Đứng trước rất nhiều lời dự đoán về sự thoái trào không xa của các tín đồ trà sữa, nhiều nhà đầu tư e ngại, liệu thị trường đặc biệt là mô hình nhượng quyền trà sữa có thực sự còn tiềm năng khai thác? Chưa kể sự việc đóng cửa của hàng loạt các thương hiệu trà sữa nổi tiếng. Nói một cách chính xác hơn, 2019 là năm trả thị trường nhượng quyền trà sữa về đúng vị trí vốn có của nó.
Nếu 4 năm trở về trước, người dùng tạo ra “văn hoá trà sữa” với sự xuất hiện của những thương hiệu tây, ta đều có. Không chỉ riêng giới trẻ, mà mọi độ tuổi già trẻ, lớn bé đều thưởng thức trà sữa, thậm chí có người dùng đam mê đến “nghiện” trà sữa. Cũng vào cùng thời điểm đó những nhà đầu tư thông thái bắt đầu tìm cho mình hướng khai thác, sinh lời từ thị trường này, trong đó không thể không kể đến hoạt động nhượng quyền.
- Nhượng quyền Phúc Long có chi phí là bao nhiêu?
- Tự mở hay nhượng quyền cafe, trà sữa, kinh doanh hướng nào tốt hơn?
1. Dấu hiệu chững lại sau tăng trưởng nóng
Thời điểm 2015, 2016 khi các thương hiệu nhượng quyền trà sữa gia nhập thị trường Việt Nam, họ chẳng buồn lấy giá cả làm chiến lược cạnh tranh, vẫn có những mức giá 60 – 70 nghìn cho một cốc trà sữa mà người dùng không hề cảm thấy e dè khi chi tiêu cho một thức uống thông thường. Dư luận cũng tốn không ít giấy mực, để đặt ra câu hỏi chi phí thực của những cốc trà sữa kia có đáng với chi phí mà khách hàng phải bỏ ra.
Khi được hỏi về tiềm năng phát triển của thị trường trà sữa, chị Vũ Diệu Linh – phụ trách vận hành thương hiệu trà sữa Dingtea chia sẻ: “Bất kỳ sản phẩm nào khi mới xuất hiện cũng gây được cảm giác hiếu kỳ, muốn sử dụng thử bởi chúng tạo nên sự khác lạ về khẩu vị. Sau một thời gian bùng nổ, tăng trưởng nóng, đã đến lúc, thị trường đi vào bình ổn và phục vụ đúng những khách hàng có nhu cầu
Nếu vào năm 2016, thị trường trà sữa đạt tốc độ tăng trưởng gần 20%, đến 2018 con số này giảm xuống còn còn 5,7%, dấu hiệu chững lại khá rõ rệt nhưng không có nghĩa là thị trường thoái trào, có tăng trưởng nhưng sẽ chậm hay nói cách khách, thị trường đã dần đi vào quỹ đạo hoạt động của mình.
2. Câu chuyện nhượng quyền trà sữa
Đối với thị trường kinh doanh F&B hiện nay, sự cạnh tranh không chỉ thể hiện ở chất lượng, mẫu mà và còn phụ thuộc rất nhiều vào việc thương hiệu thấu hiểu tâm lý khách hàng của mình đến đâu. Khi bong bóng thị trường vỡ, hướng đi nào cho nhượng quyền trà sữa? Có lẽ chính những sự thổi phồng về lời lãi mà mô hình này mang lại mà nhiều nhà đầu tư lầm tưởng về tiềm năng vô hạn của chúng.
Tuy nhiên, nhìn nhận lại, khi bong bóng vỡ không phải là dấu chấm hết cho một trào lưu mà để xác định lại vị trí và giá trị của một ngành hàng này. Và đối với trà sữa, năm 2019 có lẽ là một năm để thị trường quay trở về đúng vị trí của chúng, đúng sản phẩm, đúng thị hiếu, đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.