1 NGHÌN LẺ 1 KINH NGHIỆM KINH DOANH NƯỚNG LẨU

Thu hồi vốn nhanh chóng, khách đông, lãi nhiều, vì thế mà mở quán lẩu nướng trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tính sơ qua trên địa bàn Hà Nội đã có tới hơn 10.000 quán ăn kinh doanh nướng, lẩu lớn nhỏ, chúng ta sẽ cạnh tranh như thế nào đây? Nếu bạn chưa định hình được đường đi nước bước ra sao, hãy tham khảo cách thức “hốt bạc” của những chủ quán nướng lẩu đi trước cùng với kinh nghiệm kinh doanh nướng lẩu qua bài viết dưới đây nhé:

Kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng

Nhà hàng lẩu nướng là gì?

Lẩu nướng là một hình thức ăn lẩu khá hấp dẫn và sáng tạo, thích hợp với những buổi tụ họp cùng nhau quây quần thưởng thức những món ăn ngon nóng hổi. Không chỉ người trẻ mà cả các gia đình cũng rất yêu thích mô hình nhà hàng lẩu nướng, đặc biệt vào những ngày mưa se se lạnh thì rất khó cưỡng lại.

Xuất hiện trong khoảng 5-6 năm gần đây và trở thành một xu hướng thịnh hành, các quán lẩu nướng đã không còn xa lạ với thực khách tại Việt Nam. Có chủ quán chia sẻ chỉ kinh doanh với mô hình quán lẩu nướng bình dân cũng có thể đạt doanh thu hàng tháng tới cả vài trăm triệu đồng.

Nếu bạn đã thấy hứng thú vậy hãy muốn bắt tay vào mở quán lẩu nướng với những kinh nghiệm sau đây nhé:

1. Kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng – Đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng mục tiêu

Nhiều nhà hàng hiện nay thường cho rằng “Thà phục vụ nhầm còn hơn bỏ sót”. Việc kinh doanh cả nướng, lẩu kết hợp đòi hỏi nguồn nguyên liệu, mặt bằng, nhân công bạn cũng cần chuẩn bị gấp đôi so với thông thường. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những quán “chuyên môn hóa” chỉ đơn thuần phục vụ một loại hình mà lượng khách vẫn kéo đến đông đúc.

Quay trở lại, khách hàng là yếu tố kiên quyết. Định hướng quán bạn bán cho ai, họ có những nhu cầu như thế nào, khả năng chi trả ra sao. Hãy xác định rõ và nhất quán về đối tượng khách hàng mục tiêu này trong suốt quá trình kinh doanh.

>>> Kinh doanh nhà hàng, quán ăn: Những điểm “cốt tử” cần biết

2. Trở thành “làn gió mới” của thị trường

Hãy hình dung đơn giản một điều, tìm chỗ trống ở một “đại dương đỏ” không hề dễ, nhưng cũng không phải là không có các thị trường ngách. Kinh doanh nướng lẩu kiểu Thái, kiểu Hàn nhiều, bạn có thể mở nhậu kiểu Nhật, người khác kinh doanh lẩu cho khách đoàn, thì bạn kinh doanh cả lẩu cho 1 người.

Thậm chí kinh doanh dịch vụ lẩu tại gia từ A – Z, phục vụ trực tiếp tại văn phòng, dành cho những thực khách có tâm lý ngại ra ngoài nhưng cũng ngại dọn dẹp sau khi liên hoan.

Kinh nghiệm kinh doanh nướng lẩu

3. Thiết kế menu “vạn người mê”

Kinh nghiệm kinh doanh quán nướng lẩu là menu thường rất đa dạng và phong phú. Nhưng sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố: thị hiếu của người dùng, xu hướng mới và việc đáp ứng được từ đầu bếp của bạn sẽ giúp menu của bạn trở nên chuẩn và phù hợp nhất.

Hình ảnh món ăn trên menu cũng tạo ấn tượng rất mạnh với thực khách nên hãy đầu tư thiết kế để chúng trông thật bắt mắt, hấp dẫn. Tuy nhiên cũng không nên sử dụng những hình ảnh quảng cáo quá khác biệt với đồ ăn mà nhà hàng phục vụ. Điều đó rất dễ khiến thực khách mất thiện cảm.

Bên cạnh đó, việc tổng hợp những món “đỉnh nhất”, “độc lạ nhất” của nhà hàng sẽ được phần lớn khách hàng vừa lòng và yêu cầu nhiều hơn. Những món ăn kèm như các loại salad hay các món chiên ngô, khoai sẽ xoa dịu cơn đói của khách hàng trong lúc chờ món chính.

4. Nên kinh doanh quán nướng lẩu ở đâu?

Tiêu chí hàng đầu cho việc lựa chọn địa điểm kinh doanh là đông dân cư, thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng. Thêm một điều nữa, khu vực để xe phải đủ rộng và an nình đảm bảo, có người trông giữ tránh tình huống lộn xộn khi khách ra vào, quán đông không kiểm soát được dẫn đến mất cắp tài sản. Địa điểm cũng phụ thuộc vào nguồn vốn ban đầu bạn bỏ ra cho mặt bằng, cũng có thể là vỉa hè hoặc chịu chi hơn là những không gian rộng rãi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Lựa chọn địa điểm kinh doanh nào phù hợp?

