Đối với mỗi quán cafe ngoài việc thu hút khách hàng bằng chất lượng đồ uống, view đẹp, đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt thì nhân viên phục vụ của quán cafe cũng đóng một vai trò quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Đào tạo và quản lý được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có thái độ phục vụ nhiệt tình và niềm nở góp phần vào sự phát triển của quán cafe. Nếu anh/chị vẫn đang loay hoay trong bài toán quản lý nhân viên, hãy tham khảo ngay top 4 cách quản lý nhân viên quán cafe hiệu quả nhất qua bài viết sau.
I. Tại sao quán cafe cần quản lý nhân viên?
Trong kinh doanh F&B nói chung và mở quán cafe nói riêng, quản lý nhân viên đóng vai trò quan trọng giúp cho chủ quán dễ dàng kiểm soát được nhân viên của mình, giúp việc điều hành quán diễn ra thuận lợi hơn.
Nhân viên quán cafe thường có các vị trí: nhân viên phục vụ, thu ngân, pha chế… Mỗi vị trí có những nhiệm vụ, chức năng khác nhau đảm bảo hoạt động bán hàng cafe diễn ra trơn tru, tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Hiện nay các quán cafe, đặc biệt là các quán cafe lớn rất coi trọng việc tuyển dụng nhân viên và thường đưa ra những yêu cầu cố định cho nhân viên, xây dựng quy trình bài bản. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu, quán cafe làm tốt được điều này vì thế đã tạo được ấn tượng rất tốt với khách hàng.
II. 5 cách quản lý nhân viên hiệu quả nhất
2.1. Thiết lập hệ thống quản lý công việc khoa học
Anh/chị nên thiết lập một hệ thống quản lý công việc cho nhân viên quán cafe để đảm bảo mọi người làm việc theo đúng quy trình và đúng thời gian. Hệ thống này bao gồm lên lịch làm việc, phân chia công việc, đánh giá hiệu quả công việc theo từng vị trí.
2.2. Xây dựng cho hệ thống tiêu chuẩn rõ ràng trong việc tuyển nhân viên mới
Phần lớn nhân viên đi làm tại quán cafe thường có suy nghĩ đây là công việc làm thêm tạm thời (trừ những chuỗi cafe lớn, nổi tiếng). Do đó, sẽ không thể tránh khỏi tình trạng nhân viên đi làm uể oải, không nhiệt tình, nghỉ làm không có lý do, thời gian gắn bó ngắn… nên anh/chị phải thường xuyên tuyển dụng nhân viên mới.
Do đó, với mỗi đợt tuyển nhân viên mới, anh/chị nên đề ra những yêu cầu và mục tiêu cụ thể cho từng đối tượng nhân viên khác nhau ở mỗi nhóm nhân viên cụ thể. Ví dụ như nhân viên quản lý sẽ có yêu cầu khác hơn so với nhân viên phục vụ.
Tham khảo một số tiêu chí cụ thể để anh/chị quản lý có thể dễ dàng hơn trong việc tuyển nhân viên quán cafe:
- Năng suất lao động của người nhân viên: Năng suất lao động đóng một vai trò rất lớn trong quá trình làm việc. Năng suất lao động càng cao thì giá trị đem lại cho cửa hàng sẽ càng lớn.
- Thái độ trong quá trình làm việc: Nhân viên phải luôn có thái độ nghiêm túc, luôn biết học hỏi và mở mang kiến thức cho mình. Đặc biệt thái độ phục vụ khách hàng luôn niềm nở, vui vẻ và tận tình.
- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao cũng như làm đúng yêu cầu công việc của mình là yêu cầu tối thiểu trong công việc.
- Luôn sáng tạo trong công việc: Việc sáng tạo sẽ khiến cho công việc của cá nhân nhân viên cũng như cửa hàng trở nên thú vị và dễ dàng hơn.
Theo những yêu cầu đó, anh/chị sẽ chấm điểm nhân viên và nên có sự tổng kết qua từng thời kỳ. Ví dụ với thang điểm từ 1 – 5 tương ứng với: yếu, trung bình, khá, tốt, xuất sắc từ đó đánh giá tổng điểm và có kế hoạch đào tạo, góp ý hoặc khen thưởng với nhân viên để họ cải thiện những điểm chưa được, và tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong công việc.
