Bài học nắm bắt cơ hội kinh doanh – Chìa khoá dẫn đến thành công

Bài học nắm bắt cơ hội kinh doanh chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Nhìn lại thị trường F&B trong vòng 5 năm trở lại đây chúng ta sẽ thấy sự phát triển mạnh mẽ. Không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng các thương hiệu nhà hàng, quán ăn, quán cafe, trong đó có cả những doanh nghiệp nước ngoài và cả những thương hiệu nội. Vậy cơ hội nào cho những người mới bắt đầu kinh doanh?

Cuộc chiến mặt bằng, cuộc chiến thương hiệu giờ thêm cả cuộc chiến giữa các hệ sinh thái ẩm thực của người dùng. Tất cả tạo nên một thời kỳ phát triển rực rỡ nhất từng có với đủ các cấp bậc, giá thành bình dân đến hạng sang, ẩm thực Á Âu đều góp mặt đông đủ. Nếu trước đây nói kinh doanh quán ăn, đôi khi may lại hơn khôn, chỉ cần gặp thời là phát đạt thì đến giờ, may thôi chưa đủ, cần cả vận may và cần cả tầm nhìn sáng suốt, không bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh.

I. Cơ hội kinh doanh F&B là gì? 

Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh, môi trường thuận lợi mà chúng ta nắm bắt được để thực hiện kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Đây là mong muốn của nhiều doanh nghiệp muốn phát triển hơn so với hiện tại. Cơ hội kinh doanh trong ngành F&B hiện nay và trong thời gian tới sẽ rất rộng mở, có nhiều cơ hội phát triển cho những ai đã, đang và sẽ mở nhà hàng, quán ăn, quán cafe… 

Thị trường F&BVề điều kiện khách quan, thị trường F&B Việt Nam là một miếng bánh ngon, có sức thu hút. Các thành phố lớn với sức tiêu thụ và nhu cầu cao. Hơn thế, phần lớn các tỉnh thành đều đang tập trung phát triển du lịch thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, tạo điều kiện để các cơ sở ăn uống phát triển. 

Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng hơn 600.000 điểm phục vụ ăn uống và sẽ còn tăng nữa trong tương lai. Ngoài ra, các ông lớn về nhượng quyền trên thế giới như Starbucks, KFC,… cũng đã gia nhập thị trường Việt Nam. Điều đó chứng minh thị trường kinh doanh nhà hàng, quán ăn có nhiều cơ hội phát triển. 

Về điều kiện chủ quan, những nhà đầu tư trẻ có nhiều cơ hội được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Bản thân những người trẻ đầu tư vào F&B cũng có những sự sáng tạo, linh hoạt và sẵn sàng đầu tư, đổi mới để vận hành kinh doanh thành công.

kinh doanh quán ăn

II. Những bài học nắm bắt cơ hội kinh doanh F&B

2.1. Biết xác định cơ hội kinh doanh

mở quán ăn

Đại dương của lĩnh vực kinh doanh ăn uống chưa bao giờ xanh. Một con phố có 10 ngôi nhà thì có đến 9 ngôi nhà mở hàng bún bò, khách hàng còn lớ ngớ, còn lưỡng lự là còn bị chèo kéo, dụ dỗ.

Ngay cả đến cafe, dù có trăm loại hình cafe như cafe sách, cafe bóng đá, cafe vườn… nhưng khách hàng vẫn chỉ có từng đó người, họ biết chọn lựa gì.

Quy mô không đủ, nguồn lực không đủ, thương hiệu, tên tuổi không đủ đành ngậm ngùi rút lui chỉ sau vài tháng hoạt động, buồn hơn là đóng cửa ngay từ khi còn chưa khai trương. Có lẽ nếu vốn ít, nguồn lực ít, chúng ta chớ dại đâm đầu vào một đại dương đỏ.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý, đồ ăn thức uống hoặc dịch vụ mà bạn có ý định kinh doanh có đáp ứng nhu cầu nào đó của khách hàng hay không. Bởi nếu món ăn ngon, chất lượng ổn định nhưng không phù hợp với phần đông khách hàng khu vực bạn định mở kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh.  

Để tránh được trường hợp trên, bạn cần phải xác định cơ hội kinh doanh khi muốn kinh doanh ngành F&B. Để nắm bắt được cơ hội kinh doanh, bạn cần: 

  • Nghiên cứu khoảng cách cung và cầu

Tìm hiểu, phân tích nhu cầu hiện tại của khách hàng đối với một số món ăn, đồ uống hoặc dịch vụ trong cộng đồng đang được đáp ứng như thế nào. Về bài học nắm bắt cơ hội kinh doanh ngành F&B của bạn, bạn cần nhận biết trong địa phương của mình chỉ có một nhà hàng phục vụ ăn uống và nhà hàng đó chỉ phục vụ một vài món ăn đơn giản. 

Nhưng hiện nay, nhu cầu về việc ăn uống, thưởng thức những món ngon, món lạ của người dân đang có xu hướng tăng lên. Từ những quan sát và nghiên cứu, bạn nhận thấy việc mở một nhà hàng tại địa phương là cơ hội kinh doanh tốt. 

  • Áp dụng sự tiến bộ của công nghệ

Trong thời đại 4.0 hiện nay bạn có thể áp dụng công nghệ để nâng cấp hoặc cải tiến các hệ thống sản xuất, kinh doanh truyền thống. 

Hiện nay, phần lớn nhà hàng, quán ăn vừa và nhỏ, quán cafe – sinh tố đăng ký gian hàng trên các app đặt hàng trực tuyến như Grab Food, Shopee Food, Baemin,… Những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến khi công nghệ 4.0 với mạng internet phủ rộn và thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi. 

