Muốn thành công, đừng bỏ qua 8 nguyên tắc kinh doanh quán ăn dưới đây

Mở quán đã khó, quản quán còn khó hơn. Không ít anh/chị chủ quán vì thiếu kinh nghiệm vận hành, quản lý dẫn đến tình trạng lãi không bù nổi lỗ. Vốn ít, chi phí phát sinh nhiều, không kiểm soát được lợi nhuận, nguồn tiền không xoay kịp, quán chưa mở được bao lâu thì đóng cửa. Do đó, để kinh doanh F&B thành công, đừng bỏ qua 8 nguyên tắc kinh doanh quán ăn dưới đây.

Nguyên tắc 1: Chất lượng món ăn 

Chất lượng món ăn, đồ uống là một trong những nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh quán ăn. Menu quán ăn có thể không nhiều món nhưng phải ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Dưới đây là một số lưu ý về đảm bảo chất lượng món ăn trong kinh doanh quán ăn:

  • Sử dụng nguyên liệu tươi mới, không sử dụng nguyên liệu đã hỏng hoặc quá hạn sử dụng
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ trong quá trình sơ chế, chế biến, sử dụng đồ dùng đến việc giữ gìn vệ sinh bếp. Bên cạnh đó cần sử dụng loại gia vị cho món ăn, không sử dụng chất bảo quản, chất tạo màu hay hương liệu độc hại. Xem thêm về Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Đảm bảo độ tươi mới: Nếu quán ăn không tiêu thụ hết nguyên liệu trong ngày, cần phải bảo quản tốt để đảm bảo độ tươi mới của sản phẩm

Nguyên tắc kinh doanh quán ăn

Nguyên tắc 2: Giá cả hợp lý

Kinh doanh quán ăn hiệu quảLà một trong những nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh quán ăn. Cần đảm bảo giá cả phù hợp với chất lượng và dịch vụ để thu hút được khách hàng, tạo nên lợi nhuận bền vững.

Dưới đây là một số gợi ý từ MISA CukCuk giúp anh/chị định giá món ăn phù hợp:

  • Định giá phù hợp: Quán ăn cần định giá menu phù hợp với chất lượng và dịch vụ của mình, đồng thời phù hợp với mức thu nhập của khách hàng.
  • Cân bằng giá và chất lượng: Giá cả quá cao sẽ khiến khách hàng khó chịu, trong khi giá cả quá thấp sẽ khiến cho quán ăn khó có lợi nhuận.
  • Điều chỉnh giá cả nếu thấy cần thiết: Quán ăn có thể điều chỉnh giá để phù hợp với tình hình thị trường, nguồn nhập NVL theo mùa hoặc tình hình kinh doanh chung.
  • Tạo khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng, nhưng cần đảm bảo giá cả vẫn phù hợp với chất lượng và dịch vụ của mình.
  • Tính toán chi phí sản xuất để đưa ra mức giá cả phù hợp và tạo ra lợi nhuận bền vững.

Nguyên tắc 3: Khách hàng là trung tâm

Lấy khách hàng là trung tâm trong kinh doanh quán ăn là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong kinh doanh quán ăn. Đây là nguyên tắc giúp quán ăn đạt được sự hài lòng của khách hàng, tạo ra mối quan hệ khách hàng bền vững và phát triển kinh doanh lâu dài.

  • Phục vụ khách hàng tận tâm, lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Không gian quán ăn sạch sẽ, ấm cúng giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi đến ăn uống.
  • Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm cả việc tư vấn, giới thiệu món ăn, hỗ trợ trong việc lựa chọn món ăn phù hợp.
  • Tạo sự khác biệt để thu hút khách hàng, bao gồm cả sự khác biệt về món ăn, phong cách phục vụ và không gian.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng.
  • Có các chương trình khuyến mãi, giảm giá và chăm sóc khách hàng.