Ngược lại, nếu như nhân viên hoàn thành chưa tốt thì nên tổ chức training cũng như góp ý lại cho nhân viên để họ nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình mà phát triển tốt hơn trong thời gian tới.
Trong quá trình làm việc, nhân viên cần có thái độ nghiêm túc, ham học hỏi mở mang kiến thức cho mình. Đặc biệt, thái độ phục vụ khách hàng luôn niềm nở, vui vẻ và tận tình.
Hoàn thành các nhiệm vụ được giao cũng như làm đúng yêu cầu công việc của mình là yêu cầu tối thiểu trong công việc.
Luôn sáng tạo trong công việc, việc sáng tạo sẽ khiến cho công việc cá nhân nhân viên cũng như tại cửa hàng trở nên thú vị và dễ dàng hơn.
2.3. Trao đổi, đào tạo nhân viên quán cafe thường xuyên
Anh/chị nên đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ của quán. Điều này có thể bao gồm huấn luyện về kỹ năng phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng bán hàng.
Tiến hành training và trao đổi với nhân viên thường xuyên sẽ giúp cho chủ cửa hàng cũng như nhân viên hiểu nhau hơn. Từ đó góp ý và giúp đỡ lẫn nhau để làm cho cửa hàng phát triển đi lên. Việc đào tạo, trao đổi còn là cơ hội để quản lý nhận biết được thực tại nhân viên của mình đang gặp phải vấn đề, khó khăn gì trong công việc cũng một lần nữa hiểu rõ hơn nhân viên của mình.
Nên nhớ một điều rằng, trong dịch vụ thì phải luôn đổi mới tư tưởng. Nếu anh/chị cứ đi theo lối mòn thì sẽ không bao giờ giúp cho cửa hàng phát triển lên được. Bởi lẽ vì thế việc đổi mới trong tư duy sẽ giúp cho cửa hàng có những lối đi mới từ đó thu hút khách hàng nhiều hơn nữa.
Hãy tổ chức những cuộc gặp mặt với nhân viên của anh/chị hàng tháng để trao đổi, bổ sung thêm kiến thức, làm mới về thực đơn cũng như cách thức phục vụ khách hàng. Những cuộc họp như thế nên giữ một thái độ đóng góp, không nên quá căng thẳng nhưng nhất định phải nghiêm túc. Việc training thường xuyên sẽ giúp cho cửa hàng tìm ra những điểm thiếu sót trong cách phục vụ và phát triển hơn nữa cửa hàng của mình.
2.4. Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu nhân viên
Trong quá trình làm việc thì chắc chắn không thể nào tránh khỏi những tình huống tranh cãi xảy ra giữa nhân viên phục vụ và khách hàng của quán. Điều này là vô cùng bình thường và cực kì dễ hiểu.
Tuy nhiên, dưới cương vị là chủ của cửa hàng, anh/chị nên giữ cho mình một thái độ thực sự bình tĩnh để giải quyết được vấn đề. Hãy lắng nghe từ hai phía, cả bên khách hàng và cả bên nhân viên phục vụ. Việc lắng nghe này sẽ giúp cho anh/chị dễ dàng tìm ra vấn đề xảy ra từ đó đưa ra những phương pháp giải quyết đúng đắn nhất. Hãy luôn giữ một thái độ công bằng, đừng nên chỉ xử lý vấn đề nghiêng về khách hàng hay nghiêng về nhân viên.
Trong quá trình làm việc nên lắng nghe và thấu hiểu nhân viên. Đặc biệt nên có những sự động viên dù chỉ là nhỏ nhặt nhất bởi lẽ chính điều này sẽ là nguồn động lực rất lớn dành cho chính bản thân họ.
