Thiết kế website nhà hàng: làm ra sao, lưu ý thế nào?

Nếu như bạn đang bắt đầu thiết kế website nhà hàng, quán ăn thì đây là những lưu ý mà bạn không thể bỏ qua. Website cũng giống như một bản giới thiệu thu nhỏ về nhà hàng. Khi nhìn vào website của bạn, khách hàng có thể thấy thực đơn, không gian của nhà hàng như thế nào? Phong cách của nhà hàng ra sao? Một website chuyên nghiệp hoàn toàn có thể thuyết phục thực khách ghé thăm chỉ sau vài cú nhấp chuột. Vậy thiết kế website nhà hàng cần thực hiện những đầu mục nào, cần lưu ý những nội dung gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây

1. Thiết kế website nhà hàng giúp mở rộng cơ hội kinh doanh như thế nào?

Có thể nhận thấy việc mở rộng thêm hoạt động kinh doanh online giờ đây không chỉ dừng lại ở xu hướng, nó còn là một trong những cách giúp nhà hàng, quán ăn của chúng ta giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của các tác nhân ngoại cảnh như thời tiết, bệnh dịch…

Điều đó càng được minh chứng rõ nét hơn khi dịch covid-19 xảy ra. Càng là những mô hình có đa dạng kênh bán hàng, đặc biệt là bán hàng online lại càng có tâm thế sẵn sàng đón nhận thách thức, đối mặt với khó khăn. Dưới đây là một số lợi ích rõ rệt khi nhà hàng sở hữu website

1.1. Giảm chi phí đầu tư, marketing

  • Không lo tốn chi phí để đầu tư một hệ thống website phức tạp, nhà hàng/quán vẫn có thể bán hàng online, cắt giảm chi phí để mua tên miền, nhân sự để thiết kế, duy trì…
  • Tự do bán hàng online mà không phải chi trả tiền chiết khấu cho các bên trung gian
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư tổng đài, nhân sự để trực máy để ghi nhận order của khách

1.2. Tối ưu hóa nguồn lực bán hàng – Gia tăng doanh thu

  • Dễ dàng đăng thông tin, giới thiệu thực đơn, khuyến mãi của nhà hàng/quán và chia sẻ chúng qua Facebook, Zalo, SMS… dưới dạng link hay mã QR code, tiếp cận thêm nhiều khách hàng trên nhiều kênh khác nhau
  • Tức thời ghi nhận yêu cầu đặt món giao hàng hay đặt hàng đến lấy của thực khách và tự động chuyển order đến nhà hàng/quán để xử lý, tránh sót đơn hàng và phục vụ các khách hàng một cách nhanh chóng
  • Tự động gợi ý các món bán chạy, món dùng kèm, khuyến mãi cho thực khách để gia tăng giá trị đơn hàng

1.3. Tiết kiệm thời gian và công sức nhập liệu

  • Tự động gửi thông báo cho nhà hàng/quán khi có đơn hàng của khách ngay trên một màn hình làm việc của thu ngân, giảm công sức nhập liệu lại yêu cầu và tránh sai sót
  • Liên thông trực tiếp với phần mềm bán hàng, tự động đồng bộ thực đơn, khuyến mãi, tình trạng còn/hết món trên trang đặt hàng online, tránh mất thời gian cập nhật ở nhiều nguồn khác nhau của nhân viên và tránh tình trạng khách đặt nhưng món đã hết hoặc món đã không còn phục vụ dẫn đến khách hàng không hài lòng
  • Liên kết với dịch vụ giao hàng, tự động gửi yêu cầu giao hàng cho đối tác hoặc chuyển bộ phận giao hàng tại quá. Tức thời tra cứu trạng thái giao hàng ngay trên một hệ thống duy nhất 

>> 7 lợi ích “không ngờ” khi quán của bạn có website bán hàng online riêng

2. Vậy lý do gì khiến nhà hàng, quán ăn băn khoăn, không muốn triển khai website

2.1. Đầu tư tốn kém ngân sách

Để thiết kế một website nhà hàng chuẩn chỉnh trước đây cần quá nhiều chi phí như tên miền, hosting, công thiết kế. Sự cồng kềnh trong quá trình thiết kế website và quản lý đôi khi khiến chi phí thi công được một website chuẩn chỉnh cho nhà hàng với mức độ đặt món với giao diện cơ bản cũng tương đương giá 5 – 7 triệu. Nếu chủ nhà hàng mong muốn thiết kế sâu hơn, có nhiều thư mục hơn giá thành sẽ cao hơn. Bởi vậy, chi phí này cũng được khá nhiều chủ đầu tư cân nhắc.

