7 khoản chi phí mở quán lẩu nướng không khói bạn cần đặc biệt chú ý

Chi phí mở quán lẩu nướng không khói

Lẩu nướng không khói là một mô hình kinh doanh độc đáo với sức hút không nhỏ, nó đã và đang là mục tiêu kinh doanh của nhiều người. Thế nhưng để thực sự mở quán thành công thì bạn sẽ cần một số vốn tương đối lớn và năng lực phân bổ tài chính linh hoạt. Hãy chú ý đến 7 khoản chi phí mở quán lẩu nướng không khói dưới đây nếu bạn muốn có một bản kế hoạch cụ thể để chi tiêu hợp lý và tiết kiệm nhất.

Lẩu nướng không khói là gì? 

Lẩu nướng không khói (hay còn gọi là non – smoke BBQ) là một hình thức để khách hàng lựa chọn món và nướng ngay tại chỗ bằng bếp nướng không khói.

Bếp nướng không khói là một loại bếp nước sử dụng than hoặc ga và đồng bộ với hệ thống hút khói Mùi. Thực khách có thể nướng thức ăn trong phòng máy lạnh mà không sợ bị ám mùi vào người.

Đây là mô hình kinh doanh xuất phát từ Hàn Quốc, Nhật Bản, khoảng 5 năm trở lại đây bắt đầu du nhập vào Việt Nam và dần trở nên thịnh hành. Kiểu tự phục vụ này đáp ứng được 2 nhu cầu của khách hàng: yên tâm về chất lượng, an toàn thực phẩm và được thưởng thức lẩu, nướng nóng hổi ngay tại bàn mà không lo bị ám mùi đồ ăn vào quần áo.

Mở quán lẩu nướng không khói

Không chỉ giới trẻ mà cả các gia đình cũng yêu thích quán lảu nướng không khói, đặc biệt vào những ngày mưa se lạnh thì nó lại càng cuốn hút và khó cưỡng lại. Từ đó, mô hình này ngày một phổ biến và nhanh chóng giúp các nhà đầu tư thu lại lợi nhuận cao, có thể nói là ”một vốn bốn lời”.

Hấp dẫn là vậy nhưng không đồng nghĩa với việc ai mở quán cũng thành công. Kinh doanh một quán lẩu không khói cần một số vốn lớn nên nếu nguồn lực tài chính của bạn không được phân bổ hợp lý thì sẽ khó mà thu được “trái ngọt”.

7 khoản chi phí mở quán lẩu nướng không khói bạn cần đặc biệt chú ý

Để có một bản kế hoạch chi phí tối ưu, trước tiên hãy quan tâm đến những khoản sau:

1. Chi phí mặt bằng mở quán lẩu nướng không khói

Yêu cầu về mặt bằng của các quán lẩu nướng không khói thường là tương đối rộng hoặc nhiều tầng. Tùy thuộc vào quy mô quán để bạn tính toán chính xác chi phí cần thiết.

  • Chi phí thuê mặt bằng (chi phí dành cho mặt bằng thường chiếm khoảng 20 – 30% tổng chi phí đầu tư)

Tùy thuộc vào địa điểm bạn chọn có diện tích bao nhiêu và nằm ở trung tâm thành phố hay không. Ví dụ bạn chọn ở khu vực nội thành Hà Nội, giá thuê sẽ rất đắt đỏ nhưng đổi lại khách hàng của bạn sẽ là những người có khả năng chi tiêu cao.

Diện tích cơ bản của một quán lẩu nướng không khói là từ 150 – 200m2  (bao gồm cả bếp và kho). Để quán của bạn có thể phát triển và sinh lời hãy đảm bảo đó là một địa điểm ổn định và thời gian thuê đủ lâu.

  • Chi phí sửa chữa, thiết kế không gian quán: 

Sau khi thuê được mặt bằng, bạn sẽ cần tiến hành sửa chữa, thiết kế không gian quán cho phù hợp với định hướng kinh doanh của mình. 

