Sự ra đời của những nền tảng giao nhận thức ăn đã mở ra một cơ hội mới cho những hộ kinh doanh cá t thể. Đặc biệt là tạo cho họ cơ hội được cạnh tranh công bằng với những thương hiệu tên tuổi. Thậm chí cũng có những cái tên được khách hàng nhớ và ghé đến chỉ sau vài lần đặt qua ứng dụng. Tuy nhiên, nhiều chủ quán vẫn còn loay hoay, liệu quán của mình cứ có mặt trên ứng dụng là khách hàng sẽ ghé đến, sẽ nhiều đơn. Sự thật, kinh doanh quán nhỏ không phải cứ “lên app” là sẽ đổi đời.
1. Cái lợi trước mắt
Nhắm trúng tâm lý của người tiêu dùng là điều quan trọng nhất dẫn đến thành công của những nền tảng công nghệ giao nhận đồ ăn. Tiềm năng của nhánh thị trường “ảo” này không hề kém cạnh thị trường trường thực, thậm chí có tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt. Thay vì trước đây, phải trực tiếp đến quán ăn hoặc có trường hợp khách muốn giao mang về nhưng nhà hàng không đủ nhân lực để đáp ứng, thì hiện tại, với đội ngũ tài xế công nghệ sẵn sàng phục vụ câu chuyện trở nên dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- GrabFood: chúng tôi mang lại biên lợi nhuận tăng 300% cho đối tác nhà hàng, quán ăn
- Đối tác ship đồ ăn nào phù hợp với nhà hàng của bạn?
Nắm bắt lấy cơ hội phát triển từ những đơn hàng online, không ít chủ quán cũng quyết định cho quán mình ghi tên lên các hệ sinh thái ẩm thực này. Tham gia các cộng đồng mang lại cho hàng quán.
a. Về chi phí vận hành
Nhiều chủ quán chia sẻ, ban đầu mở quán, thậm chí vấn đề mặt bằng là trở ngại lớn trong thời gian đầu tuy nhiên với việc kinh doanh online, vấn đề mặt bằng tạm thời chưa cần suy nghĩ đến. Cả việc thuê nhân sự giao hàng cũng không còn quá đau đầu như trước.
b. Về chi phí quảng cáo:
nếu khi trước chỉ có một vài kênh quảng cáo chính như facebook, google, phát tờ rơi, voucher thì hiện giờ đã có nhiều đất diễn với chi phí ít hơn.
c. Lợi thế cạnh tranh:
mở ra một cuộc chiến công bằng với cả những đơn vị kinh doanh quán nhỏ, khi họ không có đủ nguồn lực để có thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn trên thị trường.
2. Nhầm tưởng cứ có mặt trên app là phát đạt
Việc xuất hiện trên ứng dụng không làm khách hàng hứng thú và gọi món tại quán của bạn được. Bởi vậy, bạn cần nhiều hơn thế.
a. Đặt tên cũng phải có mẹo
Hãy bắt đầu với việc đặt tên cho quán của mình một cách rõ ràng, dễ hiểu. Điển hình là quán chuyên phục vụ món gì bạn có thể đặt theo tên đó. Thực khách thường có thói quen tìm kiếm món ăn theo tên, từ đó hệ thống sẽ trả về các kết quả tương ứng có chứa từ khóa. Bởi vậy, công thức hữu hiệu là việc ghép tên món kinh doanh và tên quán. Ví dụ: bạn đang kinh doanh cơm gà, hãy để đặt tên có cụm từ cơm gà X… để khách hàng hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy bạn khi họ có nhu cầu thưởng thức cơm gà.
b. Hơn nhau ở hình ảnh
Đối với những vị khách “lạ” chưa từng thưởng thức tại quán của bạn lần nào, ấn tượng ban đầu của họ là hình ảnh. Việc có một hình ảnh bắt mắt, ngon miệng chắc chắn sẽ ghi điểm với những khách hàng này. Đó là điểm chạm đầu tiên và cũng là niềm tin duy nhất mà ban đầu khách hàng có, hãy cố gắng tận dụng chúng. Đầu tư về mặt hình ảnh, đặc biệt là khi khách hàng nhận được sản phẩm
c. Những chiêu khuyến mãi áp đảo về giá
Cung cấp cho khách hàng mức giá “ưng ý” trong thời gian đầu sử dụng với những mã giảm giá chỉ quán bạn có. Điều cần thiết để khách hàng chấp nhận sử dụng thử sản phẩm của bạn, và cũng là cách để bạn kéo sự thu hút của họ giữa một rừng những quán ăn kinh doanh cùng mặt hàng trên hệ thống. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tận dụng những chương trình miễn phí vận chuyển để kích thích hành động mua của khách hàng nhanh chóng hơn.
d. Bao bì
Việc đóng gói thành phẩm một cách cẩn thận cũng như tận dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường đang được khách hàng đón nhận và hưởng ứng. Không giống như những nhà hàng, quán ăn phục vụ tại chỗ, với các dịch vụ giao hàng, điểm tiếp xúc của bạn chỉ có thể là bao bì và cách đóng gói sản phẩm. Hãy chú trọng phần ngoại hình này của món ăn và đừng quên những tờ rơi quảng cáo cho quán của bạn. Điều này hoàn toàn có lợi cho công việc kinh doanh quán nhỏ của bạn.