Nếu bạn đang ấp ủ dự định để mở quán nước ép sinh tố thì hiện tại là thời điểm vô cùng thích hợp để chuẩn bị và triển khai. Đặc biệt khi thị trường tiêu dùng ngày càng chuộng các loại đồ ăn thức uống tươi sạch và nguyên chất. Cùng học hỏi kinh nghiệm mở quán nước ép sinh tố trái cây qua bài viết sau.
1. Các mô hình kinh doanh quán nước ép sinh tố trái cây phổ biến hiện nay
Những năm trở lại đây, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đang dần chuyển hướng chọn lựa những mặt hàng có lợi cho sức khỏe. Minh chứng rõ nhất là thị phần của các đơn vị kinh doanh đồ ăn nhanh giảm sút bởi hầu hết người tiêu dùng chọn lựa lối sống xanh, dinh dưỡng. Xu hướng tiêu dùng xanh mang lại giá trị cho cơ thể và cũng là cơ hội để dân kinh doanh nắm bắt cơ hội khởi nghiệp trong ngành F&B.
Hiện nay có nhiều mô hình kinh doanh quán nước ép sinh tố trái cây. Dưới đây là một số mô hình phổ biến trên thị trường F&B Việt Nam:
Mô hình xe đẩy nước ép, sinh tố trái cây |
|
Mô hình mở quán nước ép, sinh tố trái cây (quầy bán nước ép hoa quả) |
|
Mô hình kinh doanh nước ép, sinh tố kết hợp với đồ uống khác |
|
Hầu hết các mô hình kinh doanh quán nước ép sinh tố trái cây đều nên sử dụng phần mềm để tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh:
- Quản lý đơn hàng trên các app giao hàng như GrabFood hoặc ship ngoài
- Theo dõi doanh thu từ nhiều loại đồ uống khác nhau
- Quản lý tồn kho trái cây tươi một cách hiệu quả
2. Kinh nghiệm mở quán nước ép sinh tố trái cây cần chuẩn bị những gì?
2.1. Vốn mở quán nước ép trái cây
Chi phí mở quán nước ép sinh tố trái cây có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và mô hình kinh doanh bạn chọn. Một số nhóm chi phí chính như mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên liệu, nhân sự và marketing.
Dưới đây là ước tính chi phí cho các mô hình phổ biến:
Quán nước ép sinh tố nhỏ |
|
Quán nước ép trái cây quy mô vừa |
|
Quầy nước ép di động | Vốn đầu tư ban đầu: Khoảng 6 – 8 triệu đồng cho xe đẩy và trang thiết bị |
Quán nước ép kết hợp với các loại đồ uống khác | Vốn đầu tư ban đầu khoảng 50 – 70 triệu, bao gồm chi phí mặt bằng, trang thiết bị và nguyên liệu. Cụ thể:
|
Chi phí nói trên dành cho một quán nước ép quy mô vừa nhỏ, 5 – 10 bàn, có 2 – 3 nhân viên phục vụ. Bạn cũng có thể cân nhắc tùy thuộc vào quy mô và ngân sách của mình để xây dựng theo quy mô phù hợp.
Đối với mặt hàng như nước ép, mô hình không cần bỏ chi phí quá lớn, quan trọng là chất lượng đầu vào của nguyên liệu để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Nếu bạn dự định kinh doanh nước ép, sinh tố xe đẩy thì chỉ cần đầu tư 1 chiếc xe đẩy, mua nguyên vật liệu và một số dụng cụ là có thể bắt đầu kinh doanh được.
2.2. Mở quán sinh tố, nước ép trái cây có cần đăng ký kinh doanh hay không?
Nếu bạn mở quán sinh tố, nước ép cần đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể và đóng thuế theo đúng quy định. Nếu bạn kinh doanh xe đẩy mô hình nhỏ thì không cần đăng ký kinh doanh.
Ngoài giấy phép kinh doanh, bạn có thể xin thêm chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của bộ Y tế. Khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý cần thiết, bạn sẽ yên tâm kinh doanh, đồng thời nó còn giúp tăng độ uy tín của cửa hàng trong mắt người tiêu dùng.