2.5. Đồng hành cùng nhân viên và xây dựng môi trường tốt
Một quán cafe muốn phát triển tốt thì phải luôn có sự gắn kết giữa nhân viên trong cửa hàng với chủ cửa hàng. Việc đồng hành cùng với nhân viên của mình từ những điều nhỏ nhặt nhất, phát triển đi từ giai đoạn mới bắt đầu và cho đến thời điểm hiện tại là điều vô cùng quan trọng.
Xây dựng quy tắc ứng xử giữa khách hàng và nhân viên, giữa nhân viên với nhau, để tạo động lực làm việc, môi trường tích cực, mọi mối quan hệ thẳng thắn và bình đẳng, giúp cho nhân viên cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó lâu dài với công việc mình lựa chọn.
Chế độ lương, các hình thức thưởng phạt, đánh vào thu nhập thường là những biện pháp hiệu quả nhất. Anh/chị cũng nên cân nhắc liệu mình xử phạt như vậy có nặng nề và không hợp lý với đồng lương nhân viên kiếm được hay không. Đừng quên tạo các hoạt động giải trí và phát triển tinh thần đoàn kết trong đội ngũ nhân viên.
III. Tham khảo cách quản lý nhân viên quán cafe cho từng vị trí
3.1. Quản lý nhân viên phục vụ quán cafe
Nhân viên phục vụ đóng một vai trò vô cùng quan trọng với quán cafe. anh/chị đừng cho rằng nhân viên phục vụ chỉ cần khéo léo, cẩn thận một chút là được bởi trong quá trình phục vụ sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề và nhân viên phục vụ cũng luôn phải giữ cho mình một thái độ niềm nở, vui vẻ với khách hàng. Bởi chỉ có như thế thì mới tạo được thiện cảm cho khách hàng của mình.
Để quản lý tốt nhân viên phục vụ, anh/chị nên xây dựng những nội quy cần thiết và tiến hành training mỗi tháng. Đưa ra một vài tình huống cụ thể và hướng dẫn nhân viên của anh/chị cách xử lý phù hợp.
Tham khảo: Mẫu nội quy nhân viên phục vụ quán cafe mới nhất 2022
3.2. Quản lý nhân viên pha chế cà phê
Nhân viên pha chế là người tiếp xúc với khách hàng thông qua món đồ uống. Vì thế họ có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của cửa hàng. Đối với nhân viên pha chế, anh/chị nên cư xử có chừng mực, đừng nên luôn đứng kè kè bên họ để kiểm soát họ mà trước khi đưa họ vào làm nhân viên pha chế hãy tổ chức một khóa training hoặc ưu tiên những người có kinh nghiệm từ trước.
3.3. Quản lý nhân viên thu ngân cà phê
Nhân viên thu ngân là những người thu tiền nên khi tuyển nhân viên thu ngân anh/chị nên tuyển những người có tính cẩn thận để tránh xảy ra sai sót trong quá trình thanh toán hay thối tiền lại cho khách.
Sử dụng phần mềm tính tiền quán cafe MISA CukCuk hỗ trợ quản lý chính xác, hạn chế thất thoát và gian lận. Phần mềm tính tiền MISA CukCuk sẽ tự động cập nhật, tính tổng số tiền khách hàng phải trả một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Khi tính tiền cho khách hàng, thu ngân hoàn toàn có thể linh hoạt đưa ra các chương trình khuyến mãi được cài đặt sẵn theo hệ thống, như việc tặng món, giảm giá hay tri ân khách hàng, hoặc ghi nhận những phương thức thanh toán khi khi phục vụ và cũng như ghi chú trường hợp khách hàng cần cung cấp hóa đơn đỏ.
Giao dịch thành công sẽ có thông báo gửi về app quản lý bán hàng MISA CukCuk cài đặt trên điện thoại của quản lý, chủ quán cafe.
Đăng ký dùng thử 15 ngày phần mềm quản lý bán hàng cà phê MISA CukCuk miễn phí |
IV. Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của MISA CukCuk về những cách quản lý nhân viên quán cafe vô cùng hiệu quả hiện nay. Hi vọng thông qua bài viết này, anh/chị có thể có cho mình những cẩm nang để quản lý nhân viên hiệu quả hơn để dẫn dắt quán cafe của mình đạt được nhiều thành tựu.
Đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!