Chỉ cần một chiếc smartphone, dù bạn đang ở đâu cũng sẽ có người ship đồ ăn đến tận miệng cho bạn. Cụ thể như hệ thống lẩu Hadilao, dù có mặt ở khắp các thành phố lớn nhỏ từ Trung Quốc sang đến Việt Nam, nhưng Hadilao vẫn có mặt trên các app giao đồ ăn để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất.

  • Tìm kiếm các mối liên kết ngành trong tương lai

Khám phá những ý tưởng kinh doanh khả thi mà bạn có thể tiếp thu từ những gì đã tồn tại. Ví dụ một trong nhiều xu hướng trong kinh doanh nhà hàng là áp dụng mô hình “farm to table” – từ nông trại đến bàn ăn đang được quan tâm và áp dụng tại rất nhiều nhà hàng. Mô hình này có thể giúp thúc đẩy các dự án kinh doanh nông nghiệp như mở trang trại để trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm,… để kinh doanh nhà hàng thực phẩm sạch.

  • Thay đổi linh hoạt với nhu cầu thị trường

Hãy quan sát những nhà hàng xung quanh bạn đang kinh doanh những gì? Họ có đang phát triển kinh doanh thuận lợi không? Sau đó, bạn có thể chọn một mô hình kinh doanh nhà hàng nào đó, rồi sửa đổi lại và có thể thành công.

Thích ứng chính là làm quen với tình hình kinh tế hiện tại ở nơi bạn sống. Có thể bạn cho rằng việc kinh doanh mặt hàng đó khả thi, vì nó truyền cảm hứng và động lực cho bạn. Nhưng tuyệt đối đừng chỉ sao chép và bắt chước, hãy đổi mới, liên tục đổi mới, cải tiến ý tưởng của người khác cho đến khi nó thực sự phù hợp với mình.  

Ví dụ về cơ hội kinh doanh trong ngành F&B, bạn thích mở một nhà hàng với những món ăn ngon, nhưng lại cảm thấy rằng cafe, thức uống là dễ kinh doanh thu lợi nhuận hơn. Vậy tại sao không thử kết hợp theo mô hình one-stop dining (nhà hàng kết hợp quán cafe).

Bạn hoàn toàn có thể chia ra làm 2 khu vực trong nhà hàng để phục vụ theo nhu cầu của khách hàng. Bổ sung danh mục thức uống vào trong menu sẽ giúp thực khách có thêm lựa chọn khi dùng bữa. Trên thực tế, đã có nhiều người thành công khi tận dụng được các cơ hội kinh doanh này. 

2.2. Tìm kiếm và lựa chọn ý tưởng kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh là ý tưởng hay đặc sắc về một hoạt động kinh doanh. Ý tưởng thì luôn có rất nhiều nhưng không phải dự định nào cũng dẫn đến thành công. Có những ý tưởng rất thú vị nhưng lại không thể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được duy trì và phát triển.

Do đó, muốn thành công, người khởi nghiệp cần có ý tưởng kinh doanh tốt, có tính khả thi và có thể dẫn tới thành công. Bên cạnh đó, ý tưởng kinh doanh được hướng đến là phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh, không những lấp đầy được nhu cầu mới, mà còn phải mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Một số ý tưởng về mô hình kinh doanh ngành F&B mà bạn có thể tham khảo: 

  • Mô hình buffet tự chọn
  • Mô hình one-stop dining –  sự kết hợp quán cafe nhà hàng
  • Mô hình farm to table – cung cấp thực phẩm từ nông trại đến món ăn trên bàn ăn

Một trong những ví dụ về ý tưởng kinh doanh tốt phải kể đến Kichi-Kichi – lẩu băng chuyền quốc dân. Đây là một trong những chuỗi nhà hàng buffet lẩu băng chuyền có mặt đầu tiên ở Việt Nam. Với ý tưởng kinh doanh phục vụ món ăn độc đáo bằng băng chuyền đã tạo ấn tượng và hu hút phần đông thực khách Việt Nam.

lẩu bằng chuyền Kichi-Kichi

2.3. Tinh thần làm việc cao nhất

Dù cho đã làm tốt việc xác định cơ hội kinh doanh, cũng như lên ý tưởng cho hoạt động kinh doanh của mình, nhưng khi bắt tay vào thực hiện bạn lại không có một ý chí quyết tâm, một tinh thần làm việc cao nhất. Vậy thì liệu cơ hội kinh doanh có đến với bạn không và bạn sẽ thành công? Đó là điều không thể, cho dù là bất cứ công việc gì cũng cần có tinh thần làm việc với trách nhiệm cao. Đặc biệt là đối với việc khởi nghiệp kinh doanh.

Bên cạnh tinh thần làm việc cao nhất, bạn còn phải chuẩn bị cho mình một tinh thần thép, một cái đầu lạnh và một trái tim cháy hết mình để kinh doanh. Vì đây là công việc có rủi ro rất cao, có thể hôm nay bạn kiếm được vài trăm triệu, nhưng ngày mai lại lỗ cả tỷ. Đó là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra, chỉ khi bạn có ý chí để vươn lên, biết đứng dậy sau vấp ngã thì mới nắm bắt được cơ hội để thành công trong kinh doanh.  

Với những bài học nắm bắt cơ hội kinh doanh – Chìa khoá dẫn đến thành công mà MISA CukCuk đã chia sẻ, hy vọng bạn sẽ nắm bắt được cơ hội kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cafe trong tương lai. 

Bài viết liên quan
Xem tất cả