2.3. Nghiên cứu thị trường và đối thủ
Lợi thế kinh doanh của mô hình này là vào thời điểm hè, thời tiết oi nóng và khách hàng cần thức uống để có thể giải khát mà vẫn tốt cho sức khỏe. Đó cũng là lúc quán nước ép trái cây của bạn thực sự tìm được thời điểm kinh doanh thuận lợi. Bởi vậy hãy cân nhắc và chuẩn bị mọi việc sẵn sàng trước thời điểm vàng nói trên.
Có thể khu vực xung quanh bạn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh: quán nước vỉ hè, quán trà đá, quán cafe, quán sinh tố – nước ép đã mở trước đó. Tìm hiểu các vấn đề như:
- Quán của họ có ưu nhược điểm gì?
- Cách phục vụ và vận hành ra sao?
- Khách hàng của họ là ai?
- Vì sao khách hàng lại quay lại quán đó?
- Nếu bạn mở quán, bạn sẽ cạnh tranh thế nào để thu hút khách hàng?
Để từ đó tìm ra những điểm khác biệt để thu hút khách hàng và dự án kinh doanh quán nước ép sinh tố trái cây của bạn sẽ thành công.
2.4. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Vậy khách hàng là ai? Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cũng là một trong những bước vô cùng quan trọng. Bởi điều này ảnh hướng rất nhiều đến cách thức vận hành, chính sách giá, marketing của bạn sau này.
Tuy mặt hàng nước ép là một trong những mặt hàng dễ uống và thích hợp với mọi lứa tuổi nhưng việc định hình cho quán một tập khách hàng ổn định, giai đoạn đầu tập trung nguồn lực để thu hút đối tượng đó là việc nên triển khai.
2.5. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Như đã nói ở trên, việc lựa chọn mặt bằng phụ thuộc khá nhiều vào đối tượng khách hàng của bạn là ai và mô hình kinh doanh quán nước ép trái cây.
- Nếu đối tượng nói trên là những người trẻ, làm văn phòng, bạn có thể lựa chọn mặt bằng tại các khu tập trung cao ốc, công sở nơi có mật độ công ty nhiều. Có thể mở quán hoặc kinh doanh nước ép xe đẩy.
- Đối với đối tượng học sinh, sinh viên thì địa điểm gần các khu kí túc xá, các khu chợ mua sắm luôn là một trong những địa điểm thuận lợi để tăng doanh thu của mình.
- Bạn cũng có thể chọn lựa các khu vực gần dân cư, giao thông thuận tiện phục vụ cho đối tượng là những hộ gia đình.
Bạn đang tìm kiếm mặt bằng kinh doanh quán café, quán ăn hoặc nhà hàng? Sử dụng ngay Công cụ Chấm Điểm Mặt Bằng miễn phí của MISA CukCuk để chọn được vị trí ưng ý nhất để mở quán nước ép sinh tố.
2.6. Chuẩn vị dụng cụ, vật dụng, thiết bị cho cửa hàng nước ép trái cây
Như đã chia sẻ ở trên thì có một số mô hình kinh doanh nước ép, sinh tố nổi bật như: Kinh doanh theo mô hình xe đẩy, mở quầy, mở quán hoặc mô hình kinh doanh kết hợp.
Các bạn có thể tham khảo dự toán chi phí dành cho trang – thiết bị mở quán nước ép quy mô nhỏ (khoảng 10 bàn) như sau:
- Bàn ghế nhựa : 10 cái bàn + 50 cái ghế: Khoảng 3-5 triệu
- Cốc nhựa (mang đi hoặc dùng tại quán), ống hút: Khoảng 2 triệu
- Tủ trưng bày trái cây: 2-3 triệu
- Tủ lạnh, tủ mát: 7 – 10 triệu tùy từng loại
- Máy xay sinh tố, máy ép trái cây: Khoảng 5 – 10 triệu tùy theo thương hiệu
Trên đây là những khoản chi phí cố định cho thiết bị, vật dụng. Nếu bạn chỉ kinh doanh xe đẩy nước ép, sinh tố thì giá xe đẩy khoản bao nhiêu?
