Ra đời từ năm 1971, Từ một tiệm cafe tại khu chợ lịch sử Pile Place ở Seattle, tới nay đã có tới hơn 21.000 cửa hàng tại 65 quốc gia, Starbucks hiện là một trong những công ty tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ. Dưới đây là 5 bài học kinh doanh đắt giá từ Starbucks:
- Do đâu Phúc Long cam tâm “buông” 2 mặt bằng đắc địa bậc nhất Sài Gòn
- Tổng hợp cách bảo quản nguyên vật liệu quán cafe đơn giản nhất
1. Lấy sứ mệnh làm kim chỉ nam
Bài học đầu tiên là cần phải nuôi dưỡng và truyền cảm hứng cho khách hàng. Starbucks luôn hướng tới những điều tốt đẹp nhất, luôn coi khách hàng là người bạn thân thiết của mình.
Starbucks luôn là nơi dừng chân sau những phút giây làm việc và học tập mệt mỏi. Tạm gác lại những loa toan bộn bề của cuộc sống. Luôn hướng tới cho khách hàng răng: Đây là nơi đầu tiền các bạn nghĩ tới khi muốn tụ tập bạn bè, đàm phán trong công việc quan trọng giữa các doanh nhân.
Starbucks muốn đưa thông điệp tới tất cả các đối tượng khách hàng, không kể giới tính, độ tuổi hay nghề nghiệp thì đều có chung trải nghiệm tại nơi đây.
2. Luôn lắng nghe ý kiến khách hàng
Nếu để ý bạn dễ dàng có thể nhận thấy nhân viên Starbucks thỉnh thoảng hỏi khách hàng đang tìm kiếm điều gì. Đây là một việc làm vô cùng cần thiết để lắng nghe ý kiến phản hồi cũng như chăm sóc khách hàng mà những người làm dịch vụ cần biết. Khi đã hiểu được nhu cầu của khách hàng rồi thì cửa hàng của bạn sẽ đưa ra các chính sách hợp lý. Từ đó, giúp khách hàng gắn kết với bạn nhiều hơn.
Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp cần lắng nghe cả ý kiến nhân viên. Bởi lẽ, họ chính là người trực tiếp phục vụ khách hàng, họ chính là người truyền tải thông điệp của quán đến gần khách hàng nhất. Từ đó, bạn cũng khai thác được tiềm lực của nhân viên mình.
3. Hãy linh hoạt và sáng tạo
Tuy là nơi đã có nền tảng sẵn có ngay từ đầu nhưng Starbucks lại vô cùng linh hoạt và sáng tạo trong các hoạt động kinh doanh. Tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào trong công tác quản lý và bán hàng, sẵn sàng thay đổi từ nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Starbucks cung cấp dịch vụ wifi miễn phí cho khách hàng từ năm 2010 khi thấy khách hàng có nhu cầu ngồi ở quán lâu hơn. Hơn nữa, Starbucks còn tiên phong trong việc cho phép khách hàng trả tiền qua ứng dụng của Iphone.
Duy trì những yếu tố cốt lõi truyền thống là tốt, nhưng hãy đủ linh hoạt để chấp nhận và chào đón các thay đổi mới để thích nghi với môi trường kinh doanh đang không ngừng thay đổi.
Mặt khác, Starbucks không chỉ tập trung vào các tuyến phố lớn có nhiều nhà hàng, quán cafe có thương hiệu đình đám – những đối thủ cạnh tranh đáng gờm, mà họ lựa chọn tất cả các ngã tư mà có thể thuê được mặt bằng. Điều này ảnh hưởng đến chi phí đâu tư nhưng hạn chế được tối đa cơ hội từ các đối thủ cạnh tranh. Hãy thử “chơi lớn”, quyết định mạo hiểm, làm những gì thương hiệu khác không dám làm.
4. Đừng bỏ qua dù là chi tiết nhỏ nhất
Đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ nhất vì bất kỳ chi tiết nào cũng sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn. Ví dụ: Khi một kế toán đề nghị cắt giảm chi phí cửa hàng trong việc sử dụng giấy vệ sinh trong nhà vệ sinh, Starbucks đã từ chối. Vì điều này cũng ảnh hưởng tới “thương hiệu sang trọng với giá phải chăng” mà công ty đề ra.
Dù là chi tiết nhỏ nhất, nhưng nếu bạn lỡ không để ý thì cũng sẽ ảnh hưởng đến sự trung thành của khách hàng. Nên nhớ, phải đảm bảo sự đồng nhất từ chất lượng sản phẩm đến dịch vụ ở từng chi nhánh. Nếu bạn cho khách hàng thấy dịch vụ của bạn độc đáo, thường xuyên cải tiến thì chắc chắn họ sẽ quay lại cửa hàng bạn vào lần sau.
5. Truyền thông mạnh mẽ trên mạng xã hội
Hiện nay, không thể phủ nhận rằng chiến lược marketing online đang đóng vai trò vô cùng quan trọng . Nhưng không phải ai cũng tối ưu hóa được hiểu quả của chúng, nhiều người đổ tiền vào nhưng lại lỗ, thế nhưng nhiều người lại bội thu với kênh quảng cáo hiện đại này. Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng mạng xã hội đang đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo và marketing hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng tối ưu hóa được hiệu quả của chúng.
Với Starbucks, họ đã khá thành công khi xây dựng câu chuyện thương hiệu của mình trên kênh Instagram. Đây là một kênh truyền thông khá tốt nếu chủ quán biết tận dụng, nhất là trong ngành F&B. Đây là kênh quảng cáo giúp chủ nhà hàng chia sẻ hình ảnh cực hiệu quả, không những giúp cho công ty quảng bá được sản phẩm mới mà còn lan tỏa được giá trị của Starbucks thông quả hình ảnh mà khách hàng thưởng thức cafe cùng bạn bè.
Bài học của Starbucks không chỉ ở việc quản trị một chiến dịch marketing về mạng xã hội mà còn nằm ở việc chọn mạng xã hội phù hợp để gắn kết với những khách hàng mục tiêu của DN.