Đôi khi khách hàng sẵn sàng chi tiêu hào phóng trong nhà hàng, quán ăn của bạn là nhờ họ cảm thấy hài lòng với những gì mình nhận được. Điều này chịu tác động khá lớn từ những nhân viên phục vụ của bạn. Bạn cũng có thể xây dựng một kịch bản ứng xử, và các quy tắc chung dành cho bộ phận này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thấu hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng? Trong bài viết dưới đây, CUKCUK.VN sẽ chỉ ra 5 lời khuyên giúp nhân viên phục vụ của bạn ghi điểm tuyệt đối trong mắt khách hàng
1. Biết và hiểu quán của bạn đang bán gì
Không ít nhân viên phục vụ thường hay thắc mắc, mình không phải là bộ phận bếp thì mình cần học thực đơn và thuộc định lượng làm gì? Câu trả lời vô cùng đơn giản, chúng ta là những người bán hàng, khi khách hàng có vướng mắc về thành phần, định lượng nguyên liệu, họ bị dị ứng với một vài nhóm thực phẩm, vô tình nhóm đó có trong các món ăn của bạn. Câu chuyện sẽ ra sao nếu thực sự khách hàng bị ngộ độc tại chính nhà hàng của mình? Trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống, việc ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng chính là dấu chấm hết cho hoạt động kinh doanh.
Bởi vậy, để tránh tình trạng không biết trả lời khách về những món ăn mình đang bán, hãy trang bị cho mình thật kỹ các kiến thức cơ bản về thành phần, nguyên liệu khách hàng nhờ đó mà phần nào yên tâm hơn khi dùng bữa tại nhà hàng của bạn hơn.
2. Biết và hiểu khách hàng muốn gì
Nắm bắt được đâu là vị khách lần đầu đến quán, đâu là vị khách sành ăn, người nào lúng túng trước thực đơn người nào cần bạn quan tâm đến khẩu vị của họ. Vấn đề là làm thế nào để có thể thực hiện hết được những điều trên. Nhân viên phục vụ cần khả năng quan sát đủ để nhận thấy vướng mắc của khách hàng nằm ở đâu. Thường với những người mới đến quán, họ thường khá mất thời gian trong việc chọn lựa những món ăn, lúc này, điều mà nhân viên phục vụ cần là nói sơ qua các loại món mà nhà hàng bạn đang kinh doanh.
>>> Nhận trọn bộ kinh nghiệm quản lý nhà hàng, quán ăn TẠI ĐÂY
Cho họ biết được món nào đang được ưa chuộng nhất, món nào vừa phải với nhu cầu của họ nhất. Đối với những người đã quen thuộc với quán của bạn, việc mời họ thêm những phần ăn combo hay những sản phẩm mới vừa giúp gia tăng doanh thu vừa khiến thực khách cảm thấy đỡ nhàm chán.
3. Biết cách tạo dựng mối quan hệ
Việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng cũng giống như việc trồng cây. Nếu không kiên trì, nuôi dưỡng sẽ không thể cho trái ngọt. Khách hàng đến với quán của bạn vì những món ăn ngon, nhưng ghé thăm lại lần sau nhờ vào việc nhân việc phục vụ có thực sự làm họ hài lòng hay không.
Cố gắng lưu tâm đến các vị khách và khẩu vị của họ. Hành động lặp lại của khách hàng cũng có thể khiến bạn chú ý đến họ nhiều hơn. Cũng có thể là việc hỏi thăm, hay những voucher ưu đãi hoặc bạn nhớ tên họ, không một vị khách nào hà khắc với một nhân viên phục vụ khi họ lưu tâm về mình.
4. Biết điểm mạnh, điểm yếu
Ưu tiên việc sẵn sàng phục vụ và thái độ nhiệt tình lên hàng đầu. Nếu không mạnh về phục vụ tại nhà hàng, do không gian không đủ hãy gợi ý cho khách những dịch vụ khác như giao hàng tận nơi hoặc đặt chỗ từ trước để đảm bảo bữa ăn không bị gián đoạn, tránh gây những cảm xúc tiêu cực cho khách hàng, đặc biệt là khi họ đang đói. Tập trung giới thiệu vào điểm mạnh của mình để khách hàng dễ dàng chọn lựa hơn, cũng như giúp họ hoàn toàn có thể tận dụng thời gian thưởng thức bữa ăn của mình trọn vẹn.
Đối với những khách hàng hay thay đổi, bạn cần là người có định hướng chốt vấn đề. Đừng quên tâm lý chạy theo đám đông, chiêu thức hiệu quả mà nhân viên phục vụ nào cũng có thể sử dụng với khách hàng của chính mình. Đương nhiên họ sẽ ít khi lựa chọn những món lạ, ít người ăn so với một món được mệnh danh là bán chạy nhất trên thực đơn nếu lần đầu ghé thăm quán