Bên cạnh việc đầu tư mở quán mới với một khoản chi phí tương đối lớn, nhiều chủ quán lựa chọn việc mua lại quán cafe từ những ông chủ muốn sang nhượng. Trước mắt, vấn đề chi phí sẽ được giảm bớt, tuy nhiên, thực sự những mô hình sang nhượng vẫn đặt ra nhiều nghi ngại cho những người đầu tư. Nếu bạn đang có ý định mua lại quán cafe hãy tham khảo những điều cần lưu ý sau để giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có trong quá trình tiếp nhận kinh doanh.
1. Tình hình kinh doanh ra sao
Đánh giá tiềm năng của một mô hình bạn cần nhiều hơn một bản báo cáo doanh thu, chi phí. Đặc biệt bạn càng cần chi tiết hơn trong việc, họ đã hoạt động như thế nào, kinh doanh ra sao qua những ghi nhận theo tháng, quý. Cân nhắc đến tính xác thực của những thông tinh đối tác sang nhượng đưa ra. Đương nhiên, với những bản báo cáo chi tiết về số liệu, việc hợp lý hóa, làm đẹp số sẽ để lộ những điểm bất thường, điều bạn cần đánh giá là yếu tố mùa vụ, mặt hàng, giá cost cũng như các chi phí phát sinh để phát hiện được những yếu tố kể trên.
Trải nghiệm thực trở thành khách hàng trong 1,2 ngày để có cái nhìn khách quan nhất về tình hình hoạt động trong những khung giờ cao điểm. Bên cạnh đó, quan sát thêm về tình hình xung quanh mật độ giao thông, đối tượng khách hàng trong phạm vi 5km của cửa hàng, họ là ai, độ tuổi ra sao. Điều đó sẽ khiến bạn đánh giá kỹ lưỡng được có nên đầu tư mua lại quán cafe này hay không.
- Tuyệt đối đừng nhượng quyền trà sữa khi chưa nắm kỹ 5 điều sau
- Tự mở hay nhượng quyền cafe, trà sữa, kinh doanh hướng nào tốt hơn?
2. Giấy tờ pháp lý
Làm rõ những điều sau với đối tác sang nhượng: thời gian còn lại của hợp đồng thuê nhà, các điều khoản trong quá trình xây sửa, trùng tu lại cơ sở vật chất, việc thanh toán tiền thuê nhà được tính dài hạn hay ngắn hạn, những yêu cầu của chủ sở hữu mặt bằng trong quá trình kinh doanh, mức độ hợp tác giữa chủ mặt bằng và hoạt động kinh doanh quán.
Dựa trên những thông tin trên, định lại và thương lượng giá sang nhượng với đối tác sang nhượng. Giá của sang nhượng được tính thông qua giá trị hợp đồng cho thuê, định giá thương hiệu cùng với đó là giá trị mặt bằng trừ khấu hao.
>>> Nhận trọn bộ kinh nghiệm quản lý nhà hàng, quán ăn TẠI ĐÂY
3. Định vị thị trường như thế nào
Việc đánh giá cần dựa trên 3 yếu tố: thức uống – phục vụ – không gian. Tuy nhiên cần lưu ý những yếu tố bạn có thể thay đổi được nhanh chóng ở đây là thức uống và sự phục vụ. Duy trì thực đơn cũ hay thay thế bằng các sản phẩm của mình chủ quán cũng cần cân nhắc. Đôi khi khách hàng đã quá quen với thực đơn mà quán đã có sẵn, việc làm quen với một thương hiệu mới cũng cần thời gian, mấu chốt nằm ở việc bạn có thực sự có được những thức uống đặc sắc, độc đáo và hợp khẩu vị số đông hay không.
Đó là điều kiện kiên quyết. Tiếp đó là đến thái độ phục vụ. Câu chuyện thái độ cứu vãn những trải nghiệm không hay của khách hàng cũng là điểm để bạn lưu tâm, ghi điểm được với những khách hàng mới hay không còn phụ thuộc vào việc bạn phục vụ nhanh chóng hay không, đúng món, thân thiện, niềm nở hay không.
Bạn cần nhận định một điều rằng, nếu chúng ta không đạt được những thế mạnh tương đồng hiện tại họ đang có, bạn có thể mất trắng đối tượng khách hàng thân thiết của quán hiện nay, hãy cân nhắc kỹ.
4. Các kênh quảng cáo
Bạn cũng nên xét mô hình cũ đã triển khai các hoạt động marketing hay chưa, nếu rồi thì có trên những kênh nào, đánh giá hiệu quả của những kênh đó. Việc lên lại một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh bình cũ rượu mới. Đặc biệt là các chương trình khuyến khích khách hàng mới đến quán và kêu gọi khách hàng cũ ghé thăm lại. Cũng cần cân nhắc ngân sách bỏ ra cho hoạt động khai trương lại này. Ngoại trừ chi phí đầu tư sửa sang lại quán, chi phí marketing cũng đóng vai trò quan trọng, hãy đảm bảo chúng chiếm từ 7 – 10% ngân sách bạn dành để sửa sang quán.
Theo F&B Vietnam