Kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm vốn ít, thành công 99%

Mở quán bún đậu mắm tôm

Bún đậu mắm tôm với hương vị đặc trưng và giá cả phải chăng đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người, từ học sinh, sinh viên đến nhân viên văn phòng. Mở quán bún đậu mắm tôm là một ý tưởng kinh doanh hấp dẫn, đặc biệt là trong bối cảnh ẩm thực đường phố ngày càng phát triển. Cùng tìm hiểu chi tiết bí quyết mở quán bún đậu mắm tôm qua bài viết dưới đây.

1. Mở quán bún đậu mắm tôm cần bao nhiêu vốn? 

So với một số mặt hàng ăn khác như hủ tiếu, bún bò hay quán phở gà thì vốn đầu tư quán bún đậu mắm tôm nhẹ hơn nhiều. Do đó, muốn làm F&B nhưng ít tiền thì mở quán bún đậu quy mô nhỏ là ý tưởng kinh doanh phù hợp.

Dưới đây là bảng thống kê chi tiết chi phí mở quán bún đậu mắm tôm, từ quy mô nhỏ đến trung bình. Mức chi phí có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí, phong cách thiết kế và quy mô kinh doanh.

Mở quán bún đậu mắm tôm bình dân

  • Về chi phí cố định ban đầu:
Hạng mục Chi phí dự kiến (vnđ) Ghi chú
Thuê mặt bằng 8.000.000 – 15.000.000 Vị trí đông dân cư, gần trường học hoặc văn phòng.
Đặt cọc mặt bằng 16.000.000 – 30.000.000 Thường cần cọc 2-3 tháng tiền thuê.
Trang trí và setup quán 10.000.000 – 30.000.000 Sơn tường, bảng hiệu, bàn ghế.
Bàn ghế, đồ dùng ăn uống 10.000.000 – 20.000.000 Bàn ghế, bát đũa, khay đựng thức ăn.
Dụng cụ nhà bếp 10.000.000 – 15.000.000 Nồi nấu, chảo, bếp ga, dao thớt, tủ bảo quản thực phẩm.
Tủ lạnh, tủ đông 5.000.000 – 10.000.000 Dùng để bảo quản thực phẩm tươi sống.

>> Tổng chi phí cố định: ~60.000.000 – 120.000.000đ

  • Về chi phí vận hành:
Hạng mục Chi phí dự kiến Ghi chú
Nguyên liệu thực phẩm 10.000.000 – 20.000.000 Bún, đậu phụ, thịt, chả cốm, rau, mắm tôm, gia vị.
Tiền thuê mặt bằng 8.000.000 – 15.000.000 Giá thuê tùy thuộc vị trí.
Lương nhân viên 5.000.000 – 10.000.000 Thường cần 2 – 3 nhân viên.
Điện, nước 2.000.000 – 4.000.000 Phụ thuộc vào quy mô và thời gian hoạt động.
Chi phí quảng cáo 2.000.000 – 5.000.000 Trực tuyến Facebook, Instargam, Zalo và các hoạt động offline, in ấn voucher, standee…

>> Tổng chi phí vận hành: ~30.000.000 – 60.000.000 VNĐ

Như vậy, để mở quán bún đậu mắm tôm, bạn cần chuẩn bị từ 90 – 180 triệu VNĐ, bao gồm cả chi phí ban đầu và chi phí vận hành trong tháng đầu tiên. Một chiến lược kinh doanh hợp lý, kết hợp với chất lượng món ăn và dịch vụ tốt sẽ giúp quán bún đậu thu hút khách và đạt được lợi nhuận ổn định.

MISA AMIS
Bạn muốn kinh doanh quán ăn thành công?THỬ NGAY MISA CUKCUK - QUẢN LÝ CHUYÊN NGHIỆP - X3 DOANH THU

2. Kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm

2.1. Nghiên cứu thị trường và đối thủ

Nhóm khách hàng chính của quán bún đậu mắm tôm thường là học sinh, sinh viên, dân văn phòng và người dân địa phương. Đây là những đối tượng thường xuyên tìm kiếm các món ăn ngon, giá cả phải chăng và tiện lợi.

Để tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng, cần quan sát kỹ các quán bún đậu mắm tôm trong khu vực dựa trên các yếu tố:

  • Giá cả: So sánh giá bán của các quán để đưa ra mức giá cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận.
  • Chất lượng món ăn: Đánh giá chất lượng bún, đậu phụ, mắm tôm và các nguyên liệu khác để đảm bảo quán của bạn cung cấp món ăn ngon và an toàn.
  • Dịch vụ: Quan sát cách phục vụ khách hàng, thời gian chờ đợi và thái độ của nhân viên để cải thiện dịch vụ của quán.
  • Phong cách bài trí: Xem xét cách trang trí, không gian quán và tạo ra một không gian thoải mái, thu hút khách hàng.

Bằng cách nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh, bạn có thể xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả tạo ra sự khác biệt và thu hút được nhiều khách hàng hơn.

2.2. Lựa chọn nguồn nguyên vật liệu

Với bất kì hàng ăn nào, nguyên liệu tươi ngon luôn được khách hàng quan tâm hàng đầu. Bún đậu mắm tôm có 4 loại nguyên liệu chính là bún, đậu, rau thơm và đặc biệt là mắm tôm. Đây chính là yếu tố quyết định chất lượng món ăn. Nên chọn loại mắm tôm chất lượng cao, pha chế đúng chuẩn để tạo hương vị đặc trưng.

Ngoài các nguyên liệu ấy, các cửa hàng còn bổ sung thêm các nguyên liệu khác cho đa dạng như: dồi, lòng, dạ dày, chả cốm…Cần có kinh nghiệm để lựa chọn nhà cung cấp chất lượng với mức giá hợp lý.

Mẹt bún đậu

Tham khảo một số tiêu chí chọn NVL từ MISA CukCuk:

  • Bún: Chọn bún bánh, sợi trắng, nhỏ và mềm. Bún phải tươi, không có mùi chua, và không bị dính.
  • Đậu phụ: Đậu mơ là lựa chọn tốt nhất vì khi chiên lên sẽ vàng thơm và giòn tan.
  • Mắm tôm: Mắm tôm phải có hương thơm đặc trưng, vị mặn vừa phải, không quá gắt hoặc quá nồng. Chọn mắm tôm từ các thương hiệu hoặc làng nghề nổi tiếng như Thanh Hóa, Nam Định, hoặc các cơ sở sản xuất uy tín.

Lựa chọn nguyên vật liệu không chỉ quyết định chất lượng món ăn mà còn ảnh hưởng đến sự hài lòng và quay lại của khách hàng. Hãy đầu tư kỹ lưỡng vào bún, đậu phụ và mắm tôm để mang đến những mẹt bún đậu thơm ngon, chuẩn vị, thu hút thực khách.

Dùng thử MISA CukCuk

2.3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh quán bún đậu mắm tôm 

Khi lựa chọn địa điểm mở quán bún đậu mắm tôm, cần cân nhắc kỹ các yếu tố như vị trí, diện tích, tệp khách hàng và chi phí thuê. Một địa điểm phù hợp không chỉ giúp quán thu hút khách hàng mà còn tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh doanh lâu dài.

Lưu ý nên mở quán bún đậu mắm tôm nên chọn nơi có lượng người qua lại lớn như khu dân cư, chợ, gần trường học, khu văn phòng hoặc khu công nghiệp để tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng. Quán nằm ở mặt đường lớn hoặc ngõ chính để dễ dàng thu hút khách hàng vãng lai. Nếu mở quán trong ngõ cần có biển hiệu rõ ràng, dễ nhìn.

Để giảm rủi ro chọn nhầm vị trí, tránh lãng phí tiền thuê mặt bằng không hiệu quả, bạn có thể sử dụng công cụ chấm điểm mặt bằng MIỄN PHÍ. Dựa trên một số tiêu chí cụ thể, công cụ sẽ đưa ra điểm số và nhận định về mặt bằng mở quán bún đậu. Trải nghiệm thử.

Công cụ chấm điểm mặt bằng

2.4. Mua sắm công cụ, dụng cụ bán hàng

Với cửa hàng bún đậu bình dân, bạn chỉ cần mua sắm đồ cơ bản với mức giá rẻ nhất. Hoặc có thể tham khảo mua đồ từ các quán sang nhượng hoặc thanh lý đồ giá rẻ, không cần thiết phải mua mới 100% để tiết kiệm cho phí đầu tư.  Sau đây là một số gợi ý khi mua sắm đồ đạc cho cửa hàng bún đậu:

  • Bàn nhựa Song Long 15 chiếc, giá 105.000/chiếc;
  • Ghế nhựa Song Long: 60 chiếc, giá 20.000/chiếc;
  • Đĩa bày đậu và bún: 120 chiếc, giá 5 nghìn đồng/chiếc;
  • Bát con pha mắm tôm, nước chấm: 60 chiếc, giá 2 nghìn đồng/chiếc;
  • Rổ nhựa nhỏ đựng quất, rau thơm: 100 chiếc, giá 3 nghìn đồng/chiếc;
  • Bếp gas, 2 chảo lớn, đũa, kéo cắt bún và đậu, mẹt đựng bún…

2.5. Xây dựng menu bún đậu mắm tôm hấp dẫn 

Ngoài mẹt bún đậu truyền thống, bạn có thể thêm các món phụ như nem rán, lòng rán, bánh tôm hoặc đồ uống (trà tắc, nước mơ). Cung cấp các mẹt bún với thành phần và mức giá khác nhau, từ cơ bản đến đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng.

2.6. Setup trang trí quán bún đậu mắm tôm

Setup và trang trí quán bún đậu mắm tôm không chỉ dừng lại ở việc tạo không gian đẹp mà còn cần thể hiện được tinh thần món ăn truyền thống. Một không gian được thiết kế chỉn chu, gần gũi sẽ giúp quán bạn ghi điểm trong lòng khách hàng và tăng sự thu hút trong thị trường cạnh tranh.

Nếu có vốn quán nến sử dụng các liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ để tạo cảm giác thân thiện, gần gũi. Kết hợp trang trí với hình ảnh truyền thống như ruộng lúa, chợ quê, nón lá hoặc gánh hàng rong.

Còn nếu vốn ít và không gian quán nhỏ, bình dân thì có thể đầu tư đồ nhựa, gọn nhẹ hơn. Quan trọng nhất vẫn cần đảm bảo không gian từ bàn ghế, sàn nhà đến khu vực bếp luôn sạch sẽ.

Trang trí quán bún đậu

2.7. Tối ưu quy trình vận hành

Nếu không có quy trình vận hành chuyên nghiệp, đặc biệt vào lúc cao điểm đông khách, bạn sẽ bị rối trả nhầm món, ghi sai order, trả thừa tiền… ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh.

Để tối ưu quy trình vận hành quán bún đậu mắm tôm, bạn cần chú trọng vào nhiều khía cạnh khác nhau.

  • Quản lý nguyên liệu là rất quan trọng. Bạn nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo nguyên liệu luôn tươi ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng phần mềm quản lý kho nguyên vật liệu quán ăn sẽ giúp bạn theo dõi lượng nguyên liệu nhập vào và sử dụng hàng ngày.
  • Tối ưu hóa quy trình chế biến bằng cách chuẩn bị trước các nguyên liệu như bún, đậu phụ, rau thơm để tiết kiệm thời gian khi phục vụ. Phân chia công việc rõ ràng cho nhân viên, mỗi người phụ trách một công đoạn cụ thể như chiên đậu, pha mắm tôm và bày biện món ăn.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ: Đào tạo nhân viên về kỹ năng phục vụ, giao tiếp với khách hàng và xử lý tình huống sẽ giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Quản lý thời gian phục vụ để đảm bảo khách hàng không phải chờ đợi quá lâu cũng rất quan trọng.

Sử dụng phần mềm quán ăn để hỗ trợ quản lý quán bún đậu mắm tôm là cách hiệu quả để tối ưu hóa quy trình vận hành. Phần mềm hỗ trợ quản lý đơn hàng, tính tiền thanh toán và theo dõi doanh thu dễ dàng. Bạn có thể tận dụng các thiết bị sẵn có như máy tính, điện thoại, tablet… cài đặt phần mềm quản lý quán ăn để hoạt động bán hàng diễn ra trơn tru.


3. Cách pha mắm tôm “chuẩn vị”   

Để pha 1 bát mắm tôm “chuẩn vị” cho món bún đậu mắm tôm, bạn có thể làm theo các bước sau:

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng canh mắm tôm
  • 1 muỗng canh đường
  • 1/2 muỗng canh nước cốt chanh hoặc quất
  • Tỏi băm, ớt băm tùy khẩu vị
  • 1-2 muỗng nước đun sôi để nguội
  • Một ít rượu trắng (để khử mùi)

Cách pha chế:

  • Hòa tan đường: Bắt đầu bằng việc hòa tan đường vào nước đun sôi đã nguội.
  • Thêm mắm tôm: Khuấy đều mắm tôm với hỗn hợp nước đường cho đến khi sánh đặc.
  • Thêm gia vị: Trộn thêm nước cốt chanh, tỏi băm, và ớt băm tùy khẩu vị. Nếu muốn mắm tôm có vị chua nhẹ, bạn có thể vắt thêm quất hoặc chanh.
  • Khử mùi: Thêm một ít rượu trắng vào hỗn hợp để khử mùi tanh của mắm tôm.
  • Phi hành khô: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn và hành khô vào phi thơm đến khi ngả màu vàng. Vớt hành ra để ráo dầu, sau đó cho hành vào bát mắm để tăng độ thơm.
  • Hoàn thiện: Đổ hành phi cùng một ít dầu nóng vào bát mắm tôm đã đánh bông. Thêm ớt tươi băm nhuyễn và khuấy đều. Nếu mắm tôm có vị đậm, có thể thêm một ít nước để điều chỉnh độ mặn.