Loại xe | Giá xe |
---|---|
Xe sinh tố nước ép 1m2 | 6.500.000 đ |
Xe sinh tố nước ép 1m4 | 7.000.000 đ |
Xe sinh tố nước ép 1m5 | 7.500.000 đ |
Xe sinh tố nước ép 1m6 | 8.000.000 đ |
Nếu bạn lựa chọn mô hình mở quầy, mở quán thì cần bổ sung thêm chi phí thuê mặt bằng và nếu đầu tư hơn bạn có thể đầu tư thiết kế quán nước ép trái cây của mình để phù hợp với đối tượng khách hàng của cửa hàng nước ép trái cây.
Chi phí thuê mặt bằng hoặc thiết kế thì tùy thuộc vào vị trí kinh doanh và mặt bằng bạn muốn lựa chọn để mở quán. Đây cũng là nguồn chi phí cố định, cần đầu tư khi mở quán nước ép trái cây, sinh tố, …
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua thanh lý từ những quán cafe ngừng hoạt động kinh doanh hoặc tìm trên các hội nhóm Facebook để cân đối chi phí.
Tất nhiên, quán của bạn không thể thiếu 2 nhóm đồ uống cơ bản sau:
- Nhóm nước ép:
Với hàm lượng chất xơ & vitamin dễ hấp thụ, nước ép hoa quả được rất nhiều người lựa chọn, đặc biệt là phái nữ. Menu nên có các vị như chanh leo, dưa hấu, dứa, ổi, táo, cần tây, cóc, cà rốt…
- Nhóm sinh tố:
Loại đồ đồ uống được tạo thành từ việc xay nhuyễn hoa quả tươi, kết hợp với đá, sữa và một số thành phần khác. Đây là nhóm đồ nên có trong tất cả các menu đồ uống của quán cafe. Phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng từ giới trẻ đến văn phòng. Các vị sinh tố hay được ưa chuộng mà quán của bạn nên có: bơ, xoài, mãng cầu, chanh tuyết, chanh leo tuyết
Nếu bạn còn đang loay hoặc trong việc tạo menu cho quán, thì hãy tham khảo thêm bài viết menu quán cafe của MISA CukCuk để đa dạng đồ uống, đáp ứng được nhiều khách hàng hơn.
Định giá sản phẩm bạn có thể dựa vào giá thành thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tượng khách hàng mục tiêu để đưa ra được mức giá thích hợp nhất.
Với những đối tượng đặc thù như học sinh, sinh viên có mức thu nhập trung bình, việc bạn sử dụng các gói giá phải chăng sẽ thu hút hơn.
Đối với nhóm khách quan trọng về hàm lượng dinh dưỡng, yêu cầu khắt khe hơn họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có thể đảm bảo khẩu phần của mình, bạn có thể định mức chúng cao hơn để phù hợp với mặt bằng chung của thị trường.
Ngoài ra, còn có một cách tính khác dựa trên cách tính giá cost đồ uống, chi phí vận hành để ra giá thành phù hợp.
2.9. Chuẩn bị kế hoạch marketing quán nước ép, sinh tố
Hình thức được ưa chuộng hiện nay là đăng ký các gian hàng trên nền tảng gọi món trực tuyến. Có thể nói đây được xem là một trong những sân chơi mà cơ hội được chia đều cho các gian hàng.
Điều quan trọng bạn tìm được đúng khách hàng, khách hàng chọn được đúng món ăn mà họ ưa thích. Chuẩn bị chính hình ảnh đẹp chân thực, kèm chính sách giá phù hợp.
Bạn cũng có thể để gian hàng của mình tham gia các chương trình ưu đãi của đối tác. Để có thể có lãi dựa trên hoạt động này cần số lượng đơn hàng nhiều vì vậy hãy cân nhắc mức ưu đãi của mình đã thực sự tốt hay chưa nhé.
