Để diễn tả thị trường kinh doanh đồ ăn nhanh của Việt Nam hiện nay, người ta sẽ nói rằng: “KFC, Lotteria và những người bạn” Tại sao vậy? Cả về mức độ nhận diện số lượng cửa hàng, thậm chí là nếp suy nghĩ của người tiêu dùng, nhắc đến fast food là nhắc đến chân dung của KFC và Lotteria. Đã hơn 20 năm kể từ khi gia nhập thị trường Việt Nam nhưng dường như cuộc đối đầu giữa các chuỗi kinh doanh đồ ăn nhanh này chưa bao giờ có dấu hiệu chấm dứt.
- Lối thoát nào khi kinh doanh đồ ăn nhanh vẫn hoài bế tắc?
- Đại gia giao đồ ăn nhanh của Hàn Quốc chính thức “chào sân” thị trường Việt Nam
- Cạnh tranh với bánh mỳ Việt, ông lớn đồ ăn nhanh Subway đang rơi vào thế bế tắc
1. Cuộc đại chiến của 2 màu trắng đỏ
a. Bài toán mặt bằng
Vào khoảng thời gian những năm 1997, khi mà người Việt mới bắt đầu làm quen với khái niệm đồ ăn nhanh, phần lớn đều khá lạ lẫm với các sản phẩm ăn nhanh cũng là lúc KFC tiến hành công cuộc xâm nhập thị trường. Vì là người tiên phong, hãng này có không ít lợi thế khi đã sở hữu được một lượng lớn các vị trí đắc địa, yếu tố ghi điểm đầu tiên với khách hàng.
Tuy nhiên, cách nhập của Lotteria cũng không hề nhún nhường, thay vì việc lựa chọn những hướng đi an toàn, họ tiếp cận trực tiếp và đối mặt với KFC, mở ra một cuộc đại chiến không hồi kết giữa hai màu đỏ trắng trên thị trường cùng là kinh doanh đồ ăn nhanh nhưng cạnh tranh cả về sản phẩm, đơn giá đến mặt bằng.
Bất cứ nơi đâu KFC có mặt dù là ngã tư, khu vực đông đúc dân cư hay trong các siêu thị lớn chúng ta cũng có thể bắt gặp các đó 2 – 3 hoặc xa nhất là 1 con phố hình ảnh của Lotteria xuất hiện ngay tại đó hoặc ngược lại. Có một lý do nào đó mà 2 ông lớn này không thể đối mặt nhưng cũng phải chênh chếch để nhìn thấy nhau.
b, Các chương trình xúc tiến
Cuộc chiến mặt bằng không hồi kết là vậy, đến các chính sách bán hàng của cả 2 bên cũng gần như cạnh tranh nhau đến từng que kem, từng miếng gà rán. Hôm nay gà của Lotteria mua 1 tặng 1 thì ngay đầu tuần sau, KFC tung ra chương trình thứ 3 vui vẻ, tặng gà… Hoặc như giá kem tươi tại cả 2 thương hiệu, giảm từ 7.000đ xuống chỉ còn 3.000đ tất cả chỉ để thu hút và lôi kéo khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình nhiều hơn. Cứ như vậy, 2 ông lớn luân phiên nhau bao trọn thị trường fast food.
>> Để nhận được tài liệu quản trị nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY
2. Đại dương toàn cá lớn, chỗ đứng nào cho thương hiệu vừa và nhỏ
Dường như sự bành trướng của các ông lớn làm cho các thương hiệu “mới” của thị trường trở nên lu mờ khi “có tiếng mà không có miếng”. Không phải là những tên tuổi lạ lẫm, thậm chí có thương hiệu thành công vang dội tại các thị trường khác nhưng đều ngậm ngùi chấp nhận thua lỗ khi đến thị trường Việt Nam. Trong số những cái tên đó có thể kể đến như McDonald’s, Burger King, Popeyes, Jollibee, Papa’s Chicken, Texas Chicken…
Những thương hiệu trên đều đã có một lượng khách hàng thân thiết nhất định, tuy nhiên, do chiến lược bành trướng của hai ông lớn KFC và Lotteria mà dường như họ bị gán mác mờ nhạt trên thị trường. Bởi căn bản, với sản phẩm không có gì quá khác biệt về hương liệu như gà rán, burger, thương hiệu rất dễ đi vào lối mòn, núp sau cái bóng quá lớn của những thương hiệu đi trước mà quên mất rằng hướng đi để tồn tại thôi chưa đủ, để phát triển và mở rộng thị phần mới là bài toán lâu dài.