Bát mắm tôm hoàn thiện sẽ có màu sắc đẹp mắt, vị đậm đà, chua cay vừa phải và hương thơm từ hành phi.

Hướng dẫn pha mắm tôm chấm bún đậu

4. Tổng hợp kinh nghiệm kinh doanh bún đậu mắm tôm từ dân kinh doanh lâu năm

4.1. Quán bún đậu cuối ngõ 31 Hàng Khay chiếm được lòng tin và sự yêu mến của khách hàng bởi sự dân dã

Quán bún đậu ở cuối ngõ 31 trên đường Hàng Khay cũng là một địa điểm được nhiều thực khách yêu thích. Quán nằm trong ngõ hẹp đến mức nếu 2 người đi cũng khó khăn. Thế nhưng, hầu như không lúc nào trống chỗ khách ngồi và khách hàng cũng không ngại chờ 10 – 15 để có chỗ trống ngồi.

Chị Chinh, chủ quán cho biết, vào những ngày cao điểm, quán chị có thể tiếp đón 500 khách. Trừ tất cả mọi loại chi phí như thuê cửa hàng, nhân viên và các loại nguyên phụ liệu thì mỗi ngày chị cũng có thể thu về được 3-4 triệu đồng (theo VTCnews).

Trong ngõ có hai quán cạnh tranh nhau nên chị cũng luôn cố gắng tạo được lòng tin và sự yên mến của khách. Thay vì dùng đĩa nhựa để bày đồ ăn như quán bên cạnh thì chị dùng mẹt có lót lá chuối cho món ăn thêm phần dân dã, hấp dẫn.

Ngoài ra mỗi suất sẽ được chủ quán tặng thêm một chiếc kẹo cao su để khách hàng dùng sau khi ăn xong.

4.2. Quán bún đậu ở Đan Phượng (Hà Nội) tập trung vào mức giá bình dân 

Cũng hái ra tiền nhờ việc kinh doanh bún đậu mắm tôm, chị Nguyễn Thị Huế, quê ở Đan Phượng (Hà Nội) bán bún đậu mắm tôm ở trước cổng trường ĐH Thương Mại chia sẻ: “Đây là nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình. Một ngày cũng lãi được khoảng 1,5- 2 triệu đồng còn nếu hôm nào đông khách thì chắc chắn thu nhập còn cao hơn nhiều” (Theo VEF).

Chị Huế tiết lộ “giá làm ra một suất bún đậu chỉ khoảng 20.000 đồng nhưng khi bán cho khách thì mỗi suất trị giá 35.000 đồng”. Như vậy, người bán đã lãi gấp đôi. Như vậy, mỗi tháng chị Huế cũng lãi được trên chục triệu đồng nhờ kinh doanh mặt hàng này.

4.3. Kinh nghiệm từ chủ quán bún đậu trên đường Đại La

Chỉ bán hàng khoảng 6 tiếng đồng hồ với chiếc gánh bún đậu và vài chiếc ghế nhựa đặt trên vỉa hè nhưng thu nhập của quán khiến nhiều người mơ ước. Nếu ai đi qua giờ bán hàng chắc hẳn sẽ thấy cảnh khách đông chật kín chỗ, có người phải đợi 10 -15p mới có chỗ ngồi ăn.

Chủ quán chia sẻ: “Chất lượng của mắm tôm quyết định rất lớn tới sự thành công của quán. Mắm tôm ở quán của cô thường được chan thêm một ít mỡ cay, một nét đặc trưng riêng mà ít nơi khác có. Sau khi vắt quất và đảo đều lên, người ăn sẽ rất ấn tượng với mùi thơm đặc trưng và vị cay ngậy quyện cùng vị ngọt mặn của mắm”.

5. Tạm kết

Hiện nay, mở quán bún đậu mắm tôm đang là xu hướng kinh doanh được nhiều người chọn lựa bởi lãi cao mà vốn ít. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc chọn nguyên liệu, nghiên cứu thị trường đến tối ưu hóa quy trình phục vụ và vận hành, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một quán ăn thành công và thu hút được nhiều khách hàng. Chúc bạn may mắn và thành công!

Bài viết liên quan
Xem tất cả