Các chương trình khuyến mãi phổ biến hiện nay như giảm giá, mua x tặng y hoặc các combo theo tuần, theo tháng phụ thuộc vào mục đích khuyến mãi là thu hút khách hàng mới, tăng doanh thu hoặc để khuyến khích khách hàng quay trở lại cho các lần tiếp theo. Hãy nhớ theo dõi, đánh giá các chương trình này để có thể lựa chọn được hình thức hiệu quả, phù hợp.
Một chiến lược marketing mở quán nước ép thành công là làm việc vói food blogger, reviewer để họ trải nghiệm đồ uống và chất lượng phục vụ. Sau đó sẽ quảng báo hình ảnh quán của bạn. Để hỗ trợ bạn trong quá trình lập kế hoạch Marketing, MISA CukCuk tặng bạn 10+ MẪU KẾ HOẠCH MARKETING F&B BẰNG EXCEL:
Ngoài ra, tham gia những Cộng đồng hội chủ quán cafe, nhà hàng, quán ăn, hoặc group ẩm thực nơi các thực khách chia sẻ trải nghiệm ăn uống của mình. Đây cũng là nơi để chủ quán lắng nghe phản hồi của thực khách về cửa hàng của mình cũng có thể kịp thời ghi nhận và điều chỉnh hoạt động nhanh chóng hơn.
2.10. Trang trí quán nước ép, sinh tố trái cây
- Trang trí quán: Không gian nên có cảm giác thoáng mát và những decor quán nước ép như tranh tường, cây cối,… Màu sắc sử dụng cho quán nên là những màu sắc tươi mát như màu xanh lá, để tạo cảm giác mát mẻ cho khách hàng và đúng với tiêu chí của kinh doanh nước ép hoa quả
- Trang trí xe đẩy sinh tố, nước ép: Trưng bày trái cây tươi ngon bắt mắt để thu hút khách hàng. Khách hàng thường có thói quen nhìn vào quầy hoặc xe xem có loại trái cây nào, sau đó mới gọi đồ uống.
3. Mua nguyên liệu trái cây tươi ngon ở đâu về làm sinh tố, nước ép?
Lấy sỉ trái cây tươi ngon ở đâu để về kinh doanh quán sinh tố, nước ép? Nếu ngoài Bắc có chợ đầu mối hoa quả Long Biên – Hà Nội, thì Sài Gòn có chợ đầu mối trái cây Thủ Đức.
- Chợ đầu mối trái cây Long Biên (Hà Nội)
Nằm ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình – gần trung tâm thủ đô Hà Nội nên rất tiện cho việc mua bán lưu thông hàng hóa. Bắt đầu họp chợ từ 22h mỗi ngày nên bạn có thể chủ động đi vào khung giờ này để lấy được hoa quả tươi phục vụ cho việc kinh doanh. Giá cả trái cây, nếu bạn mua với số lượng lớn, rẻ hơn khoảng 50% so với việc nhập lại từ các cửa hàng hoa quả bán lẻ khác.
- Chợ đầu mối trái cây ở TpHCM – Thủ Đức
Là nơi cung cấp nông sản thực phẩm và trái cây lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, nằm tại ven đường Xuyên Á, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức ngay cửa ngõ phía Đông TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh, miền Trung, miền Đông và Tây Nguyên.
Mặt hàng trái cây ở chợ mùa nào thức nấy, đa chủng loại: chôm chôm, bưởi, quýt, thanh long, sầu riêng, măng cụt, cam, nho, ổi, mận…
- Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
Là chợ đầu mối lấy trái cây, hoa quả không thể bỏ qua với các chủ shop kinh doanh trái cây. Chợ chuyên buôn bán trái cây Tay Nam Bộ là chủ yếu, ngoài ra còn có các mặt hàng thực phẩm, nông sản khác. Chợ họp từ sớm tinh mơ cho tới 9- 10 giờ, cao điểm từ 7- 8 giờ sáng.
