Trà chanh là cụm từ “siêu hot” đã và đang được các chủ quán tìm kiếm để lựa chọn là lĩnh vực kinh doanh cho mình. Chứng kiến thời kỳ hưng thịnh của trà chanh ở các tỉnh phía bắc, nhiều người vấn dang đặt dấu chấm hỏi cho mình rằng đây là xu hướng hay trào lưu và liệu nó có dài hạn hay không? Cùng CUKCUK.VN phấn tích vấn đề nhé!
- Khởi nghiệp F&B, khi tiêu tiền cũng trở thành một loại áp lực
- Muốn quán cafe đông khách, nhất định phải biết 5 kinh nghiệm đắt giá này! (p1)
Kinh doanh trà chanh có “một vốn bốn lời”?
Trà chanh phù hợp với thời tiết mùa hè, giá thành rẻ nên rất dễ được thị trường đón nhận. Ngoài ra, với mức chi phí đầu tư thấp, tỉ lệ hoàn vốn nhanh, mức lợi nhuận cao, nhiều chủ nhà hàng đã lựa chọn trà chanh là mặt hàng kinh doanh cho mình. Mỗi cốc trà chanh có giá cost khoảng 3.000 đồng, người bán có thể bán với mức giá gấp 4 lần với giá 12.000 đồng.
Địa điểm kinh doanh có thể là ngay trên vỉa hè, chỉ cần vài chiếc bàn nhỏ, thêm vài chiếc ghế, người bán đã có thể hành nghề ngay lập tức mà không cần đầu tư máy móc hay thiết bị gì. Mỗi ngày bán hàng có thể thu về khoảng 1,2 đến 2 triệu đồng, doanh thu một tháng có thể ngót nghét 50 triệu đồng. Trừ chi phí, mặt hàng trà chanh có thể lãi 20 triệu đồng một tháng. Thêm vào đó, cách thức pha trà chanh cũng không quá phức tạp, nguyên vật liệu cũng dễ dàng mua được. Chính vì vậy mà người người nhà nhà đổ xô kinh doanh trà chanh.
Đồ uống đã thịnh hành từ những năm 2012
Đây là thứ đồ uống không hề mới mẻ hay độc đáo. Từ những năm 2012, trà chanh đã có cái tên là trà chanh “chém gió”, du nhập vào miền nam đầu tiên, cái tên trà chanh chém gió đã là trao lưu vô cùng mới mẻ thu hút đông đảo các bạn trẻ. Thậm chí, nhiều con đường của Sài Gòn trở thành “phố trà chanh chém gió” vì hàng quán bán thức uống này mọc lên như nấm sau mưa. Khu trung tâm thì có đường Võ Văn Kiệt, Lê Thị Riêng, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Quang Khải (quận 1), còn những khu vực xa thì Nguyễn Thái Sơn, Quang Trung (quận Gò Vấp), Nơ Trang Long, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phạm Văn Đồng (quận Bình Thạnh), Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức).
Chia sẻ từ một chủ quán ở đường Phạm Văn đồng: “Thời điểm mới mở ra khách ra vào không kịp bán, nhiều đêm không còn bàn để khách ngồi. Tôi cũng phải thuê thêm một khu đất trống để giữ xe cho khách. Lúc đó bán được nên thấy… ham lắm, mặc dù bán tới khuya rất mệt nhưng mà vui, có động lực. Sau đó tôi tính mở rộng quán nhưng không hiểu sao dần dần quán lại thưa khách khiến dự định phải bỏ. Cuối năm 2014 thì đành phải dẹp quán vì ế quá”
Đi vào quên lãng
Từ sau năm 2014 trở đi ở Sài Gòn chỉ còn rất ít quán trà chanh “chém gió” tồn tại cầm chừng và phải bán thêm các món khác thì mới trụ được. Trà chanh chỉ đông khách vào dịp cuối tuần, dần mất hút và đi vào quên lãng một thời gian dài.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng trà chanh cũng sớm nở tối tàn như bao món đồ ăn khác như trà sữa bay, trà sữa nướng, trà xoài muối ớt….thế nhưng
Trà chanh đã quay trở lại và lợi hại hơn xưa
Trà chanh giờ đây không chỉ còn gắn liền với những địa điểm vỉa hè quen thuộc như; Trà chanh nhà thờ, Trà chanh Đào Duy Từ hay Trà chanh chợ Gạo,… thức uống này còn được “nâng cấp” lên phiên bản cao cấp hơn với nhiều biến tấu hơn về hương vị cũng như cách thức trình bày và xuất hiện trong menu của rất nhiều cửa hàng đồ uống, với giá thành không hề rẻ.
Hơn thế nữa, trà chanh giờ đây không chỉ xuất hiện ở những thành phố lớn như Hà Nội hay HCM mà mô hình quán trà chanh còn xuất hiện như nấm sau mưa ở nhiều tỉnh thành như Bắc Giang, Bắc Ninh, Lào Cai…với các thương hiệu như Tmore, Chill, Bụi Phố,…
Có thể nói trà chanh đang là thức uống “hot” nhất thị trường hiện nay, nhưng vẫn còn đó bài học từ lịch sử về một thời kỳ sớm nở tối tàn của trà chanh. Liệu trà chanh có phải là xu hướng dài hạn và sẽ liên tục làm mới mình để phù hợp với thị trường hay chỉ là một trào lưu ngắn hạn và sẽ lại một lần nữa bị lãng quên? Đây vẫn là câu hỏi được bỏ ngỏ mà đang đợi chờ hồi kết.