khu vực đó.

Gợi ý một số địa điểm mở quán bán trà sữa lý tưởng như: gần trường học, tòa nhà văn phòng, khu vui chơi giải trí. Nếu có nhiều vốn, bạn có thể thuê mặt bằng vị trí đẹp, chỗ đỗ xe rộng rãi, nhiều phương tiện qua lại. Chi phí dao động khoảng 10 – 50 triệu/tháng tùy từng diện tích, vị trí thuê.

Ngược lại, nếu vốn đầu tư thấp, bạn có thể nghiên cứu mô hình xe đẩy bán trà sữa hoặc thuê những kiosk nhỏ ở bên trong trường học, trung tâm thương mại,…

Ngoài ra, nếu chỉ bán trà sữa nhà làm trên các kênh online và phục vụ một tập khách hàng nhỏ, các bạn có thể tận dụng khoảng sân của gia đình, khu phố để mở quán trà sữa,…

Cho dù bạn lựa chọn hình thức kinh doanh nào, hãy đảm bảo rằng khách hàng dễ dàng tìm, nhận biết sản phẩm kinh doanh của bạn và mua sắm khi có nhu cầu. Tham khảo công cụ Chấm Điểm Mặt Bằng để đánh giá mặt bằng dự định kinh doanh quán trà sữa.

kinh nghiệm chọn địa điểm mở quán bán trà sữa

IV. Kinh nghiệm xây dựng menu quán trà sữa

Trà sữa có nhiều hương vị, chủng loại để khách hàng lựa chọn. Vì thế, các bạn cần nghiêm túc suy nghĩ về những loại trà sữa mà quán của bạn có thể phục vụ và cách thể hiện chúng trên menu.

Dựa trên thói quen ăn uống của người tiêu dùng, hương vị trà sữa cần được điều chỉnh cho phù hợp với khách hàng mục tiêu. Ngoài ra có thể thay đổi menu theo mùa: ví dụ mua hè menu đồ lạnh/mát còn mùa đông bổ sung thêm các đồ uống nóng/ấm.

Để thiết kế menu quán trà sữa chuyên nghiệp, bạn cần quan tâm đến hình ảnh sản phẩm, cách sắp xếp các loại đồ uống (best seller, popular, signature…), font chữ, mô tả ngắn, giá bán… Kinh nghiệm khi tạo menu đồ uống, nên đặt các loại đồ uống có hương vị nổi bật, khác biệt của quán lên đầu.

Trong menu đồ uống, bạn có thể kết hợp thêm các món ăn vặt được yêu thích như khoai tây, khoai lang chiên, sữa chiên, nem rán, nem nướng, xúc xích, hạt hướng dương… để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng và upsale tăng doanh thu cho quán trà sữa.

Để có menu lý tưởng cho quán trà sữa, bạn nên tham gia 1 khóa học pha chế để học hỏi kinh nghiệm pha chế, hoàn thiện menu. Đồng thời trao đổi kinh nghiệm mở quán từ các anh chị trong ngành. Bạn sẽ nắm được mở quán trà sữa cần những gì, từ đó chuẩn bị tốt nhất cho quán của mình.

Kinh nghiệm chọn menu trà sữa

V. Kinh nghiệm chọn mô hình kinh doanh quán trà sữa: kinh doanh nhượng quyền thương hiệu hay tự mở? 

Mỗi hình thức lại có những ưu/nhược điểm khác nhau:

5.1. Kinh doanh trà sữa nhượng quyền

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu trà sữa nhượng quyền thành công như Dingtea, Gongcha, KOI, Chago…

Ưu điểm của hình thức này là bạn sẽ có thương hiệu nổi tiếng, dễ dàng kinh doanh hơn. Và bạn sẽ được cung cấp chuẩn của chuỗi, vì vậy vấn đề chất lượng cũng khá yên tâm.

Tuy nhiên, hình thức này thường đòi hỏi đầu tư lớn. Riêng tiền đầu tư để mua thương hiệu và công thức thường đã lên tới hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng.

5.2. Tự mở thương hiệu quán trà sữa riêng

Với hình thức kinh doanh trà sữa này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc đầu tư và sở hữu thương hiệu trà sữa riêng của mình. Ví dụ, bạn chi khoảng 5 triệu để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, tham gia 1 khóa học pha chế trà sữa chất lượng với mức học phí khoảng 4 triệu, còn lại là chi phí thiết kế và thi công cho quán.

Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu mới sẽ gặp khó khăn cạnh tranh với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.

cách tính giá thành sản phẩm

VI. Kinh nghiệm thiết kế và thi công quán trà sữa

Ngoài chất lượng đồ uống, dịch vụ phục vụ thì decor quán trà sữa là yếu tố giúp thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ. Một số nhóm khách hàng như học sinh – sinh viên, quán trà sữa là địa điểm để checkin. Do đó bạn cần đầu tư để có những góc sống ảo đẹp.