- Chợ nổi An Hữu – Cái Bè (Tiền Giang)
Đây là địa điểm tập kết của các loại trái cây cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Các loại mặt hàng trái cây tại chợ đầu mối này khá phong phú, đặc biệt là các loại trái chuyên canh Tiền Giang như bưởi da xanh, cha-pô Mặc Bắc, vú sữa Lò Rèn, dứa(khóm) Tân Lập, quýt Cái Bè, cam sành…
- Chợ đầu mối trái cây Cao Lãnh (Đồng Tháp)
Nguồn trái cây phong phú. Ngoài xoài Hòa Lộc nổi tiếng bỏ mối hàng trăm tấn đi khắp nơi thì các loại trái cây như sầu riêng, dừa, bưởi, vú sữa, khóm, chuối… cũng có lượng tiêu thụ không kém.
4. Kinh nghiệm quản lý bán hàng quán nước ép sinh tố
4.1. Cách quản lý nhân viên
Đối với những quán nước ép quy mô nhỏ, bạn có thể thuê nhân viên part-time làm theo ca, lương khoảng 20 – 25k/h. Để phân công nhân viên theo ca làm việc, quản lý doanh thu theo ca làm và hạn chế thất thoát, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý quán sinh tố MISA CukCuk. Tạo tài khoản dùng thử miễn phí và phân quyền cho nhân viên part-time theo ca TẠI ĐÂY.
Với app quản lý trên điện thoại, bạn kiểm soát được doanh thu bán hàng, lợi nhuận, ca làm của nhân viên,… từ xa mọi lúc mọi nơi.
4.2. Cách quản lý nguyên vật liệu quán nước ép
Trái cây là mặt hàng dễ hư hỏng, việc tồn đọng hàng hóa có thể dẫn đến việc thất thoát hàng hóa. Ngoài ra, việc không lên định lượng được nguyên vật liệu cũng sẽ khiến cho việc thống kê chi phí lãi lỗ trở nên khó khăn. Đây là 2 vấn đề khiến cho việc đong đếm chi phí trở nên bất khả thi.
Sử dụng phần mềm quản lý quán sinh tố MISA CukCuk hỗ trợ kiểm soát hàng tồn kho, nguyên vật liệu. Khi bán sinh tố, nước ép phần mềm sẽ tự trừ các nguyên liệu trong kho, giúp giảm thất thoát nguyên liệu và chủ động chuẩn bị nguồn hàng kịp thời.
Đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí MISA CukCuk quản lý chính xác, hạn chế thất thoát tại quán sinh tố, nước ép:
4.3. Bán hàng, tính tiền và in hóa đơn quán nước ép chuyên nghiệp
Thay vì viết hóa đơn bằng tay, dễ nhầm lẫn đặc biệt trong những giờ cao điểm đông khách, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý quán sinh tố MISA CukCuk tích hợp trên các thiết bị như máy POS mini, điện thoại để nhận order và in hóa đơn.
Giới thiệu Smart POS All in one ver 2:
|
Đặc biêt, mọi thao tác nghiệp vụ vẫn diễn ra bình thường ngay cả khi mất kết nối internet. Khi có kết nối mạng trở lại, dữ liệu sẽ được tự động đồng bộ lên server sẵn sàng chia sẻ cho các bộ phận khác.
4.4. Liên kết bán hàng với các ứng dụng giao đặt hàng trực tuyến
Việc mở gian hàng, kinh doanh nước ép trái cây online trên các ứng dụng đặt hàng online như GrabFood, Baemin, ShopeeFood sẽ giúp bạn tăng cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Trong đó GrabFood là ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu Việt Nam.
Với tính năng đồng bộ đơn hàng của Grab trên phần mềm quản lý quán sinh tố nước ép MISA CukCuk, bạn không sợ sót bill của khách hàng.
5. Tạm kết
Trên đây là những kinh nghiệm mở quán nước ép sinh tố, hy vọng bài viết sẽ giúp những chủ quán tương lai giải đáp các thắc mắc, băn khoăn việc mở quán sinh tố cần những gì và cũng sẽ giúp bạn thiết kế và kinh doanh mô hình nước ép thành công.