Nếu biết trước F&B là một ngành công nghiệp sắt máu.. (P1)

kinh doanh F&B

Có những câu chuyện thành công được xây dựng từ chính vấp ngã, bài học kinh doanh không chỉ trả giá bằng thời gian, sức lực mà còn là tiền bạc… Và ở ngành công nghiệp F&B, sự thành công mà người ta hay nhìn thấy chẳng có lối tắt nào dễ dàng dẫn đến. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ câu chuyện của chủ thương hiệu Church Coffee, để anh chị chủ quán có cách nhìn hiện thực về thị trường mà anh chị sắp gia nhập ngành công nghiệp sắt máu này.

Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk - Sản phẩm công nghệ số 2020

Chọn lựa được mặt bằng đẹp – Quả trứng vàng giữa lòng Thủ đô

Ông Nguyễn Hữu Trung – CEO của thương hiệu The Church Coffee, số 1 Nhà Thờ chia sẻ: “Khi mọi người nói rằng tôi đã may mắn lựa chọn được một mặt bằng đẹp tuy nhiên có lẽ, cần giải thích đôi điều ở đây. Điều đầu tiên là việc tôi có thể chờ 3 năm cho một địa điểm mới, nếu địa điểm không đẹp thì tôi sẽ không bắt đầu làm, đó là giá trị của sự kiên nhẫn. Điều tiếp theo đó chính là việc tôi không lựa chọn địa điểm đẹp, mà địa điểm đẹp lựa chọn tôi”. 

kinh doanh chuỗi F&B

Với người làm trong ngành ai cũng hiểu rõ, để có được mặt bằng đẹp tại đất thủ đô cũng đồng nghĩa, các khoản chi phí của mình đội lên rất nhiều. So sánh tương quan với các cửa hàng xung quanh, những mô hình F&B khác, và đặt ra trong mình câu hỏi: liệu mình có thực sự đủ ngân sách thay vì thuê 1 năm tiền nhà giờ chỉ bằng 1 tháng. Hoặc nếu mặt bằng đáp ứng tốt tình hình tài chính của bạn thì liệu rằng thực sự mặt bằng đó có đẹp? Nếu câu trả lời là không thì liệu với giá thành 500 triệu/tháng, mấy ai muốn ngã tiền chấp nhận đầu tư? 

Bài học từ những người đi trước 

Trước ông Trung đã có rất nhiều người mở kinh doanh với rất nhiều loại hình khác nhau. Tuy nhiên họ đều phải dừng hoạt động với lý do riêng nào đó. Đánh giá về tình hình kinh doanh, một điều rõ rệt là khách hàng đông, ra vào tấp nập nhưng xét về lợi nhuận thì không được là bao. Đến thời điểm cuối ngày đóng cửa đếm tiền mới thực sự là câu chuyện khác. Âu đó cũng là tình trạng phổ biến của cả ngành này. Có thể bạn thấy quán đông, khách nườm nượp nhưng mở là một chuyện, có lãi hay không thì tính đủ loại chi phí mới chắc được. 

mặt bằng kinh doanh đồ ăn nhanh

Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ vật giá có khi nào ngừng tăng nhưng giá trên thực đơn chỉ cần đổi một chữ số là khách hàng đã có cả một sự hoài nghi to lớn, tăng thì biết tăng như thế nào cho phù hợp? Đôi khi còn phải cắt thêm tiền để tung những chương trình khuyến mãi, kích cầu khách hàng đến quán đông hơn. Tuy nhiên chắc chắn rằng, ngốn nhiều ngân sách nhất vẫn là việc chấp nhận thuê mặt bằng tại những vị trí đắc địa. Sự đánh đổi đó thế nào là xứng đáng? Tuy nhiên, muốn mở cánh cửa thành công của ngành F&B, chủ quán nào cũng muốn nắm giữ được chiếc chìa khóa mang tên mặt bằng đẹp này.

Đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Đón đầu và gia tăng doanh thu với những xu…
28/12/2023
Đọc vị chiến lược marketing của Haidilao “Vua lẩu xứ…
27/12/2023
Phân tích chiến lược marketing của Lotteria – người “anh…
03/01/2024
Chiến lược marketing của Circle K – thành công từ…
02/01/2024