Có thể lên mạng tham khảo các mẫu thiết kế quán trà sữa đẹp hoặc tham khảo những quán trà sữa đông khách khu vực của bạn. Sau đó tìm ra ý tưởng phong cách riêng cho quán: hiện đại, vintage, cổ điển, sang trọng, hướng về thiên nhiên, không gian mở….

Đối với quán trà sữa diện tích nhỏ, nên phân chia không gian hợp lý giữa quầy thu ngân và không gian của khách. Cần sắp xếp vật dụng nội thất gọn gàng và khoa học. Có thể mua giá, kệ để treo lên cao để tiết kiệm diện tích.

Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên (cửa sổ lớn hoặc không gian mở) để tạo cảm giác thoải mái và tiết kiệm chi phí điện hàng tháng, bảo vệ môi trường.

VII. Kinh nghiệm lựa chọn máy móc, thiết bị pha chế cho quán trà sữa

Mở quán trà sữa cần những thiết bị nào? Dưới đây là những thiết bị (nên có) khi mở quán bán trà sữa:

7.1. Máy dập nắp

  • Có 2 loại máy: dập nắp tự động và máy dập nắp thủ công
  • Chi phí đầu tư cho 1 máy dập nắp tự động là khoảng 12 triệu.

Đây không phải là 1 khoản đầu tư quá lớn vừa giúp đẩy nhanh tốc độ phục vụ vừa tăng tính chuyên nghiệp cho quán. Vết dập nắp chắc chắn hơn và giúp bạn có thể kiếm soát được số lượng trà sữa bán ra. Có thể tham khảo và tạo những mẫu nắp ấn tượng chứa logo/hotline của quán.

7.2. Bình ủ trà

  • Vật dụng không thể thiếu nếu bạn muốn bảo quản trà 1 cách tốt nhất.
  • 1 bình ủ trà thường có dung tích 12l. Với chi phí khoảng hơn 1 triệu cho 1 bình, đầu tư từ 2 đến 3 bình là bạn có thể thoải mái phục vụ khách hàng khi cao điểm.

7.3. Nồi nấu trà

Trên thị trường có nhiều loại nồi nấu trà như nồi nấu có cánh khuấy 3 lớp, nồi nấu có cánh khuấy lật nghiêng, nồi nấu có cánh khuấy – khuấy lỏng với đa dạng dung tích, giá thành khác nhau. Bạn có thể tham khảo các nhà cung cấp để chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.

7.4. Máy xay (tùy thuộc) 

Nếu bạn có thêm món đồ đá xay trong menu, bạn cũng có thể đầu tư thêm máy xay đá cho quán. Sử dụng máy xay đá để trộn trà sữa cũng có thể giúp trà trộn đều hơn.

7.5. Máy làm lạnh (tùy thuộc)

Máy làm lạnh trà sẽ giúp trà được bảo quản tốt hơn. Nếu bạn muốn phục vụ khách hàng những ly trà mát lạnh và muốn bảo quản trà tốt nhất, hãy đầu tư thêm máy làm lạnh. Chi phí cho 1 máy làm lạnh đồ uống khoảng trên dưới 20.000.000đ

7.6. Máy làm đá (tùy thuộc)

Nếu có ngân sách lớn, bạn nên đầu tư máy làm đá rồi bảo quản trong tủ giữ lạnh. Vừa chủ động được nguyên liệu chế biến vừa đảm bảo VSATTP. Nếu không có thể mua từ các đại lý làm đá.

7.7. Máy định lượng đường

Nếu bạn muốn ly trà sữa thật chuẩn vị 100%, hãy sử dụng máy định lượng đường để ước lượng đúng lượng đường cho 1 ly trà sữa. Còn nếu không, đơn giản là sử dụng những vật dụng đong định lượng để có được lượng đường chuẩn nhất.

VIII. Thuê và quản lý nhân viên quán trà sữa 

Nếu bạn có kiến thức về pha chế và kinh nghiệm kinh doanh thì việc tuyển nhân viên sẽ dễ dàng hơn. Tùy vào hình thức và quy mô kinh doanh, bạn có thể thuê 1-2 nhân viên full-time hoặc nhân viên part-time làm theo ca. Giá thuê nhân viên theo ca dao động từ 15 – 20k/h.