2.2. Cần nguồn lực thiết lập duy trì

Sau khi thiết kế được phần khung website, việc tối ưu các nội dung hiển thị trên website cũng cần quan tâm. Để website chỉn chu nhất, việc rà soát nội dung, báo giá món, thậm chí trải nghiệm website thường xuyên để đảm bảo khách hàng vào website đặt hàng được mượt mà thuận tiện. Đó cũng là lý do cần nhân sự thường xuyên cập nhật nội dung, chương trình khuyến mãi, hỗ trợ khách hàng.

Những điều trên chỉ đúng với thời điểm trước kia, khi các phần mềm quản lý chưa phát triển và tích hợp với website bán hàng. Giờ đây, không chỉ những nhà hàng, chuỗi lớn thậm chí các mô hình nhỏ vẫn có thể thực hiện được điều này bởi giờ đây, việc thiết kế website nhà hàng không hề phức tạp nữa.

3. Yêu cầu cơ bản khi thiết kế website nhà hàng

3.1. Đáp ứng hiển thị tốt trên các thiết bị

Một trong những lỗi khá phổ biến của các website là phần hiển thị trên máy tính rất thuận tiện, mượt mà nhưng khi khách hàng xem trên thiết bị di động của họ, website bị co kéo, thậm chí che chữ, mất chữ hoặc lỗi. Bởi vậy, việc hiển thị tốt trên các nền tảng cũng như các thiết bị di động đặc biệt là những thiết bị di động thông dụng cần được đáp ứng. Điều này là một trong những yếu tố thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà hàng cũng như hỗ trợ trải nghiệm của thực khách dễ chịu hơn.

3.2. Giao diện tường minh, bắt mắt

Điều tiếp cận với thực khách khi họ đang tìm hiểu nhà hàng của bạn online chính là hình ảnh. Những bức ảnh đồ ăn ngon miệng, nội dung thông tin rõ ràng, câu chữ hấp dẫn chắc chắn giữ chân được khách hàng lâu hơn. Bởi vậy hãy quan tâm đến bố cục thể hiện của website. Phân cấp thông tin cũng được xem là một trong những nội dung then chốt để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy nội dung mình quan tâm 

3.3. Gọi món, đặt bàn, hỗ trợ thuận tiện, dễ thao tác

Mục đích sau cùng của việc thiết kế website nhà hàng chính là việc kết nối khách hàng và thực khách. Họ có thể đặt bàn, đặt món giao hàng hoặc tìm hiểu về thực đơn, không gian, các chương trình khuyến mãi. Bởi vậy hãy để các nút bấm về việc đặt món, đặt bàn hoặc nhận hỗ trợ từ nhân viên một cách nhanh chóng nhất.

4. Những lưu ý khi thiết kế website nhà hàng

4.1. Hình ảnh là tất cả

Nghe có vẻ cường điệu nhưng thực sự hình ảnh quả thật rất quan trọng. Nếu bạn đừng trên vai trò là người truy cập vào website của nhà h-àng nào đó, điều bạn quan tâm là ẩm thực. Nhà hàng này có những món ăn gì? giá cả ra sao? và một bức ảnh đẹp đóng góp công sức rất lớn đấy. Lúc này, bạn chỉ có thể mời khách hàng đến nhà hàng, quán ăn hay không phụ thuộc vào độ hấp dẫn của món ăn thể hiện trên website. Vì vậy, không nên sử dụng những món ăn thiếu hấp dẫn và không sinh động. Kết quả sẽ rất tệ hại đấy!

