Thị trường cafe: Phúc Long, Starbucks tăng tưởng nhưng chưa đủ để dẫn đầu

Tiềm năng của thị trường cafe đã giúp cho tên tuổi của Phúc Long, Highlands Coffee, The Coffee House… ngày một ghi dấu rõ nét hơn trong tiềm thức của người tiêu dùng, cũng là một trong những quy chuẩn ngành cafe từ thực đơn, các thức phục vụ đến cách thức bày trí không gian đều mang hơi thở hiện đại và có lẽ quy chuẩn ấy đã biết việc uống cafe từ sở thích trở thành thói quen. Nhìn lại tình hình kinh doanh 9 tháng vừa qua, ông lớn Highlands Coffee vẫn đang giữ phong độ ổn định với doanh thu dẫn đầu và bằng tổng doanh thu của 3 đối thủ Phúc Long, The Coffee House và Starbucks.

thị trường cafe

2020 – Nền kinh tế chịu tổn thương đặc biệt là F&B

Thời gian giãn cách xã hội khiến mọi hoạt động kinh doanh tại mặt bằng đều rơi vào trạng thái đóng băng. Không chỉ có vậy, tại thời điểm hậu dịch, nhiều mô hình lần lượt đội mũ nón ra đi về không thể tiếp tục duy trì kinh doanh được do bài toán chi phí lớn. Tuy nhiên, với những ông lớn cafe, họ minh chứng đường hướng kinh doanh bài bản của mình bằng hệ thống giao hàng tận nơi, để đảm bảo duy trì hoạt động.

kinh doanh F&B

Thời điểm sau dịch, những biện pháp đảm bảo an toàn vẫn được tiếp tục đẩy mạnh, vừa để nâng cao ý thức bảo vệ cộng đồng vừa là cách khiến chính khách hàng của họ cảm thấy tin tưởng hơn vào thương hiệu mình lựa chọn. Kết quả thể hiện rõ khi kết thúc đợt dịch 2, các hãng nhanh chóng trở lại đường đua, và thị trường được đặt lại đúng thế sôi động vốn có của nó.

Ghi nhận những con số bất ngờ từ thị trường cafe

Theo dự báo của các chuyên gia, ảnh hưởng của dịch Covid-19 có thể khiến định giá thị trường F&B giảm xuống mức 4,8 tỷ USD, tuy nhiên rất nhanh chóng sau đó, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của thực khách sẽ giúp thị trường hồi phục và nhanh chóng trở lại cuộc đua và chạm mốc 8 tỷ USD vào năm 2025. 

Điều này không nằm kế hoạch gia nhập của thương hiệu ngoại như: Coffee Beans and Tea Leaf, Dunkin Donuts… sẵn sàng cạnh tranh trực tiếp cùng các thương hiệu Việt như Trung Nguyên, Phúc Long, The Coffee House…

thị trường cafe

Với mật độ phủ rộng toàn quốc với hệ thống cửa hàng nhượng quyền của mình, vị thế của Highlands Coffee ngày một chắc chắn hơn, cùng với biên lợi nhuận ổn định. Theo ghi nhận cuối 2019, lợi nhuận sau thuế của hãng này rơi vào mức 84 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ trước đó thậm chí có thời điểm, lợi nhuận ròng của Highlands Coffee chạm mốc 130 tỷ đồng. Tuy nhiên với 3 tên tuổi đứng sau là Phúc Long, The Coffee House và Starbucks cũng đang chuẩn bị cho mình những bước đà chắc chắn.

Sau ông lớn Highlands Coffee, đường đua chưa khi nào hết khốc liệt

Báo cáo doanh thu ghi nhận Phúc Long là chuỗi có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất, với 779 tỷ đồng, Starbucks và The Coffee House là 783 tỷ và 863 tỷ đồng. Tuy nhiên, trái ngược với Phúc Long và Starbucks thì chuỗi cafe The Coffee House bất ngờ thông báo lần đầu tiên lỗi.

Phúc Long

Tận dụng thế mạnh về trà của mình, Phúc Long ghi điểm với dòng sản phẩm nổi bật. Thậm chí có những thời điểm, khách hàng chấp nhận xếp hàng để có thể được thưởng thức hương vị Phúc Long điều mà hiếm có mô hình cafe nào thực hiện được ở thời điểm hiện tại.

Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk - Sản phẩm công nghệ số 2020

Starbucks

Tập trung vào những trải nghiệm đáng tiền, định vị là một thương hiệu phân khúc giá cao, chi phí mặt bằng đắt đỏ khiến Starbucks không thể có quá nhiều lợi nhuận như kỳ vọng mặc dù mặt bằng giá thành đạt mức cao trên thị trường.

The Coffee House

Là một trong những thương hiệu có tư duy kinh doanh, vận hành không hề hòa tan trước rất nhiều màu sắc trên thị trường. Họ có bản sắc riêng, văn hóa riêng. Phát triển ứng dụng đặt món trực tuyến cho khách hàng, vì muốn đảm bảo trải nghiệm của thực khách luôn là tốt nhất. Bên cạnh đó về chiến lược kinh doanh lâu dài, chủ tịch HĐQT của The Coffee House chia sẻ: “Việc các ứng dụng giao đồ ăn đốt tiền khuyến mãi chỉ có thể mang lại giá trị ngắn hạn cho các thương hiệu đồ ăn thức uống. Thương hiệu rồi sẽ lệ thuộc và các ứng dụng tại thị trường cafe”

thị trường cafe

Tạm kết

Các thương hiệu cafe nội đã và đang khẳng định sự thấu hiểu khách hàng của mình cũng như tận dụng được lợi thế cạnh tranh từ nguồn nguyên liệu đầu vào tốt, thực đơn hợp khẩu vị của người Việt. Chịu ảnh hưởng từ dịch tuy nhiên, với chiến lược mở rộng và tăng tốc, hy vọng rằng những tháng cuối năm, các thương hiệu vẫn sẽ nhận được những kết quả tăng trưởng tích cực

Đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Three O’clock: Review đồ uống, không gian chuỗi cafe “không…
27/02/2024
Nguyễn Sơn Bakery: review menu của thương hiệu bánh 20…
23/02/2024
Beard Papa’s: review menu, không gian và địa chỉ các…
21/02/2024
An Café: Review menu, không gian cũng như địa chỉ…
20/02/2024
Là Việt Coffee – Review menu, best seller và không…
19/02/2024