Yếu tố mặt bằng cũng dựa vào đặc điểm kinh doanh mà cân nhắc mặt bằng cho phù hợp, đối với loại hình nướng lẩu buffet khách hàng thường có xu hướng ngồi thưởng thức lâu hơn loại hình gọi theo món, việc bạn muốn thuê theo kỳ hạn như thế nào, dài hạn hay ngắn hạn, có chú trọng về nội ngoại thất quán hay không.

mở quán nướng lẩu

5. Sắm thiết bị bao nhiêu là đủ

Việc thống kê những nguyên liệu theo các khu vực sẽ giúp bạn tránh được tình trạng nhớ nhớ, quên quên, bỏ sót dụng cụ. Điều cần nhất là lựa chọn các loại bếp, vỉ nướng, nồi lẩu, bát đĩa, bàn ghế…

Ngoài các dụng cụ phục vụ khách hàng, khu vực bếp chính cũng cần được đặc biệt quan tâm. Bếp càng đầy đủ, tiện nghi thì công suất phục vụ của quán càng được nâng cao.

Nếu muốn bạn có thể tìm những nhà hàng lẩu nướng đang thanh lý, chi phí có thể tiết kiệm hơn nửa.

>>> KINH NGHIỆM MỞ NHÀ HÀNG BUFFET BÌNH DÂN

6. Đảm bảo nguồn nguyên liệu TƯƠI, NGON và RẺ

Đừng ngại mặc cả để có được giá tốt nhất cho loại thực phẩm bạn ưng ý nhất. Với những phiên chợ đầu mối, bạn có thể thương lượng với số lượng lớn và mức độ đều đặn sẽ có các mức giá phải chăng hơn rất nhiều.

Hiện nay, một số nhà cung cấp cũng áp dụng những chính sách giao hàng tận nơi với các quán ăn mà vẫn đảm bảo được chất lượng của thực phẩm. Đặc biệt vấn đề an toàn vệ sinh là mối quan tâm hàng đầu, bởi vậy luôn luôn cẩn trọng trong việc bảo quản rau xanh cũng như để rau không còn dập nát, không lẫn sâu, để rau luôn tươi mới nhất khi đem ra sử dụng.

nguyên liệu kinh doanh nướng lẩu

>> Thiết lập bảng tính chi phí nguyên vật liệu khi bắt đầu kinh doanh F&B

7. Thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên

Nhân viên của những quán kinh doanh lẩu nướng thường xuyên phải nhận những yêu cầu món lắt nhắt. Bởi vậy, việc phục vụ cùng lúc nhiều thực khách dễ xảy ra tình trạng món trước món sau, nhầm món, sai món, phục vụ chậm vì không quen việc.

Đào tạo nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng trong mọi tình huống là một trong những khó khăn dành cho những chủ nhà hàng, quán kinh doanh nướng lẩu. Ngoài việc có chế độ đãi ngộ hợp lý, hãy tạo thêm động lực làm việc cho họ trong thời điểm “vào vụ như hiện giờ”

8. Chuyên nghiệp hóa từ những bước đầu tiên

Một lời khuyên cho những chủ quán về kinh nghiệm kinh doanh nướng lẩu chưa thực sự quen với cách quản lý vì quán còn mới, việc tổng hợp kho quỹ, xuất nhập, theo dõi doanh thu hàng ngày, báo cáo lãi lỗ được tổng hợp trong các phần mềm quản lý ngày nay.

Với phần mềm quản lý nhà hàng MISA CUKCUK việc quản lý không quá khó và phức tạp như trước nữa. Nhân viên thạo việc chưa đầy một ngày, quầy bếp không làm nhầm món, thiếu món, chế biến lâu nữa. Công việc kiểm đồ với khách hàng cũng nhanh chóng, minh bạch không có tình trạng gian lận của khách hàng.

phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe

9. Vậy mở quán lẩu nướng cần bao nhiêu vốn?

Để thực sự mở quán thành công thì bạn sẽ cần một số vốn tương đối lớn và năng lực phân bổ tài chính linh hoạt. Hãy liệt kê một số khoản mục mà bạn sẽ cần dự toán chi phí như:

  • Chi phí thuê mặt bằng, địa điểm
  • Chi phí mua sắm nội thất, trang thiết bị
  • Chi phí cho khu bếp của quán
  • Chi phí Nguyên vật liệu thực phẩm
  • Chi phí Nhân sự
  • Chi phí quảng cáo, Marketing

Nhìn chung số vốn bạn có để mở quán lẩu tùy vào quy mô mà có thể đầu tư. Việc bạn mở quán lẩu nướng bình dân hay nhà hàng chuyên biệt, bạn lựa chọn kinh doanh ở các địa phương hay tại thành phố lớn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho khoản vốn mà bạn cần chuẩn bị.

Bất đầu mở quán lẩu nướng không khói

Tham khảo bản kế hoạch chi tiết 7 khoản chi phí mở quán lẩu nướng không khói bạn cần đặc biệt chú ý để có thể dự tính chính xác số vốn mở một quán lẩu nướng của riêng mình.

Giải đáp những thắc mắc khi mở quán lẩu nướng 

1. Có thể tìm kiếm những kinh nghiệm kinh doanh nướng lẩu ở đâu? 

Có rất nhiều nguồn để bạn có thể tìm thấy những kinh nghiệm mở quán lẩu nướng không khói. Có thể là từ trên các mạng xã hội; các hội nhóm, diễn đàn chia sẻ kiến thức ngành; các buổi giao lưu với các doanh nhân thành công trong lĩnh vực này,…

Một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn nữa là theo dõi MISA CukCuk – nơi cập nhật liên tục những thông tin và kiến thức xoay quanh lĩnh vực F&B.

2. Mở quán lẩu nướng nên chuẩn bị những gì? Bất kể bạn kinh doanh gì hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu, phân tích thị trường, xác định tập khách hàng tiềm năng đẻ nắm bắt vị trí của mình và lựa chọn được mô hình phù hợp nhất. Sau đó hãy chuẩn bị vốn đầu tư và một bản kế hoạch là bạn có thể bắt đầu kinh doanh quán lẩu nướng không khói được rồi.

Bài viết liên quan
Xem tất cả