Có thể anh/chị quan tâm: 

Nguyên tắc 4: Những vị khách đặc biệt mang tên trẻ em

Chăm sóc khách hàng là trẻ con là một trong những điều cần lưu ý khi kinh doanh quán ăn. Đối với các quán ăn gia đình, việc chăm sóc khách hàng là trẻ con sẽ giúp tạo ra một môi trường ấm cúng và thu hút khách hàng trẻ tuổi đến quán. Dưới đây là một số lưu ý chăm sóc khách hàng là trẻ con khi kinh doanh quán ăn:

  • Tạo môi trường an toàn: Quán ăn cần đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ nhỏ, bao gồm cả việc sử dụng đồ dùng an toàn và giám sát trẻ khi ăn.
  • Có menu cho trẻ em, bao gồm các món ăn phù hợp với khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
  • Tạo không gian vui chơi riêng cho trẻ em, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi đến quán.

Nguyên tắc 5: Biết lắng nghe

Cho dù là nguồn thông tin như thế nào, những đóng góp của khách hàng đều phải được ghi nhận, lắng nghe. Những trường hợp góp ý không đúng hoặc việc góp ý có thái độ cư xử chưa đúng mực sẽ khiến nhân viên thậm chí là chủ quán mất bình tĩnh, xảy ra xung đột là điều khó lòng tránh khỏi. Bởi vậy mà việc kiềm chế cảm xúc và luôn giữ thái độ đúng mực để có thể xoa dịu họ nhanh chóng nhất.

Việc đôi co, tranh cãi không khiến cho quán ăn của bạn đông khách hơn mà chỉ khiến khách hàng có những ấn tượng xấu, tồi tệ và đưa bạn vào danh sách quán không ghé đến lần thứ 2.

Nguyên tắc 6: Hạn chế tình trạng thiếu hụt

Trong quá trình kinh doanh sẽ có những thời gian đông khách, quán ăn rơi vào tình trạng quá tải. Đồng nghĩa với việc có những vị khách ra về với chiếc bụng đói vì không còn nguyên liệu.

Sự khan hiếm là một trong số những yếu tố khiến khách hàng hiếu kỳ với quán ăn của bạn nhưng về lâu dài, tâm lý e ngại khiến khách hàng dần mất đi sự kiên nhẫn với quán của bạn. Đặc biệt trong hoàn cảnh quán ăn “mọc lên như nấm”, việc tìm kiếm quán ăn mới không còn quá khó khăn, thậm chí họ có thể đang muốn ăn bún, miến, phở nhưng có thể chuyển sang ăn cơm văn phòng là điều bình thường.

Nguyên tắc kinh doanh quán ăn

Nguyên tắc 7: Thu hút khách hàng mới cũng đừng quên chăm sóc khách hàng cũ

Khách hàng cũ quay trở lại sử dụng không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn giúp quán có thêm nhưng kênh quảng cáo miễn phí. Lời giới thiệu của họ với bạn bè không hề mất nhiều ngân sách tiếp thị mà ngược lại còn giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm và sẵn sàng ghé tới quán thưởng thức. Bởi vậy, trong thời gian đầu mở quán, hãy cố gắng tận dụng khả năng để khiến họ thực sự ấn tượng và níu chân họ trong những lần ghé thăm sau.

Nguyên tắc 8: Nhân viên cũng là một kênh để bạn quảng cáo

Nhân viên phục vụ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Nhân viên có thể giúp quán ăn tạo ấn tượng tốt và thu hút khách hàng quay lại quán. Do đó, cần đào tạo nhân viên về các kỹ năng cần thiết để cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và tạo môi trường làm việc thoải mái. Đồng thời có chế độ đãi ngộ và chính sách lương thưởng phù hợp, minh bạch để nhân viên có động lực làm việc.

Dưới đây là một số cách để nhân viên có thể giúp quán ăn tạo ra ấn tượng tốt với khách hàng:

  • Cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp: Nhân viên cần được đào tạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ khách hàng và kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
  • Có kiến thức và biết cách tư vấn cho khách hàng lựa chọn món ăn phù hợp với khẩu vị và ngân sách.
  • Kịp thời xử lý các vấn đề, sự cố để khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của quán.
  • Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng bằng thái độ phục vụ niềm nở, nhiệt tình. Có thể gợi ý các món ăn và đồ uống mới để tăng thêm trải nghiệm của khách hàng.

dang-ky-nhan-tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả