Bí quyết xây dựng thực đơn quán cafe và những lưu ý không thể bỏ qua

Trong bài viết này, MISA CukCuk sẽ tổng hợp lại những điểm lưu ý, giúp anh chị chủ quán không còn gặp phải tình trạng xây dựng thực đơn quán cafe dàn trải, “cồng kềnh” cũng như tối ưu hoá được bài toán về doanh thu và chi phí nguyên vật liệu 

Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk - Sản phẩm công nghệ số 2020

I. Cần lưu ý điều gì khi xây dựng thực đơn quán cafe

1.1. Xác định khách hàng mục tiêu

Khi xây dựng thực đơn quán cà phê, bạn cần quan tâm đến các yếu tố nhóm khách hàng mục tiêu bao gồm như tuổi, giới tính, quốc tịch, điều kiện tài chính… Việc xác định tập khách hàng mục tiêu cần được định hướng rõ ràng từ ban đầu từ các loại đồ uống, công thức pha chế, đặt giá bán…

Ví dụ nhóm khách là học sinh, sinh viên có sở thích trải nghiệm những thứ mới, những thứ thịnh hành. Nhóm này ưa chuộng nhóm đồ uống như trà sữa, sinh tố, các món ăn vặt…

Với nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng, nhu cầu về dinh dưỡng, đảm bảo sức khoẻ, đẹp dáng thương thích những đồ uống detox, nước ép nguyên chất…

Bởi vậy mỗi nhóm khách khác nhau, hành vi sở thích khác nhau sẽ có những nhóm đồ uống khác nhau.

thói quen tiêu dùng

1.2. Định dạng thiết kế của thực đơn quán cafe

Thực đơn 1 trang hoặc treo tường phù hợp với những quán cafe take-away, thường cung cấp ít sự lựa chọn. Thực đơn là quyển nhiều trang thì khách hàng có nhiều thời gian nghiên cứu hơn, menu cũng đa dạng nhiều loại (có thể bao gồm cả đồ ăn nhẹ).

1.3. Xác định các loại đồ uống chính trong thực đơn

Anh chị rất dễ nhầm lẫn giữa việc đa dạng hoá thực đơn với việc chuyển tất cả những món anh chị thấy ngon vào trong thực đơn. Mặt khác, cũng có những quán tối giản thực đơn đến rút ngắn quá mức.

Rõ ràng chúng ta không chỉ phục vụ một khách, một lần, ai cũng mong muốn họ ghé thăm nhiều lần, và trong với số lượng món trên thực đơn, liệu có đủ giữ chân họ quay lại thưởng thức thêm một lần nữa. Sự đủ dùng ở đây còn dành cho cả chính anh chị chủ quán, về nguồn lực, về quy mô quán, để anh chị cân đối về chất lượng sản phẩm và trạng thái phục vụ khách hàng. 

Về ác loại thức uống chín, quán cafe thì không thể nào thiếu cafe trong danh sách menu cùng các đồ uống từ cafe, trà, sinh tố, nước ép và có thể có đồ ăn vặt khác:

  • Cafe: cafe đen, cafe sữa, bạc xỉu, espresso, cappuccino, latte…
  • Trà: trà đào cam sả, trà táo bạc hà,  trà sữa trân châu, trà đào, trà vải, trà trái cây giải nhiệt..
  • Các món đá xay: bạn có thể thêm các món đá xay từ cookie, socola hay bạc hà… vào thực đơn của quán bạn
  • Đồ uống từ trái cây (nước ép, sinh tố) sẽ làm phong phú thực đơn quán cà phê của bạn

Menu quán cafe Cô Ba Sài Gòn

1.4. Xác định số lượng đồ uống trong thực đơn quán cafe

Tùy theo mô hình kinh doanh, bạn có thể thêm một số món đồ uống phù hợp cho quán cafe của mình. Ví dụ như nếu quán cafe take-away thì không nên chọn menu tập trung vào các đồ uống từ cafe. Nếu thực đơn có nhiều món, khách hàng sẽ phân vân, khó chọn lựa, kéo dài thời gian order.

Đối với quán cafe có hình thức order và phục vụ tại bàn, bạn có thể thêm nhiều loại đồ uống hơn. Khách hàng sẽ có thể dễ dàng xem hết thực đơn của quán cafe và chọn loại thức uống mình yêu thích mà không sợ khách khác chờ đợi mình.

Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk - Sản phẩm công nghệ số 2020

1.5. Trong thực đơn có đồ uống upsell

Nhóm này được sử dụng để bán kèm với những nhóm sản phẩm khác. Đối với mô hình cafe thì những sản phẩm upsell có thể kể đến như đồ ăn vặt, các loại bánh ngọt, các loại hạt…

Với nhóm sản phẩm này bạn cần có một chính sách giá phù hợp để khi khách hàng mua cùng sản phẩm chính, giá trị đơn hàng cao hơn nhưng về câu chuyện cân đối với cost đồ và chi phí cũng cần được bàn đến.