Chi phí Dự tính
Thiết kế nội thất (lên 3D, decor, …..) 5 -10 triệu đồng
Sửa chữa và sơn mới mặt bằng quán 10 triệu đồng
Nguyên vật liệu trang trí nhà hàng 15 triệu đồng
Biển bảng, logo, đèn led trang trí,…. 5 triệu đồng

2. Chi phí mua sắm nội thất, trang thiết bị

Sẽ bao gồm các khoản:

  • Chi phí mua sắm nội thất, trang thiết bị như bàn ghế, thiết bị phục vụ, dụng cụ ăn uống, thiết bị bán hàng, phần mềm quản lý quán lẩu nướng,…
  • Chi phí trang bị hệ thống nướng không khói: hiện nay các quán lẩu nướng phổ biến sử dụng 2 loại hệ thống chính là hút khói từ trên và hút khói từ dưới.

Hút khói trên: hệ thống này sử dụng được cho cả hơi nướng và lẩu. Nhưng điểm trừ là sẽ làm tốn không gian quán, giảm tầm nhìn. Hệ thống này phù hợp với những quán cải tiến từ mô hình quán cũ sang lẩu nướng không khói.

hệ thống hút khói từ trên

Hút khói từ dưới: Hệt thống đường ống được lắp đặt dưới nền nhà, trong lòng sập hoặc chạy nổi sát tường, khả năng hút mùi tốt và độ bền cao. Đặc biệt là chi phí lắp đặt hệ thống này tiết kiệm, phù hợp với những quán bắt đầu kinh doanh mới.

hệ thống hút khói từ dưới

Dự tính chi phí để trang bị những hệ thống này tầm khoảng 100 – 120 triệu đồng đối với mô hình kinh doanh vừa.

3. Chi phí cho khu bếp của quán

Đối với các quán kinh doanh ăn uống thì khu bếp chính là linh hồn của quán. Chất lượng thực phẩm và các món chế biến có được nêm ướp đậm đà đều phụ thuộc vào sự chuẩn bị của khu vực này. Những thiết bị bếp không thể thiếu là:

  • Tủ đông, bàn mát bảo quản thực phẩm
  • Các loại máy móc sơ chế thực phẩm: Máy thái thịt ba chỉ bò, máy cắt rau củ,…
  • Thiết bị dùng trong việc đun nấu như bếp, nồi, chảo,…
  • Thiết bị vệ sinh bao gồm: chậu rửa công nghiệp, máy thông gió hút mùi,tủ sấy bát công nghiệp,…

Nhìn chun, chi phí cho thiết bị vệ sinh có giá thành tương đối cao, tổng chi phí cho khu bếp có thể rơi vào khoảng 200-250 triệu đồng.

>> Tiết kiệm chi phí tối đa trong việc mua thiết bị nhà hàng

4. Chi phí Nguyên vật liệu thực phẩm

Dựa theo menu mà quán lẩu nướng không khói của bạn phục vụ mà ước tính những nguyên liệu bạn cần và cần bao nhiêu trong một ngày. Chí phí trung bình thường rơi vào khoảng 5- 10 triệu đồng/ngày.

Chi phí nguyên vật liệu quán lấu nướng không khói

Theo kinh nghiệm của các chủ quán kinh doanh lẩu nướng thì giá mua nguyên vật liệu chỉ nên chiếm dưới 35% giá bán.

>> Thiết lập bảng tính chi phí nguyên vật liệu khi bắt đầu kinh doanh F&B
>> 3 không trong quản lý nguyên vật liệu nhà hàng

5. Chi phí Nhân sự

Chi phí này thường chiếm từ 5-10% tổng chi phí. Một quán lẩu nướng không khói cần hệ thống nhân viên bao gồm: Bếp chính, bếp phụ, lễ tân, nhân viên bàn, thủ quỹ, quản lý,… Số lượng nhân viên thì tùy thuộc vào bạn muốn đầu tư sao để đáp ứng khả năng phục vụ tốt nhất cho quán.

Lựa chọn cẩn thận nguồn nhân lực phục vụ khi mở quán không chỉ để vận hành cửa hàng mà còn là xây dựng bộ mặt thương hiệu – yếu tố chính để lại dấu ấn trong lòng khách hàng.

