Vẫn luôn được xem là rào cản lớn nhất của các thương hiệu F&B khi muốn gia nhập thị trường mới. Không ai phủ nhận sự tiềm năng của các thị trường này, nhưng nhìn nhận lại để tồn tại được trên thị trường đã khó, dẫn đầu thị trường lại là cả một câu chuyện gian nan hơn. Minh chứng cho điều đó phải kể đến những bài học đắt giá từ chính những ông lớn thành công có, sảy chân rút lui cũng có. Trong bài viết này, CUKCUK.VN sẽ điểm lại những bài học “không thể nào quên” của các hãng.
1. Dunkin’ Donuts và cái kết buồn ở Ấn Độ
Được biết đến là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng khi phát triển rộng rãi trên 41 quốc gia, Dunkin’Donuts tự tin rằng khi bước chân vào thị trường Ấn Độ, họ sẽ là những người tiên phong hình thành được thói quen ăn sáng cho người dân nơi đây. Kỳ vọng của hãng này là sự bùng nổ cả về số lượng đơn hàng, cả về số lượng cửa hàng tại thị trường Ấn Độ.
Tuy nhiên, trái ngược với những mong chờ của hãng, người dân Ấn Độ hoàn toàn không mấy hứng thú với món ăn nhanh này. Bữa sáng của họ trong ngày không thể bắt đầu bằng thức ăn nhanh, hoặc thậm chí ăn cho qua như mô hình hãng đang theo đuổi. Người dân Ấn Độ mong muốn được thưởng thức bữa sáng cùng với những người thân trong gia đình, và đặc biệt có đầy đủ chất dinh dưỡng, điều này ăn sâu vào văn hóa của người dân nơi đây. Bởi vậy không quá khó hiểu khi hãng này dần trở nên mờ nhạt trên thị trường cũng như rơi vào tình cảnh kinh doanh giảm thiểu hơn nửa số lượng cửa hàng hiện có chỉ trong 2 năm hoạt động.
2. Thị trường Philippines với câu chuyện đối đầu của Jollibee và McDonald’s
Phải mất tới 40 năm để McDonald’s có thể tìm được cho mình chỗ đứng ổn định trên thị trường Philippines nhưng câu chuyện chuyển sang một trang mới kể từ khi Jollibee xuất hiện. Hãng này
biết tận dụng linh vật con ong màu đỏ vàng của mình, có nét tính cách vui vẻ, giống với tính cách của người Philippines. Hình ảnh này được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông từ TV đến các trang mạng xã hội trực tuyến, nhấn mạnh vào yếu tố gia đình, con người và nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng.
3. McDonald’s loay hoay tìm chỗ đứng ở thị trường Việt Nam
Mạnh dạn đầu tư tới cả chục triệu USD nhưng sau 5 năm số lượng cửa hàng của McDonald’s tại Việt Nam vẫn khiêm tốn ở hơn 20 cửa hàng. Những gì ban đầu hãng này kỳ vọng khi đặt chân vào thị trường là 100 cửa hàng trong vòng 10 năm. Nhìn lại thời kỳ đầu, đã có những thời điểm dòng người xếp hàng dài để có thể được thưởng thức chiếc BigMac.
Nhưng đó là thời gian của 4 năm trở về trước. Hiện tại, cả về phong cách sống và văn hóa tiêu dùng của người Việt đều không thích ứng nhiều hoặc chính xác hơn là cùng với một nhu cầu ăn sáng, họ có vô vàn lựa chọn dinh dưỡng, tiện lợi thay vì chỉ chọn lựa đồ ăn nhanh để lấp đầy dạ dày.
Đặc biệt, văn hóa ẩm thực của Việt Nam khiến cho không chỉ mình McDonald’s mà ngay đến cả các ông lớn đồ ăn nhanh cũng phải dè chừng. Nếu vẫn định giá cao hơn hẳn so với mặt bằng thị trường, không dám chắc, việc McDonald’s có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình và phát triển chúng khởi sắc hay không.
4. Chinh phục Trung Quốc to lớn bằng sự thấu hiểu người tiêu dùng của KFC
Chịu thay đổi, làm mới mình, cải tiến liên tục là những từ dành cho KFC. Đối với thị trường đông dân nhất thế giới, hãng này ghi nhận tới hơn 5.600 cửa hàng đặt tại hơn 200 thành phố, doanh thu mang lại tính đến năm 2018 là 5 tỷ USD. Nhìn vào thực đơn của KFC tại Mỹ và Trung Quốc bạn có thể thấy rõ sự khác biệt rõ rệt. Hãng này liên tục bổ sung những món ăn phù hợp với khẩu vị với người bản địa.
Bổ sung vào thực đơn món ăn như sữa đậu nành, giò cháo thay vì bán cafe và bánh mì như thông thường. Chưa dừng lại ở đó, với các vùng khác nhau họ bổ sung thực đơn những món với hương vị khác nhau. Điển hình tại những điểm như Tây Nam với sở thích ăn cay nhiều hơn hoặc như ở Đông Nam có sở thích ăn ngọt nhiều hơn. Chi tiết đến khẩu vị riêng của từng vùng miền khiến cho KFC xây dựng được chỗ đứng vững chắc riêng