Phần lớn những nguyên nhân dẫn đến thất thoát nguyên vật liệu trong kho là do việc nguyên vật liệu cần dùng thì không biết để đâu, dùng hết hay chưa thậm chí còn hạn dùng cũng không nắm chắc. Những sự việc trên dẫn đến tình cảnh chưa dùng hết đã nhập hàng mới, hàng tồn kho, sau đó đem ra sử dụng, thất thoát là chuyện sớm muộn.
Bên cạnh đó cũng có những tình huống, chủ quán không biết cách quản lý nguyên vật liệu hoặc chủ quan nghĩ rằng quản thế nào cũng được. Để đến khi nguyên vật liệu hỏng rồi mới nhận ra đã bảo quản sai cách. Ở bài viết sau đây, CUKCUK.VN sẽ chỉ bạn cách bảo quản nguyên vật liệu quán cafe đơn giản, dễ làm nhất.
1. Quán lớn, quán nhỏ đều cần có nguyên tắc chung
- Nguyên liệu nào nhập trước xuất trước, dùng trước. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng nhập sau dùng trước
- Phân định khu vực để các loại hóa chất, dung dịch tẩy rửa riêng với các loại nguyên vật liệu trực tiếp pha chế
- Giữ gìn vệ sinh bộ phận kho, các hệ thống tủ chứa đựng các loại nguyên vật liệu hoặc các loại dụng cụ pha chế. Luôn giữ chúng ở trạng thái sạch sẽ và khô thoáng
- Bất kỳ nguyên vật liệu nào cũng phải đề rõ thời hạn sử dụng và được sắp xếp theo mặt hàng, chủng loại và vị trí
- Đối với thực phẩm cần bảo quản trong hộp, có nắp hoặc ni lông đóng bọc cẩn thận.
- Phân chia các khu vực theo kho khô, tủ mát và tủ đông tương ứng với các loại nguyên vật liệu khác nhau
- Tránh sự lây nhiễm lẫn giữa các loại thực phẩm với nhau thông qua việc ngăn khu cũng như đảm bảo nhiệt độ cũng như độ ẩm đảm bảo quy định
Có thể bạn quan tâm:
- Bí kíp quản lý nguyên vật liệu không thất thoát một li cho quán cafe
- Những điều cần biết về quản lý nguyên vật liệu nhà hàng
2. Nhóm nguyên liệu khô
Những nguyên liệu nào được xếp vào loại các nguyên liệu khô? Những loại nguyên liệu sau: các loại phụ gia chế biến, các loại nguyên liệu pha chế, nhóm chất tẩy rửa…
- Yêu cầu đối với cách bảo quản nguyên vật liệu khô này nhiệt độ phòng từ 23 – 33 độ C, duy trì độ ẩm trong khoảng từ 50 – 60%
- Phân chia rõ khu vực của các loại nguyên liệu dùng để chế biến và để tẩy rửa. Đặc biệt các loại hóa chất độc hại, cất trong chai, dán tem nhãn đặc biệt dễ nhận ra.
- Các khay kệ để hàng hóa cần phải để cách xa tường 10cm, lưu ý với những loại thực phẩm trong kho khô cần phải đặt trong các thùng xốp để tránh tình trạng ẩm mốc hoặc việc thực phẩm có thể bị côn trùng xâm nhập, hỏng hóc, nấm mốc và phát sinh những dịch bệnh không đáng có
>>> Nhận trọn bộ kinh nghiệm quản lý nhà hàng, quán ăn TẠI ĐÂY
3. Nhóm nguyên liệu cần bảo quản trong tủ mát
Cụ thể đối với những loại thực phẩm liệt kê dưới đây được xem là nhóm cần được bảo quản ở nơi có nhiệt độ mát điển hình như: các loại rau củ quả chưa sơ chế hoặc đã được sơ chế để làm các loại nước ép, sinh tố, một số các chế phẩm từ bơ sữa như phô mai, sữa chua, các loại kem, các loại topping. Một số thực phẩm sử dụng làm các món ăn nhanh của trong thực đơn có nhu cầu chế biến ngay, các thực phẩm đã chế biến sơ qua.
Vậy điều kiện cần để có thể bảo quản nhóm thực phẩm trên cho chất lượng tốt nhất?
- Đảm bảo nhiệt độ tủ mát luôn trong tình trạng dưới 19 độ C
- Các vật dụng đựng thực phẩm luôn phải đặt trong các sản phẩm, túi, hộp đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
- Hiện tượng nhiễm khuẩn chéo cần chú trọng hơn tránh hiện tượng thực phẩm hỏng khi đặt thực phẩm đã qua chế biến lẫn lộn với những thực phẩm tươi sống. Quy tắc đúng là việc đặt các thực phẩm đã qua chế biến ở trên và nhóm các thực phẩm tươi ở bên dưới
- Luôn lưu ý về hạn dùng của thực phẩm, phân loại nhóm
4. Nhóm nguyên liệu cần được bảo quản trong tủ đông
Đối với nhóm nguyên liệu này bạn cần tuân thủ theo quy tắc bảo quản như sau
- Các nguyên liệu tươi sống, chưa chế biến hoặc chưa qua tẩm ướp bắt buộc phải bọc trong túi hoặc hộp đựng riêng để bảo quản chặt chẽ trong tủ đông.
- Nhiệt độ của tủ đông duy trì dưới 0 độ C
- Nguyên liệu đã rã đông không nên cho lại vào thủ đông
- Đặc biệt, tránh tình trạng tủ hở, không khí lạnh lưu thông bên ngoài tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập nguyên vật liệu bị hỏng
Những người đọc bài viết này thường quan tâm đến