Khi bạn đang chuẩn bị thiết kế một website cho nhà hàng, nên thuyết phục khách tập trung vào những món ăn mà có sức lôi cuốn không thể cưỡng lại được, chắc chắn sẽ khiến khách hàng đến nhà hàng ngay lập tức.

6 lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế website nhà hàng!

4.2. Phô bày không gian ở nhà hàng

Ngoài hình ảnh ẩm thực, hãy lưu ý tới không gian của nhà hàng. Nhiều người rất để ý tới không gian phù hợp với cuộc gặp gỡ, buổi hẹn hò. Thế nên, hãy cho khách hàng thấy không gian nhà hàng của bạn thật sự thuyết phục họ, nếu bỏ qua vấn đề này, chắc chắn sẽ thiếu sót lớn đấy.

Bởi khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những nhà hàng quen thuộc hoặc được giới thiệu hơn. Vì có rất nhiều điều không chắc chắn khi thử đến một nới mới. Họ sẽ tự tin đến nhà hàng của bạn nếu họ cảm nhận được qua chính trang web đó. Từ cách trang trí, hình ảnh thể hiện không khí nhà hàng, họ sẽ có sự lựa chọn phù hợp với trang phục khi được mặc đến nơi này. Bên cạnh đó, lựa chọn màu sắc phù hợp thật sự quan trọng. Hãy chọn những màu sắc tăng sự quyến rũ tới thực khách. Chọn màu sắc tươi sáng và nổi bật sẽ khiến hình ảnh trông đẹp hơn.

6 lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế website nhà hàng!

4.3. Menu trực quan

Đừng khiến khách hàng khó chịu khi phải xem một trang menu rối rắm. Đừng hy vọng họ dùng nó đặt món mỗi ngày. Hãy thiết kế một menu trải nghiệm người dùng tốt. Khi thiết kế cần lưu ý một số điểm sau:

Đầu tiên là chọn món ăn, sau đó là đồ uống và món ăn kèm. Không nên chỉ chụp một bức ảnh menu ngoài đời thường rồi up lên website. Điều đó vừa kém hấp dẫn, khó nhìn và khiến khách hàng vô cùng bực bội. Điều đó ảnh hưởng đến việc tạo ấn tượng xấu về sự thiếu chuyên nghiệp. Tốt nhất hãy xâ dựng menu nên có 3 cột trình bày thông tin rõ ràng, rành mạch cho khách hàng lựa chọn. Có category để dễ tìm kiếm để khách hàng có thể thay đổi theo ý muốn.

6 lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế website nhà hàng!

4.4. Tạo điểm nhấn khác biệt

Khi cùng một món ăn, làm sao để khách hàng lựa chọn nhà hàng của mình mà không phải là nhà khác? Khi lên ý tưởng thiết kế một website nhà hàng, hay chọn cho mình một phong cách xuyên suốt. Sang trọng, hiện đại hay cảm giác thân thuộc, ấm cúng. Hãy tạo sự khách biệt trên website của bạn. Yếu tố thứ hai chính là cách bố trí hình ảnh giao diện website. Khi chúng ta có thể làm cho khách hàng tin tưởng và mong muốn khám phá website thì cơ hội quay lại website là rất lớn.

4.5. Sử dụng màu sắc mạnh

Đừng ngại sử dụng những màu sắc sáng chói để tạo sức hút cho món ăn. Khéo léo trong bố trí màu sắc trong website cũng có tác dụng thiết lập tâm trạng của thực khách tăng sự hấp dẫn tới khách hàng.

Một lưu ý nho nhỏ nữa mà các nhà hàng nên áp dụng để gây ấn tượng khách khách chính là tận dụng texture. Trên trang chủ website nên sử dụng nhiều kết cấu khác nhau.

6 lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế website nhà hàng!

4.6. Đáp ứng đẩy đủ một số yếu tố cơ bản

Đối với một nhà hàng, nhiều khi quá chú trọng vào tiểu tiết mà bạn quên mất những yếu tố cần phải có để cung cấp cho khách hàng của mình như:

• Họ muốn được phục vụ món gì? (menu)
• Giá cả ra sao?
• Nơi đó trông thế nào?
• Nó ở đâu?
• Tôi có thể đặt trực tuyến không?
• Số điện thoại là gì?

Đặc biệt, mục liên hệ, thông tin liên lạc, vị trí là những thứ ưu tiên hàng đầu, đừng quên những yếu tố đó và đặt ở vị trí nổi bật. Ở chân trang cũng không thể thiếu: email, số điện thoại, liên kết xã hội… Hy vọng tất cả các yếu tô trên có thể giải quyết được những phân vân của nhà hàng khi chuẩn bị xây dựng website.

>>> Trải nghiệm miễn phí tính năng trên tại đây

5. Thiết kế website nhà hàng đơn giản hơn với MISA CukCuk

Nhằm hỗ trợ chủ quán dễ dàng thiết kế và quản lý website cho nhà hàng, quán ăn của mình, MISA CukCuk hỗ trợ bạn thực hiện tích hợp website bán hàng ngay trên phần mềm quản lý bán hàng của mình. Đáp ứng tiêu chí nhanh, gọn, đơn giản,

Bước 1: Trên trang quản lý, chọn Bán hàng Online/ Xác nhận xử dụng.

Bước 2: Khai báo thông tin trang bán hàng Online.

  • Chọn danh sách nhà hàng sử dụng tính năng Bán hàng Online và lựa chọn tỉnh/ thành phố hỗ trợ giao hàng tương ứng.

  • Thiết lập logo, giờ làm việc của nhà hàng. Nhập các thông tin về nhà hàng: địa chỉ, số điện thoại,… để hiển thị trên trang Bán hàng.

  • Nhấn Chọn món/ Nhập khẩu để thiết lập danh sách món nhà hàng hỗ trợ giao hàng.

  • Tích chọn các món hỗ trợ giao hàng và nhấn Đồng ý.

  • Trong trường hợp muốn xóa món đã chọn, nhấn vào biểu tượng 

  • Thiết lập các chính sách khác: giá trị đơn hàng tối thiểu (nếu có), phí giao hàng mặc định (nếu có), áp dụng miễn phí giao hàng (nếu có)…. Sau đó, nhấn Hoàn thành/ Xem demo.

  • Trong trường hợp nhà hàng quá tải và muốn ngừng nhận đơn, chọn Ngừng nhận đơn.

Lưu ý: – Trong trường hợp chọn Ngừng nhận đơn, khách hàng sẽ không thể đặt hàng qua trang Bán hàng Online.
   – Khách hàng sẽ tiếp tục đặt hàng khi tới giờ mở cửa tiếp theo hoặc khi nhà hàng chọn Tiếp tục nhận đơn.

  • Chọn Chia sẻ để lấy mã QR Code. 

  • Nhấn Tải QR Code để lấy đường dẫn. Sau đó, chọn Sao chép đường dẫn để chia sẻ lên mạng xã hội.

Bước 3: Chọn món và thiết lập địa chỉ giao hàng trên trang web Bán hàng Online.

  • Trên trang web bán hàng, nhấn vào các món cần đặt hàng để thêm vào giỏ hàng.

giao diện website nhà hàng

  • Chọn hình thức Giao tận nơi/ Tự đến lấy.

  • Nếu chọn Giao tận nơi, nhập địa chỉ giao hàng theo form dưới đây và nhấn Đồng ý.

cài đặt thiết kế website nhà hàng

  • Lựa chọn hình thức thanh toán và nhấn Đặt giao hàng ngay.

cài đặt, thiết kế website nhà hàng

Bước 4: Sau khi khách đặt hàng thành công, trên màn hình bán hàng, thu ngân sẽ nhận được thông báo xác nhận đơn hàng.

  • Bấm vào biểu tượng
  • Chọn Đặt giao hàng trên web.

  • Chọn Đối tác giao hàng và nhấn Xác nhận.

Nếu anh chị quan tâm về tính năng mới này của CUKCUK, đăng ký ngay tại đây:

Bài viết liên quan
Xem tất cả