Để thuận tiện hơn trong việc giám sát và điều hành nhân viên, bạn có thể đầu tư phần mềm quản lý quán trà sữa CukCuk (khoảng 2tr3/năm). Trên phần mềm, bạn dễ dàng khai báo thông tin nhân viên, phân quyền cho nhân viên sử dụng phần mềm. Đồng thời, tổng hợp được dữ liệu lên báo cáo Doanh thu theo nhân viên từ đó dễ dàng phân tích, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên thu ngân và nhân viên phục vụ.

khai báo nhân viên quán trà sữa CukCuk

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý quán trà sữa MISA CukCuk quản lý nhân viên từ xa mọi lúc mọi nơi chính xác:

IX. Kinh nghiệm quản lý và vận hành quán trà sữa

Quản lý và vận hành một quán trà sữa có thể đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau, từ quản lý nhân sự đến chăm sóc khách hàng và quản lý tài chính. Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý và vận hành quán trà sữa:

9.1. Quản lý nhân viên

Tìm kiếm và phát triển đội ngũ nhân viên có năng lực và nhiệt huyết. Đào tạo nhân viên về quy trình làm việc và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Xây dựng một môi trường làm việc tích cực và động viên nhân viên cũng là cách để gia tăng hiệu suất làm việc, gia tăng doanh số quán trà sữa.

9.2. Đảm bảo chất lượng đồ uống và quản lý kho nguyên vật liệu

Kinh doanh quán trà sữa có đặc điểm: nguyên vật liệu chế biến phải sử dụng trong ngày. Nếu nguyên liệu thiếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động pha chế, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nếu nguyên liệu dư thừa gây lãng phí. Ngoài ra, có vấn đề thất thoát do hư hỏng hoặc các bộ phận trong quán cấu kết để nâng khống giá, số lượng nguyên liệu.

Để giải quyết các vấn đề này, bạn cần phần mềm quản lý để tính toán nguyên liệu một cách chuẩn xác, dự trù số lượng món, mỗi món bao nhiêu nguyên liệu. Từ đó có kế hoạch nhập nguyên liệu, tránh việc thừa hoặc thiếu gây ảnh hưởng đến việc phục vụ của quán.

9.3. Chăm sóc khách hàng

Theo thống kê, nếu biết cách khai thác có đến 80% doanh số của chủ quán đến từ chính các khách hàng hội viên và khách hàng trung thành. Do đó quán trà sữa cần có kế hoạch thu thập, quản lý và phân loại thông tin khách hàng để có chiến lược chăm sóc phù hợp. Ví dụ như tặng voucher cho khách hàng quen, ưu đãi cho khách hàng mới…

Đồng thời, lắng nghe phản hồi từ khách hàng và cải thiện chất lượng dịch vụ, đồ uống dựa trên những phản hồi đó.

9.4. Quản lý tài chính

Ngoài nghiệp vụ quản lý nguyên vật liệu, bạn cần quản lý doanh thu – lợi nhuận, nhân viên, khách hàng của quán trà sữa. Phần mềm quản lý quán trà sữa MISA CukCuk đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý trên, giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tích hợp được trên hiều thiết bị (PC, laptop, mobi).

Đăng ký 15 ngày dùng thử phần mềm quán lý quán trà sữa MISA CukCuk miễn phí:


Đối với quán trà sữa mới mở, quy mô nhỏ có thể sử dụng excel để quản lý. MISA tặng bạn 10+ mẫu file excel chuyên nghiệp & hiệu quả cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe:

X. Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch marketing cho quán trà sữa

Sau thời gian chuẩn bị khai trương quán trà sữa, bạn cần có những kế hoạch tiếp thị để nhiều khách hàng biết đến sản phẩm, thương hiệu quán trà sữa của bạn. Tuần lễ khai trương là thời điểm phù hợp để chạy các chương trình ưu đãi hay khuyến mãi. Tham khảo một số gợi ý từ MISA CukCuk:

  • Mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1…
  • Giảm giá theo %
  • Khách mời nổi tiếng tham gia khai trương
  • Miễn phí hoặc tặng kèm đồ ăn/đồ uống
  • Ưu đãi cho 100 khách đầu tiên tới quán

Sau khi có ý tưởng và lên chương trình, bạn cần làm cho càng nhiều khách hàng biết tới chương trình càng tốt. Bạn có thể tham khảo các kênh sau:

  • Phát tờ rơi
  • Quảng cáo Facebook, Instagram…
  • Truyền miệng qua bạn bè, qua người nổi tiếng giới thiệu..
Tải miễn phí Template kế hoạch marketing nhà hàng, quán ăn, quán cafe 

Tạm kết

Trên đây là những kinh nghiệm mở quán bán trà sữa như giải đáp thắc mắc mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn, nên tự mở quán hay kinh doanh thương hiệu trà sữa nhượng quyền… Hy vọng sẽ giúp ích cho dự định kinh doanh quán trà sữa của bạn.

Nếu bạn còn đang có những băn khoăn và lo lắng làm thế nào để mở quán trà sữa thành công và cách để quản lý mọi hoạt động của quán trà sữa chính xác, hãy liên hệ với MISA CukCuk để được hỗ trợ. Chúc bạn kinh doanh thành công!

Có thể bạn quan tâm:

CTA CukCuk

Bài viết liên quan
Xem tất cả