6. Chi phí quảng cáo, Marketing cho quán lẩu nướng không khói

Xu hướng hiện nay, các nhà hàng quán ăn đang tập trung phủ sóng thương hiệu trên Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội. Bên cạnh việc cập nhật thông tin thì quán có thể tổ chức các chương trình khuyến mại, trò chơi, mini game để thu hút khách hàng.

Đồng thời, bạn cần lên những kế hoạch marketing dài hơi, đi sâu vào xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng. Những kế hoạch này sẽ cần sự chuẩn bị về cả kinh nghiệm lẫn tài chính. Ước tính khoản chi phí phục vụ cho quảng bá và marketing quán là khoảng 10% tổng chi phí.

7. Chi phí duy trì và dự phòng

  • Chi phí duy trì: Các loại chi phí khác như tiền điện nước hàng tháng, tiền duy trì hoạt động quán trong tối thiếu 3 tháng, tiền internet, tiền giấy tờ kinh doanh và các loại thuế phí phát sinh … thường chiếm khoảng 15% chi phí đầu tư.
  • Khoản chi phí dự phòng: thời gian đầu hoạt động là một thời gian nhạy cảm, khi chưa có lãi nếu phát sinh vấn đề thì sẽ khó khăn trong chi tiêu cho quán. Vì vậy bạn hãy dự phòng một phần chi phí nhỏ khoảng 10% vốn đầu tư.

Một số câu hỏi thường gặp khi mở quán lẩu nướng không khói 

1. Có thể tìm kiếm những kinh nghiệm mở quán ở đâu? 

Có rất nhiều nguồn để bạn có thể tìm thấy những kinh nghiệm mở quán lẩu nướng không khói. Có thể là từ trên các mạng xã hội; các hội nhóm, diễn đàn chia sẻ kiến thức ngành; các buổi giao lưu với các doanh nhân thành công trong lĩnh vực này,…

Một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn nữa là theo dõi MISA CukCuk – nơi cập nhật liên tục những thông tin và kiến thức xoay quanh lĩnh vực F&B.

2. Nên bắt đầu kinh doanh quán nướng lẩu nướng không khói từ đâu? 

Bất kể bạn kinh doanh gì hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu, phân tích thị trường, xác định tập khách hàng tiềm năng đẻ nắm bắt vị trí của mình và lựa chọn được mô hình phù hợp nhất. Sau đó hãy chuẩn bị vốn đầu tư và một bản kế hoạch là bạn có thể bắt đầu kinh doanh quán lẩu nướng không khói được rồi.

Bất đầu mở quán lẩu nướng không khói

3. Làm thế nào để tối ưu việc quản lý lẩu nướng không khói?

Nếu chỉ quản lý theo các thủ công thì bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Một trong những cách mà rất nhiều quán lẩu nướng không khói đã triển khai chính sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn MISA CukCuk.

Với kinh nghiệm triển khai cho hơn 40.000 nhà hàng lớn nhỏ trên toàn quốc, CukCuk tự tin là phần mềm hàng đầu thị trường, luôn đồng hành cùng chủ quán quản lý vận hành chặt chẽ, tường minh, khoa học với giá chưa đến 10.000đ/ngày. Thao tác trên phần mềm vô cùng nhanh chóng mà không hề xảy ra sai sót, nhầm lẫn gì trong quá trình phục vụ.

Hiện nay, MISA CukCuk đang áp dụng chương trình miễn phí dùng thử trong 15 ngày. Chỉ mất 5 phút sau khi đăng ký tại https://sign-up.cukcuk.vn/ là có thể sử dụng được ngay mà không cần đào tạo, cài đặt phức tạp.

Tạm kết 

Chi phí để đầu tư kinh doanh một quán lẩu nướng không khói là tương đối lớn, đòi hỏi bạn phải có khả năng kiểm soát nguồn tài chính cực tốt. Hy vọng những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk sẽ giúp bạn có thể dễ dàng lên được bản kế hoạch chi phí mở quán lẩu nướng không khói hợp lý và tiết kiệm nhất.

>> Với 5 mẹo sau, việc tiết kiệm chi phí nhà hàng chỉ là chuyện nhỏ
>> 7 Loại chi phí phát sinh quán ăn hay gặp

Bài viết liên quan
Xem tất cả