Ví dụ, khách hàng lựa chọn một cốc trà đào cam sả, nhân viên quán có thể mời thêm khách dùng bánh hoặc thử món ăn vặt mới kết hợp cùng trà đào. Nếu mua riêng lẻ là 20.000đ/chiếc nhưng bán theo combo tặng kèm thì giá chỉ còn 10.000đ/chiếc

II. Mẹo xây dựng thực đơn quán cafe

2.1. Quy tắc “Tam giác vàng” 

Nếu bạn định làm thực đơn 1 trang thì không thể bỏ lỡ quy tắc thiết kế này, cụ thể:

  • Ở giữa: trước hết, thực khách thường vào phần giữa của trang, do đó bạn nên đặt các món có ưu đãi đặc biệt ở đó
  • Ở góc bên trái: thực khách sẽ tiếp theo nhìn vào khu vực ở góc trên bên phải, do đó nó là một nơi tuyệt vời cho các món đồ uống chính
  • Ở góc bên phải: Cuối cùng, ánh nhìn của thực khác sẽ di chuyển đến góc trên bên trái của thực đơn, tốt nhất bạn nên đặt những món ăn vặt ở đây

2.2. Chọn phông chữ khi thiết kế thực đơn quán cafe

Khi chọn phông chữ, hãy tập trung vào phong cách chung của quán cafe. Bạn cũng có thể sử dụng phông chữ có thương hiệu nếu bạn đã có

Bạn cũng không nên để thực đơn với quá nhiều phông chữ, khiến khách hàng khó đọc. Khoảng 2-3 phông chữ kết hợp là khá đủ. Chỉ sử dụng khoảng trắng, chữ nghiêng, chữ đậm và nhiều màu sắc ở những nơi thích hợp.

2.3. Có phần mô tả các loại đồ uống

1 dòng mô tả ngắn gọn vừa giúp thông báo cho khách hàng về thành phần của món ăn vừa để dễ chọn lựa hơn. Điều quan trọng là phải tính đến độ dài cụ thể của văn bản trong phần mô tả.

Nếu quán cafe của bạn mở gần khu du lịch, có nhiều khách hàng nước ngoài thì có thể để tiếng Anh song song bên dưới cho khách hàng dễ chọn đồ.

2.4. Thực đơn thay đổi linh hoạt theo mùa

Sẽ có những món được bổ sung theo mùa, những món theo các dịp lễ hội đặc biệt… Tuỳ vào thời điểm thích hợp, món mới hoặc cải tiến phiên bản cũ trở nên tốt hơn cũng là một cách để khách hàng chú ý tới quán của bạn. Song song với đó là chiến dịch ra mắt, giới thiệu món mới với toàn thể thực khách được biết.

Chẳng hạn như, vào mùa đông bạn có thể bổ sung các loại đồ uống theo mùa như trà nóng, cacao nóng, socola nóng,… Còn vào mùa hè, nên tham khảo Top đồ uống từ cafe hot vào mùa hè có thể kinh doanh siêu lợi nhuận. 

III. Tham khảo các kiểu thiết kế thực đơn quán cafe phổ biến hiện nay

Dựa vào đối tượng khách hàng cũng như xu hướng hiện hành để bạn có thể lựa chọn cho mình một phong cách thiết kế thực đơn phù hợp nhất. Tham khảo ngay một số kiểu thiết kế phổ biến nhất hiện nay:

  • Menu thiết kế tối giản

Sự tối giản từ font chữ, màu sắc, hình ảnh, bố cục nhưng có khả năng tạo hiệu ứng cảm xúc. Phong cách thiết kế menu cafe này hiện nay được khá nhiều quán cafe áp dụng. Nó dễ dàng tạo ấn tượng sâu sắc cho người xem từ chính sự đơn giản nhất.

thực đơn quán cafe tối giản

  • Phong cách menu đa sắc màu Coloring

Đa dạng hóa màu sắc là nguyên tắc chủ đạo trong phong cách thiết kế menu coloring. Phối hợp nhiều màu sắc lại với nhau để giúp cho menu của bạn tỏa sáng. Tuy nhiên hãy cẩn thận khi phối màu, bạn phải có một con mắt thẩm mỹ, kinh nghiệm về thiết kế. Nếu phối quá nhiều màu sẽ làm cho menu của bạn bị rối mắt và gây cho khách hàng cảm giác bối rối khi lựa chọn đồ uống.

thực đơn quán cafe phong cách đa sắc màu

  • Thực đơn cafe kiểu vintage

Đối với những quán kinh doanh cafe có trường phái cổ điển giản dị thì đây chính là phong cách thích hợp nhất. Phong cách này mang đến cho khách hàng sự gần gũi, tao nhã và thân quen.

menu phong cách vintage

IV. Tạm kết

Hy vọng với những lưu ý mà CukCuk liệt kê ở trên, anh chị hoàn toàn có thể chủ động trong việc xây dựng thực đơn hoàn chỉnh. Nếu anh chị có bất kỳ vướng mắc gì trong quá trình kinh doanh, vận hành, anh chị có thể để lại thông tin ở form bên dưới, sẽ có nhân viên MISA liên hệ tư vấn mình ạ. 

Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk - Sản phẩm công nghệ số 2020

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Three O’clock: Review đồ uống, không gian chuỗi cafe “không…
27/02/2024
Nguyễn Sơn Bakery: review menu của thương hiệu bánh 20…
23/02/2024
Beard Papa’s: review menu, không gian và địa chỉ các…
21/02/2024
An Café: Review menu, không gian cũng như địa chỉ…
20/02/2024
Là Việt Coffee – Review menu, best seller và không…
19/02/2024