Nửa đầu 2020 đối với những mô hình kinh doanh F&B quả thực là khoảng thời gian không thể nào quên. Dịch Covid diễn ra như một phép thử “sức bền” của thương hiệu đồng thời cũng là gánh nặng cho cả ngành dịch vụ nói chung, đặc biệt là với những đơn vị kinh doanh F&B nói riêng. Sự trở lại lần này, liệu chúng ta đã sẵn sàng để đối mặt, ứng phó với tác động không nhỏ từ yếu tố ngoại cảnh này chưa?
Nỗi ám ảnh mang tên “Dịch tái bùng phát”
Ai kinh doanh hàng quán, dịch vụ chắc chưa thể quên được ngày chỉ thị của Chính phủ yêu cầu cách ly xã hội, đóng cửa toàn bộ hoạt động kinh doanh của các mô hình nhà hàng, quán ăn, quán cafe… Hội nhóm F&B ngập tràn tin tức sang nhượng, bản cam kết tạm ngừng kinh doanh…
Sau 2 tháng, khi mọi thứ lắng xuống, nhà hàng, quán ăn dần khôi phục lại hoạt động kinh doanh của mình, thậm chí mới lấy lại được doanh thu cơ bản, cả nước lại xuất hiện những ca dương tính đầu tiên, và khách hàng bắt đầu lung lay, lo sợ. Những tình huống giả định được đặt ra, nếu cách ly xã hội lần một lần nữa diễn ra, liệu các mô hình kinh doanh F&B có “may mắn” vực dậy được như lần đầu hay không, liệu có bớt “lao đao” không?
Chuẩn bị đối mặt cho đợt dịch này
Ở một khía cạnh khách, kể cả trong thời gian chấp nhận ngừng bán tại cửa hàng, vẫn có những đơn vị phối hợp với đối tác giao hàng vô cùng bài bản. Hệ thống bán hàng online được kích hoạt, tập trung nguồn lực.
Còn đối với những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, vì đã quen với việc bán hàng truyền thống, “phép thử” Covid-19 càng khiến họ nhận ra một điều rằng, so với sự chuyển động từng ngày của ngành F&B, quyết định của họ phải nhanh hơn, buộc họ phải sẵn sàng thay đổi, bỏ đi quan niệm kinh doanh online là xu hướng. Bởi lẽ, hoạt động này không chỉ giúp họ duy trì doanh thu trong dịch mà còn hướng phát triển bền bỉ cả về sau này.
Tận dụng công nghệ để hỗ trợ hoạt động bán hàng online
Trước thách thức của thị trường và áp lực từ dịch bệnh, nếu không phải là một đơn vị có quy mô, nguồn lực lớn liệu có thể triển khai hoạt động bán hàng online bài bản, hiệu quả, tiết kiệm chi phí hay không? Hoặc như với những khu vực chưa có sự hỗ trợ của các ứng dụng giao hàng trực tuyến, vậy chủ quán có thể online bằng cách nào?
Nghiên cứu, ghi nhận và phát triển dựa trên chính nhu cầu nói trên của chủ quán, đặc biệt áp dụng được ngay trong thời gian này. Đầu tháng 8 vừa qua, công ty Cổ phần MISA đã cho ra mắt tính năng thiết lập website bán hàng online trực tiếp trên phần mềm quản lý nhà hàng MISA Cukcuk. Khách hàng thao tác đặt món, giao hàng tại website, đơn hàng tự động chuyển lên hệ thống và thông báo cho thu ngân nhà hàng xác nhận với khách và chuẩn bị món. Tất cả đảm bảo quản lý vận hành trơn tru trong một hệ thống duy nhất.
Căn cứ vào tình hình thực tế, trong quá trình phát triển tính năng làm thế nào để không chỉ là những mô hình kinh doanh nhà hàng chuỗi, lớn mà thậm chí cả những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ vẫn hoàn toàn có thể chủ động tạo lập website bán hàng riêng cho mình. Đặc biệt tại thời điểm dịch như hiện nay, MISA cam kết hỗ trợ chủ quán với việc trang bị hoàn toàn MIỄN PHÍ công cụ này giúp chủ quán không còn đắn đo quá nhiều về chi phí, sẵn sàng đối mặt với dịch.
Tạm kết
Sự chấp nhận chuyển mình để thích ứng với hoàn cảnh, vận dụng công nghệ trong chính hoạt động kinh doanh của mình vừa là cách tối ưu chi phí đồng thời cũng là bước đi nền tảng để phát triển thêm hoạt động bán hàng online hậu dịch dù là là mô hình to, nhỏ, đơn hay chuỗi.