Muốn tăng doanh thu quán, đừng dùng cảm tính hãy dùng con số đánh giá

Nhiều chủ quán thường quan niệm, dịp lễ tết chắc quán sẽ đông hơn một chút, chuẩn bị nhiều nguyên liệu hơn một chút nhưng cụ thể một chút là bao nhiêu thì không có con số đánh giá chính xác.

Cũng có hàng quán đã áp dụng quản lý chi tiết, tường minh nhưng báo cáo có, số liệu có cũng chẳng biết xử lý, tận dụng gì với chúng để tăng doanh thu quán ăn, mô hình vận hành hiệu quả hơn.

Bởi vậy, trong bài viết dưới đây, CUKCUK.VN sẽ thống kế những loại số liệu bạn thực sự cần quan tâm sát sao.

tăng doanh thu quán

1. Số liệu doanh thu, dòng tiền

Yếu tố đầu tiên và kiên quyết chính là doanh thu, dòng tiền cụ thể với những đầu mục sau: Doanh thu theo thời gian, các khoản chi phí cố định (mặt bằng, chi phí vận hành), lương nhân viên, chi phí hoạt động quảng cáo, mức lợi nhuận thu được.

Những số liệu này có tác dụng gì? Để có thể đánh giá hoạt động kinh doanh có thực sự hiệu quả không. Trong trường hợp, mức chi phí ở mức báo động, nguồn thu lại không được cải thiện, nếu không có sự thay đổi, chuyển biến thì rất khó để duy trì, chứ chưa tính đến chuyện mở rộng theo mô hình đơn chuỗi.

>>> Kiểm soát ngân sách nhà hàng hiệu quả nhờ ước tính doanh thu chính xác

 

tăng doanh thu quán ăn

Chủ quán có thể lấy dữ liệu này ở đâu? Các phần mềm tính tiền, quản lý hiện nay đều có khả năng tổng hợp đơn hàng, doanh thu theo khoảng thời gian, chủ quán không cần thực hiện thủ công như tính tay trước kia. Nếu quản lý khâu này hiệu quả, quán ăn hoàn toàn có thể tăng doanh thu khi có điều phố kinh doanh hợp lý.

2. Số liệu kho quỹ

Đối với những số liệu về kho quỹ bao gồm: báo cáo tồn kho nguyên vật liệu, công nợ nhà cung cấp, báo giá cập nhật của đơn vị hợp tác. Bản chất những số liệu này có thể giúp gì cho hoạt động kinh doanh của anh chị?

Việc kiểm soát nguồn ngân sách nguyên vật liệu chặt chẽ, hiệu quả, mua đúng đủ, không để xảy ra tình trạng thừa thiếu không biết, hàng hết hạn, còn hạn cũng không hay. Việc nguyên liệu đánh mất hay lãng phí được giảm thiểu.

Bên cạnh đó là việc chủ động phân bổ nguồn lực hiệu quả. Đẩy mạnh những mặt hàng đang kinh doanh hiệu quả và giảm thiểu số lượng món dư thừa, ít được gọi hoặc hiếm gọi trong thực đơn.

nguyên vật liệu

Chủ quán có thể lấy dữ liệu này ở đâu? Theo dõi qua sổ ghi chép hàng hóa nhưng cũng cần thời gian và công sức thực chính xác. Điều này có 2 mặt, tuy chủ quán không tốn kém chi phí quản lý nhưng lại mất khá lâu để có thể đưa ra quyết định điều chỉnh, cắt giảm hoặc ngăn chặn hành động gian lận kịp thời.

Bên cạnh đó những phần mềm quản lý có thể hỗ trợ anh chị kiểm kê nguyên vật liệu và đưa báo cáo nhanh chóng với mức chi phí vừa phải. Đặc biệt hoàn toàn có thể dự đoán được mình cần những nguyên liệu gì cho hôm sau, tình trạng hạn dùng, số lượng như thế nào

3. Số liệu khách hàng

Những số liệu khách hàng cần thiết: lượng khách trung bình hàng ngày, giá trị đơn hàng trung bình của ngày, những mặt hàng được bạn chạy nhất, mặt hàng ế nhất, thời gian khách hàng ghé thăm quán nhiều nhất.

Họ quay trở lại bao nhiêu lần, mỗi lần chi trả hóa đơn của khách là bao nhiêu. Họ thích chương trình khuyến mãi nào hơn, đi theo nhóm hay đơn lẻ…

>>> Tuyệt chiêu để khách hàng chi nhiều tiền hơn tại nhà hàng

Khách hàng

Đối với khối dữ liệu này có 2 điều bạn cần nhớ: tận dụng thông tin để chăm sóc khách hàng cũ và khiến họ trở thành những khách hàng thân thiết, sử dụng thông tin để điều chỉnh, định hướng các chương trình khuyến mãi phù hợp.

Chủ quán hoàn toàn có thể biết được khách hàng của mình đang cần gì, thích gì và ghét gì, tận dụng ưu đãi cho những khung giờ vắng khách hay khuyến khích gọi đồ mang về để làm giảm tình trạng quá tải, không phục vụ thực khách kịp thời.

Xử lý thông tin này như thế nào?

Để xử lý thông tin này một cách dễ dàng hơn, bạn có thể quản lý dưới hình thức thẻ tích điểm, thẻ thành viên. Ghi nhớ lại toàn bộ lịch sử giao dịch của khách hàng, từ thời gian, giá trị đơn hàng đến số lượng lần ghé thăm, những yêu cầu đặc biệt để có thể chăm sóc khách hàng một cách tốt hơn.

Ưu điểm của việc này là việc tối ưu hóa thực đơn, quản lý tồn kho được chặt chẽ, giảm thiểu tình trạng nhập thừa, thiếu, tránh tình trạng hết hàng, cháy hàng vào những dịp đông khách cũng như bỏ bớt được những món ăn không mang lại doanh thu.

Không chỉ có vậy, việc nghiên cứu và ghi nhớ khách hàng của mình giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm nhiều hơn cũng như có những trải nghiệm tại nhà hàng hài lòng hơn.

phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo 2024 đầy đủ…
12/01/2024
50 + lời chúc Tết người làm kinh doanh nhân…
12/01/2024
Ngày đẹp giờ tốt để mở hàng, khai trương đầu…
12/01/2024
Đón đầu và gia tăng doanh thu với những xu…
28/12/2023